MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÀ NẴNG (Trang 111 - 116)

Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn trong năm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của người lao động có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng đưa ra một số hàm ý cho các nhà quản lý có thể cải thiện mức độ hài lòng công việc bằng cách cải thiện đánh giá đối với từng chỉ tiêu. Một số gợi ý từ kết quả nghiên cứu này như sau:

5.2.1. Vấn đề về đào tạo và thăng tiến

Để nâng cao mức độ hài lòng công việc cần nâng cao mức độ hài lòng với

nhân tố “đào tạo và thăng tiến”. Công ty cần có kế hoạch quy hoạch cán bộ lâu dài, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu trong tình hình đổi mới. Cơ chế thăng tiến trong công ty cần dựa trên thành tích thực tế của người lao động, phải tạo ra động lực cạnh tranh lành mạnh giữa các người lao động với nhau. Cơ hội tạo ra giữa các cá nhân với nhau phải đảm bảo yếu tố công bằng, cụ thể:

Công ty nên tổ chức cho đi đào tạo người lao động có triển vọng phát triển đã được quy hoạch và cũng cần thực hiện các chính sách đào tạo như thực hiện các buổi, các lớp đào tạo ngắn hạn cho một nhóm người lao động hoặc cũng có thể hỗ trợ học phí một phần hoặc toàn phần cho người lao động chọn học các lớp đào tạo kiến thức phục vụ cho công việc.

Quy hoạch cử đi đào tạo phải đúng chuyên môn, đúng người, đúng việc, nên chú ý đến kết quả đào tạo và sau khi đào tạo đối với người lao động .

Công ty chú ý đến chính sách thăng tiến của người lao động đó là đề bạt cán bộ quản lý phải dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn, công bằng, không thiên vị, tình cảm riêng tư.

Công ty tạo cơ hội phát triển cho người lao động: tạo ra một môi trường làm việc với cơ hội thăng tiến rộng mở. Thay vì tìm cách sa thải những người lao động có điều kiện hạn chế như trình độ học vấn tương đối thấp, tuổi hơi cao, kỹ năng làm việc kém… có thể sắp xếp cho họ một vị trí công việc với yêu cầu thấp hơn. Điều này giúp công ty tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có, đồng thời tạo dựng được lòng trung thành từ người lao động, xuất phát từ một niềm tin rằng lãnh đạo sẽ không rời bỏ họ.

Công ty phải tập trung nhiều hơn đến các chương trình đào tạo của mình. Đào tạo không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn công việc mà còn phải bao gồm đào tạo về kỹ năng quản lí, giao tiếp, thương lượng, giải quyết vấn đề, quản lí thời gian… Nó không chỉ giúp người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại mà còn giúp họ làm tốt hơn cũng như trang bị cho họ những kiến thức cần thiết cho sự thăng tiến.

Cuối cùng, công ty phải chứng minh cho người lao động thấy những người có năng lực và nỗ lực trong công việc sẽ được tạo điều kiện để thăng tiến. Khi có vị trí quản lý trống hay mới trong công ty cần ưu tiên xem xét những người đã nỗ lực đóng góp cho công ty hơn là tuyển người quản lý mới từ bên ngoài.

5.2.2. Vấn đề về điều kiện làm việc

Để nâng cao mức độ hài lòng công việc cần nâng cao mức độ đánh giá của người lao động đối với nhân tố “điều kiện làm việc”, công ty cần tạo môi trường văn hóa, văn minh, hiện đại, tạo điều kiện phát huy tinh thần đoàn kết gắn bó, trách nhiệm cao của mỗi thành viên công ty trong mối quan hệ hoạt động nhằm nâng cao uy tín của mỗi bộ phận.

5.2.3. Vấn đề về quan hệ đồng nghiệp

Để nâng cao mức độ hài lòng công việc cần nâng cao mức độ đánh giá của người lao động đối với nhân tố “đồng nghiệp”, việc này đòi hỏi cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng tinh thần hợp tác trong các bộ phận của công ty. Người lao động phải tạo ra sự thân thiện và tin cậy lẫn nhau trong quan hệ đồng nghiệp trong công việc. Công ty tạo mọi điều kiện cho người lao động tham gia và chấp hành nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ theo quy định, tạo mọi điều kiện để các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi nhau để cùng tiến bộ.

Trong quá trình xử lý công việc, người lao động trong công ty phải nghiêm túc thực hiện quy chế phối hợp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất.

Giao tiếp với đồng nghiệp: Phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; phải thể hiện sự đúng mực, thái độ chân thành, có tinh thần đoàn kết, phối hợp công việc trên cơ sở đồng chí, đồng nghiệp, sẵn sang chia sẻ và giúp đỡ khi gặp khó khăn.

Công ty cần tạo ra một môi trường mà ở đó các người lao động có thể tự do giao tiếp, trao đổi và chia sẻ để nâng cao mối quan hệ và gần gũi với nhau hơn, cùng giúp nhau hoàn thành công việc.

5.2.4. Vấn đề về thu nhập

Công ty cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa mức độ hài lòng của người lao động đối với vấn đề Thu nhập, cụ thể như sau:

Về chính sách tăng lương: Công ty nên có chế độ lương công bằng, đánh giá chính xác năng lực làm việc, chú ý vấn đề định kỳ tăng lương bằng hình thức điều chỉnh mức khoán chỉ tiêu và hệ số lương cho các phòng ban, bộ phận phù hợp và cũng nên chi trả phụ cấp thâm niên công tác. Xét kết quả công tác hàng năm của người lao động , bình chọn để nâng lương trước thời hạn một cách công bằng nhằm động viên người lao động làm việc. Vấn đề quan trọng là người lãnh đạo phải có một phương thức và hệ thống đánh giá công bằng và khách quan đối với năng lực làm việc của người lao động để chi trả một mức lương và thưởng hợp lí.

