PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .1 Đặc điểm chung
Nhượng bạn ngày xưa (nay xã Cẩm Nhượng), là bờ cát chạy dọc từ núi thiên cầm đến mũi gò cửa biển. Diện tích ước chừng 2km2. Cẩm Nhượng có tọa độ địa lý từ 18010’06” đến 18011’05” độ vĩ Bắc và 106005’45” đến 106007’05”
độ kinh Đông. Như vậy Cẩm Nhượng ở phía đông nam huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; phía bắc giáp thị trấn Thiên Cầm phía tây giáp sông Lạc Giang, nam giáp xã Cẩm Lĩnh, phía đông giáp biển Yến Hải còn gọi là biển Én.
Phía bắc giáp Biển Đông Phía nam giáp xã Cẩm Lĩnh Phía tây giáp Thị trấn Thiên Cầm Phía đông giáp Biển Đông
3.1.2 Đặc điểm tự nhiên
3.1.2.1 Đặc điểm đất đai và địa hình a) Đặc điểm đất đai
Theo tài liệu điều tra về nông hóa thổ nhưỡng của tỉnh Hà Tĩnh năm 1971 và các cuộc điều tra bổ sung của huyện Cẩm Xuyên thì đất đai của xã gồm các nhóm sau:
- Đất cồn cát, bãi cát ven biển: Chủ yếu tập trung ở phía bắc của xã, có diện tích khoảng 250ha. Nhóm đất này không thích hợp với sản xuất nông nghiệp mà chỉ hợp với trồng cây lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Đất mặn chua có thành phần cơ giới thịt trung bình nặng, nhóm đất này tập trung phía nam của xã có diện tích khoảng 27,13ha. Nhóm đất này chỉ thích hợp với trồng cây lâu năm.
b) Đặc điểm địa hình
Cẩm Nhượng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình của xã giao động từ 1,2 – 2,2m so với mực nước biển. Với địa hình tương đối thấp trên cho ta thấy được điều kiện khó khăn trong việc bố trí khu dân cư, các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn mà nhất là vào mùa mưa lũ.
3.1.2.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn a) Đặc điểm khí hậu
Cẩm Nhượng là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm trên 2000ml, vào mùa này thường có gió bão kèm theo mưa lớn, đây cũng là mùa ngập lụt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 đây là mùa nắng gắt có gió tây nam nóng và khô, lượng nước bốc hơi lớn đặc biệt là vào tháng 6 đến tháng 8 lượng mưa chỉ đạt 8 – 12% tổng lượng mưa cả năm.
Chế độ nhiệt: Từ tháng 4 - 9 nhiệt độ trung bình cao từ 28 – 360C, đặc biệt là tháng 7 nhiều khi nhiệt độ lên đến 390C. Cộng với gió lào, nắng tháng 8 rám trái bưởi. Từ cuối tháng 9 đến tháng 4 năm sau nhiệt độ bình quân 27 – 280C, có những tháng nhiệt độ xuống thấp từ 8 – 140C (chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn). Thời tiết lạnh bởi những đới cao áp lạnh lục địa tràn xuống ta thường gọi là gió mùa đông bắc tràn về. Trong những tháng nóng, ẩm độ không khí chỉ 40 – 50%. Trong những tháng mưa nhiều ẩm độ không khí từ 90 – 100%.
b) Đặc điểm thủy văn
Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng rất lớn 123,70ha chiếm 44,64% tổng diện tích tự nhiên. Xã có sông Lụi chảy dọc theo ranh giới về phía Nam với chiều dài khoảng 1,75km, đây là con sông chính chảy ra biển của huyện Cẩm Xuyên nói chung và xã Cẩm Nhượng nói riêng.
Nguồn nước ngầm của xã khá phong phú, mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong năm. Trung bình từ 2m đến 4m, chất lượng nước tương đối tốt, khai thác lên có thể đưa vào sử dụng được.
3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất
Xã Cẩm Nhượng là xã ven biển, đất ở đây chủ yếu đất cồn cát, bãi cát ven biển. Nhóm đất này không thích hợp với sản xuất nông nghiệp mà chỉ hợp với trồng cây lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước lợ. Còn đất mặn chua có thành phần cơ giới thịt trung bình nặng chỉ chiếm một phần nhỏ nó thích hợp với trồng cây lâu năm. Do đó diện tích đất nông nghiệp ở đây chỉ chiếm 25%, trong khi đó diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tới 71,4%. Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất nuôi trồng thủy sản chiếm phần lớn. Cụ thể đó là 34,01% (năm 2007).
Qua bảng ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên không có sự thay đổi qua 3 năm do không có sự phân chia lại ranh giới hành chính. Diện tích đất nông nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm từ 69,28ha (chiếm 25%) năm 2007 giảm xuống 63,29 (chiếm 22,84%) năm 2009. Trong khi đó diện tích đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu là diện tích đất chuyên dùng. Sự tăng lên này chính là từ sự giảm của diện tích nông nghiệp và một phần của diện tích đất chưa sử dụng. Có điều này là do diện tích đất dành cho giao thông và thủy lợi cũng như các công trình công cộng ngày càng tăng.
Diện tích đất chưa sử dụng rất ít chỉ chiếm khoảng 2,7% (2009) trong tổng quỹ đất đai của xã và đang giảm đi, điều đó chứng tỏ xã đã sử dụng triệt để quỹ đất đai của mình.
Từ một số chỉ tiêu trong bảng tình hình phân bố và sử dụng đất đai cho ta thấy bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ và đất nông nghiệp/lao động nhìn chung là nhỏ và ngày càng giảm đi.
Bảng 3.1. Tình hình phân bố đất đai của xã Cẩm Nhượng qua 3 năm 2007-2009
Mục đích sử dụng đất Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ phát triển (%)
DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 08/07 09/08 BQ I. Tổng diện tích tự nhiên 277,13 100,00 277,13 100,00 277,13 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Diện tích đất nông nghiệp 69,28 25,00 67,46 24,34 63,29 22,84 97,37 93,82 95,58 a) Đất trồng cây lâu năm 12,60 18,19 12,93 19,17 12,93 20,43 102,62 100,00 101,30
b) Đất lâm nghiệp 25,00 36,08 25,00 37,06 25,00 39,50 100,00 100,00 100,00
c) Đất NTTS 23,56 34,01 22,56 33,44 20,71 32,72 95,76 91,80 93,76
d) Đất nông nghiệp khác 8,12 11,72 6,97 10,33 4,65 7,35 85,84 66,71 75,67
2. Diện tích đất phi nông nghiệp 197,87 71,40 200,69 72,42 206,37 74,46 101,43 102,83 102,13
a) Đất khu dân cư 67,47 34,10 68,15 33,96 69,63 33,74 101,01 102,17 101,59
b) Đất chuyên dùng 130,40 65,90 132,54 66,04 136,74 66,26 101,64 103,17 102,40
3. Diện tích đất chưa sử dụng 9,98 3,60 8,98 3,24 7,47 2,70 89,98 83,18 86,52