Công trình phúc lợi

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác hải sản gần bờ của các hộ ngư dân xã cẩm nhượng, huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 46 - 53)

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

IV. Công trình phúc lợi

1. Trường học Trường 2

Cấp 1 Phòng 20

Cấp 2 Phòng 19

Cấp 3 Phòng 0

2. Nhà trẻ mẫu giáo Cái 1

3. Trạm y tế Cái 1

4. Nhà làm việc xã Cái 1

5. Bưu điện Cái 1

(Nguồn: Ban thống kê xã Cẩm Nhượng)

3.1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xã Cẩm Nhượng

Sự phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu lớn nhất, bao quát nhất và quan trọng nhất trong quá trình phát triển. Nó được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch về cơ cấu giá trị sản phẩm giữa các ngành theo hướng sản xuất hàng hoá.

Qua bảng 3.4, ta thấy tổng giá trị sản xuất của xã Cẩm Nhượng tăng 3,38% /1 năm và có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2007 tổng giá trị sản xuất đạt 68508 tr.đ, năm 2008 đạt 70351 tr.đ, năm 2009 đạt 73217 tr.đ.

Tuy nhiên bình quân giá trị sản xuất trên một hộ lại giảm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng hộ nhanh hơn tốc độ tăng gí trị sản xuất. Tuy nhiên giá trị sản xuất/nhân khẩu lại tăng 0,88%/năm.

Qua bảng ta thấy tổng giá trị sản xuất của xã qua 3 năm đều tăng. Có điều này đó là do được sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như người dân đã tích cực sản xuất. Trong tổng giá trị sản xuất của xã thì giá trị thu được từ nông nghiệp chiếm đến 71,22% tổng giá trị sản xuất (48788 triệu đồng năm 2007), ta thấy rằng qua 3 năm nếu xét về số tuyệt đối thì giá trị sản xuất nông nghiệp của xã có tăng nhưng nếu xét về số tương đối thì lại giảm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm đó là do sự giảm sút của ngành chăn nuôi và ngành KTHS.

Tỷ trọng ngành trồng trọt của xã chiếm cơ cấu rất bé 5,06% năm 2009, đó là do diện tích đất để trồng trọt của xã rất ít. Ngành chăn nuôi của xã tuy có đóng góp nhiều hơn ngành trồng trọt. Mặc dù vậy ngành này của xã vẫn chủ yếu trong các hộ gia đình nông dân. Việc chăn nuôi ở đây là đơn lẻ, rải rác trong các hộ dân với quy mô nhỏ nhằm tận dụng các thức ăn thừa và sử dụng lao động nhàn rồi trong dân, thực phẩm, phân bón phục vụ sản xuất. Hơn nữa qua 3 năm xét theo số tương đối thì ngành chăn nuôi có xu hướng giảm vì trong những năm qua dịch bệnh diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu ngăn chặn được do đó người dân sợ rủi ro nên không dám nuôi nhiều.

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Cẩm Nhượng qua 3 năm 2007-2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ phát triển (%)

SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 08/07 09/08 BQ A. Tổng giá trị sản xuất 68508 100,00 70351 100,00 73217 100,00 102,69 104,07 103,38 I. GTSX NN – Thủy sản 48788 71,22 48434 68,85 50212 68,58 99,27 103,67 101,45

1. Trồng trọt 2310 4,74 2360 4,87 2539 5,06 102,16 107,58 104,84

2. Chăn nuôi 7231 14,82 7152 14,77 7345 14,63 98,91 102,70 100,79

3. Thủy sản 39247 80,44 38922 80,36 40328 80,31 99,17 103,61 101,37

- KTHS 38516 98,14 36771 94,47 39019 96,75 95,47 106,11 100,65

II. GTSX CN – TTCN 11531 16,83 12278 17,45 13152 17,96 106,48 107,12 106,80

III. GTSX TN – DV 8189 11,95 9639 13,70 9853 13,46 117,71 102,22 109,69

B. Chỉ tiêu BQ

- GTSX/ khẩu 6,72 - 6,71 - 6,84 - 99,91 101,87 100,88

- GTSX/ Lao động 12,10 - 11,98 - 12,55 - 99,02 104,72 101,83

GTSX/hộ 28,37 - 27,63 - 27,77 - 97,41 100,48 98,93

(Nguồn Ban Thống kê xã Cẩm Nhượng)