Về chế độ tiền thưởng: ngoài việc thưởng nóng, thưởng tổng kết và các ngày lễ tết, công ty nên thưởng định kỳ theo quý, tháng cho từng bộ phận khi họ làm vượt kế hoạch, có sáng kiến hay, đột phá.

5.2.5. Vấn đề về phúc lợi

Các khoản phúc lợi cần được công ty chú trọng và xem nó là yếu tố tạo nên sức cạnh tranh nhằm lôi kéo người lao động gắn bó lâu dài với công ty. Công ty cần tạo ra một môi trường làm việc có tính cạnh tranh nhưng vẫn luôn chia sẻ với người lao động một tương lai gắn bó lâu dài giữa công ty và người lao động, cho người lao động thấy một cơ hội làm việc lâu dài tại công ty. Công ty nên có các chính sách khuyến khích người lao động bằng khen thưởng để người lao động thấy đóng góp của người lao động đối với công ty được đền đáp xứng đáng. Hơn nữa, công đoàn của công ty cần hoạt động mạnh mẽ hơn, các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động cần có tiếng nói hơn để bảo vệ cho người lao động .

5.2.6. Vấn đề về đặc điểm công việc

Để nâng cao mức độ hài lòng với công việc đầu tiên cần quan tâm đến yếu tố

“đặc điểm công việc”. Cách bố trị người lao động phải phù hợp với năng lực chuyên môn của người lao động, công việc phải tạo ra tính thách thức vừa phải nhưng có tính chất kích thích. Việc tạo ra môi trường làm việc có sự hợp tác lẫn nhau cần xây dựng những quy trình làm việc ngày một hoàn thiện, có sự phân công

công việc rõ ràng và đòi hỏi tính hợp tác giữa những người lao động với nhau, giữa những bộ phận trong công ty với nhau. Công ty cần giao cho người lao động của mình những công việc phù hợp với năng lực và thế mạnh của họ, phải giúp họ hiểu rõ công việc họ đang làm, phải cho họ thấy được tầm quan trọng của công việc họ đang thực hiện cũng như cho phép họ được quyền quyết định một số công việc nằm trong năng lực của họ, có như vậy họ mới tiếp tục thể hiện năng lực cá nhân và chịu trách nhiệm về công việc được giao.

Người lao động không thể có sự hài lòng cao nếu họ chưa thực sự hiểu rõ được bản chất công việc của họ và mối quan hệ giữa công việc họ đang làm và công việc của các đồng nghiệp. Khi người lao động mới vào đảm nhận công việc, công ty cần phải dành thời gian nhất định để giới thiệu về hoạt động chung của toàn công ty, hoạt động của từng phòng ban và quan trọng nhất là công việc của người lao động đó phải có mối quan hệ của công việc này với công việc của các phòng, ban khác cũng như tầm quan trọng của công việc này. Công ty nên truyền đạt cho người lao động của mình nhận thức được rằng mỗi vị trí công việc trong công ty đều có tầm quan trọng nhất định đối với hoạt động chung của toàn công ty.

Công ty nên thường xuyên tham khảo ý kiến của người lao động trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, chia sẻ những thông tin trong chuyên môn để người lao động thấy được mối lien quan giữa công việc họ đnag làm và kết quả mà công ty đang đạt được. Có như vậy, người lao động sẽ cảm thấy mình được coi trọng, cảm thấy trong sự phát triển của công ty luôn có phần đóng góp nào đó của mình.

Công ty nên thường xuyên tạo sự đổi mới trong công việc, luân chuyển vị trí công tác kết hợp với hướng dẫn người lao động thực hiện công việc của nhau nhằm giúp tìm lại cảm giác hứng khởi, thúc đẩy tinh thần học hỏi của cấp dưới và dự trù một nguồn lực thay thế khi có biến động về nhân sự. Với việc mở rộng kiến thức và khả năng như vậy, người lao động sẽ cảm thấy mình thực sự thành công.

5.2.7. Vấn đề về quan hệ cấp trên

Để nâng cao mức độ hài lòng công việc Công ty cần chú ý đến yếu tố lãnh

đạo, các lãnh đạo tại các bộ phận cần có định hướng với phong cách lãnh đạo dân chủ thay cho phong cách độc đoán. Người lãnh đạo tạo ra sự tin tưởng và hỗ trợ người lao động trong công việc, đối xử công bằng với các người lao động khác nhau.

Công ty cần tăng cường giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới. Tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và thoải mái mà ở đó người lao động có thể có được sự quan tâm, chia sẻ từ lãnh đạo của mình.

Cấp trên phải là một người thực sự có năng lực, tạo điều kiện tốt cho người lao động của mình hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Ngoài ra, cấp trên cũng nên cho người lao động của mình quyền quyết định cách thức thực hiện công việc và nhiệm vụ của mình để người lao động cảm thấy được tin tưởng, nhận ra trách nhiệm của mình.

Ngoài quan tâm đến việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của người lao động thì cấp trên nên có sự quan tâm và chỉa sẻ với người lao động về những khó khăn trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến công việc, thực sự quan tâm và sẵn sàng bảo vệ người lao động khi cần thiết để người lao động thoải mái và tự tin thực hiện công việc của mình. Cấp trên phải đánh giá cách thức hoàn thành công việc chứ không nên chỉ đánh giá kết quả công việc.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÀ NẴNG (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w