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã thì ngành thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn 39247 triệu đồng chiếm 80,44% giá trị sản xuất của xã (năm 2007).

Trong đó KTHS chiếm tới 98,14%. Điều này cho thấy KTHS đóng góp vào giá trị sản xuất của xã một số lượng không nhỏ. Tuy nhiên tỷ trọng ngành này có xu hướng giảm dần. Đặc biệt năm 2008 giá trị sản xuất từ KTHS giảm do mùa vụ cá và thời tiết không thuận lợi cho ngư dân. Trong thời gian qua tình hình giá dầu liên tục tăng và không ổn định, nguồn lợi hải sản ngày càng giảm do đó giá trị của ngành KTHS ngày càng giảm.

Trong những năm gần đây thu từ tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong xã là tương đối lớn vì hàng năm xã có nguồn ngoại tệ lớn từ việc xuất khẩu lao động và từ các nghề phụ của xã. Mặc dù vậy thu từ CN – TTCN, TM – DV chỉ chiếm 17,96%, 13,46% trong tổng giá trị sản xuất của xã (2009), bình quân tăng 6,80% /năm đối với ngành CN - TTCN và 9,69% đối với ngành TM - DV.

3.1.3.5 Phong tục tập quán

Ở xã Cẩm Nhượng có các Lễ hội lớn tổ chức hàng năm như sau:

* Hội Hạ Thủy

- Thời gian: Sau Tết Nguyên đán.

- Đặc điểm: Nhân dân trong vùng tổ chức lễ hạ thủy, cầu thần biển giúp cho ngư dân thuận buồm xuôi gió và hứa hẹn một mùa đánh bắt được nhiều tôm cá..

* Hội đua thuyền

- Thời gian: Mồng 4 Tết nguyên đán và các ngày lễ lớn trong năm.

- Đặc điểm: Hội đua thuyền được tổ chức nhằm chọn ra những tay đua cừ khôi và rèn luyện sức khỏe cho dân vùng sông nước; đồng thời là truyền thống của nhân dân địa phương để cầu yên xóm làng.

* Hội Nhượng bạn

- Thời gian: 30/6 âm lịch.

- Đặc điểm: Dựng đàn lễ ở bên sông, dâng hương, cầu khấn.

* Cờ người : tổ chức từ 2 tết -> đến sáng mùng 5

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài chọn xã Cẩm Nhượng làm điểm nghiên cứu bởi:

Đây là vùng đất có nghề biển từ lâu đời và truyền từ đời này sang đời khác, có trên 75% số dân lấy nghề khai thác và chế biến hải sản làm nghề chính.

KTHS ở địa phương đã có những chuyển biến mạnh, nâng cao thu nhập cho người dân tuy nhiên lao động vẫn còn bảo thủ, trì trệ, sản xuất nhỏ lẻ và cục bộ, kỹ thuật khai thác còn lạc hậu, ngư dân đầu tư vốn chưa đúng mục đích hoặc xác định nghề trên đội thuyền chưa đúng mùa vụ do đó hiệu quả chưa cao.

Hiện nay trong toàn xã có 17 thôn xóm và hầu hết các thôn đều có hộ KTHS tuy nhiên trong đề tài nghiên cứu này do thời gian có hạn nên chỉ tập trung vào 6 thôn xóm đó là: Hy Dy, Lâm Hoãn, Nguyễn Năm, Phúc Yên, Tân Dinh và Tân Hải vì đây là các thôn có nhiều HND KTHS gần bờ, có nhiều loại tàu thuyền có công suất và có các nghề KTHS khác nhau. Sau đó tiến hành phân hộ theo tiêu chí nghề KTHS và công suất tàu. Nếu theo nghề KTHS thì sẽ tiến hành điều tra 20 hộ nghề câu, 20 hộ nghề mành đèn và 20 hộ thả bóng cá. Nếu theo công suất tàu thì điều tra 20 tàu công suất < 20CV, 40 tàu công suất từ 20 - 50 CV.

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu

- Tài liệu thứ cấp: Gồm các số liệu thông tin chung về các HND, số liệu thống kê về sản lượng, một số yếu tố trong KTHS gần bờ trong những năm trước. Tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các báo cáo của xã trong ba năm 2007, 2008, 2009.

- Tài liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra các HND, phân tích một số vấn đề hiện trạng KTHS gần bờ và các yếu tố ảnh hưởng tới HQKT KTHS gần bờ của các HND.

Các chỉ tiêu điều tra như: Các chỉ tiêu về chi phí vật chất, chi phí lao động, năng suất khai thác, ngoài ra các biểu mẫu điều tra còn bao gồm các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm cơ bản của HND .

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin

- Các tài liệu sau khi thu thập được tổng hợp theo phương pháp phân tổ thống kê, phân tích kinh tế, so sánh.

- Số liệu được xử lý trên phần mềm exel.

3.2.4 Phương pháp phân tích

3.2.4.1 Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hoá và phân tích vấn đề nghiên cứu. Với các phương pháp phân tổ, sử dụng các số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để so sánh và phân tích thấy được mối quan hệ của các yếu tố như năng suất, sản lượng, chi phí… qua đó đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất.

3.2.4.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh về sản lượng, năng suất, chi phí, các chỉ tiêu về kết quả và HQKT KTHS gần bờ giữa các nghề khai thác cũng như giữa các nhóm tàu với nhau.

3.2.4.3 Phương pháp phân tích SWOT

Đề tài sử dụng ma trận SWOT để đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu trong KTHS gần bờ của HND cũng như những cơ hội và thách thức. Qua đó làm cơ sở cho việc phân tích và đưa ra các giải pháp giúp cho các hộ nâng cao HQKT KTHS gần bờ.

3.3 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Từ cơ sở khoa học của HQKT và các yêu cầu nghiên cứu HQKT của KTHS gần bờ, tôi lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp sau:

- Kết quả KTHS gần bờ + Giá trị sản xuất (GO):

Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm trên một tàu thuyền GO = ∑

= n i

Pi Qi

1

. Trong đó: - Qi: Khối lượng sản phẩm loại i.

- Pi: Đơn giá sản phẩm loại i.

+ Chi phí trung gian (IC):

Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

IC = ∑

= n i

Ci Ii

1

. Trong đó: - Ii: Số đầu vào thứ i đã sử dụng.

- Ci: Đơn giá đầu vào thứ i đã sử dụng.

+ Giá trị gia tăng (VA):

Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, tức là giá trị tăng thêm của sản xuất khi sản xuất trên một tàu thuyền.

VA = GO – IC

+ Thu nhập hỗn hợp (MI):

Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của lao động và lợi nhuận khi sản xuất trên một tàu thuyền.

MI = VA - [A + T + Lao động thuê nếu có]

Trong đó: - A: Khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ khác.

- HQKT KTHS gần bờ

+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Giá trị sản xuất/ đồng chi phí trung gian Giá trị gia tăng/ đồng chi phí trung gian Thu nhập hỗn hợp/ đồng chi phí trung gian + Hiệu quả sử dụng lao động

Giá trị sản xuất/ công lao động Giá trị gia tăng/ công lao động Thu nhập hỗn hợp/ công lao động

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác hải sản gần bờ của các hộ ngư dân xã cẩm nhượng, huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w