PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN GẦN BỜ
4.2.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên 4.2.1.1 Mùa vụ khai thác
Mùa vụ khai thác có ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng và năng suất trong KTHS của các tàu thuyền ra khơi. Nếu xác định đúng được mùa vụ khai thác ngư dân có thể đánh bắt được lượng lớn hải sản nếu không thì sẽ cho sản lượng thấp. Nước ta có những điều kiện khí hậu và thời tiết thay đổi khác nhau từ miền Bắc tới miền Nam nên mỗi vùng có những mùa vụ khai thác khác nhau. Biển Cẩm Nhượng mang đầy đủ tính chất của vùng biển vịnh Bắc Bộ; trữ lượng cũng như khả năng KTHS chịu ảnh hưởng rất lớn vào hai mùa gió thịnh hành: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam tạo ra hai mùa KTHS chính trong năm vụ cá Bắc và vụ cá Nam. Do vậy ngư dân cần phải xác định đúng mùa vụ khai thác để có thể đạt kết quả cao trong quá trình đánh bắt. Năm 2008 do không xác định được mùa vụ cá mực nên sản lượng khai thác đã giảm làm cho đời sống ngư dân gặp nhiều khó khăn.
4.2.1.2 Ngư trường hoạt động
Ngư trường khai thác là nơi có các quần thể cá (hay hải sản khác) tập trung tương đối ổn định, việc tiến hành khai thác tại đây luôn đạt sản lượng cao. Do đó nếu biết trước ngư trường khai thác thì ngư dân có thể nâng cao sản lượng KTHS của mỡnh. Hiện nay hội nụng dõn theo dừi những thụng tin ngư trường khai thác do sở thủy sản gửi về theo từng vụ để có thể khai thác và nâng cao HQKT. Tuy nhiên thông tin về ngư trường tới tay ngư dân đánh bắt thường chậm đã làm giảm năng suất khai thác của các HND. Do thế trong thời gian tới cần phải có những biện pháp tốt hơn để thông tin có thể tới nhanh hơn và kịp thời để các HND có thể KTHS đạt hiệu quả hơn.
4.2.1.3 Thời tiết
Các ngành thuộc khối nông nghiệp thường phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên vì đối tượng sản xuất là các cây con và ngành KTHS cũng vậy.
Đối với ngành KTHS thì thời tiết có ảnh hưởng rất lớn tới số lần đi khai thác của các HND. Nếu năm nào mưa bão nhiều ngư dân không thể đi biển do đó sản lượng đánh bắt sẽ giảm. Không những thế thời tiết không thuận lợi còn có thể gây thiệt hại cho ngư dân về vật chất và cả tính mạng con người. Vì biển là một môi trường chứa nhiều nguy hiểm, ở đó con người cô độc và phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Do đó nếu còn có mưa bão thì con người khó có thể chống chọi lại được.
4.2.2 Nhóm yếu tố về đặc điểm kĩ thuật của tàu 4.2.2.1 Tuổi tàu
Tuổi của tàu có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Nếu tàu có số năm sử dụng càng lớn thì doanh thu tạo ra càng nhỏ và ngược lại. Điều này có thể giải thích bởi lý do khi các tàu có thời gian sử dụng dài, chất lượng tàu không còn tốt, nên chủ tàu thường không mạnh dạn chở và lấy nhiều dầu để vươn khơi.
Hơn nữa các tàu có tuổi lớn thường không đảm bảo an toàn khi đi trên biển
đặc biệt là lúc trời có mưa bão. Hiện nay ở xã số lượng tàu thuyền có thời gian sử dụng đã lâu cũng khá nhiều tuy vậy ngư dân vẫn không dám đầu tư mua tàu mới vì không đủ vốn. Bên cạnh đó thời gian vừa qua giá dầu không ổn định sản lượng khai thác ngày càng thấp do đó ngư dân không dám đầu tư mua tàu thuyền mới mà vẫn dùng các tàu thuyền cũ.
4.2.2.2 Công suất của tàu
Tàu có công suất càng lớn thì có thể khai thác xa hơn và những vùng đó cũng có nhiều nguồn hải sản hơn vì vậy sản lượng thu được cũng cao hơn.
Trong phần trên ta thấy rằng các tàu có công suất máy từ 20 – 50 CV có sản lượng cao hơn các tàu thuyền có công suất dưới 20 CV. Không những thế thu nhập của các tàu thuyền có công suất ở mức này mang lại thu nhập cao hơn so với số tàu thuyền có công suất dưới 20CV.
4.2.3 Nhóm yếu tố về đặc điểm nghề khai thác 4.2.3.1 Ngư cụ
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng ngư cụ thô sơ như là lao, tên, móc, v.v.. làm từ các vật liệu sẵn có như: đá, xương, vỏ sò, răng động vật,...để khai thác thuỷ sản. Sau đó ngư cụ được cải tiến thêm một bước mang tính chủ động hơn như: câu, lờ, lọp, v.v... Sự xuất hiện lưới là bước tiến quan trọng trong hoạt động khai thác. Nhờ đó mà một số ngư cụ mới được ra đời, như:
lưới rê, lưới đăng; và một số ngư cụ đánh bắt có tính chủ động như: lưới chụp, lưới nâng, lưới vây, lưới kéo. Ngoài ra, việc cơ giới hoá vào nghề đánh bắt (tời thu lưới) cũng làm giảm rất nhiều công sức cho ngư dân. Hoạt động khai thác hiện đại đặc trưng bởi sự phát triển nhanh chóng của các phương pháp đánh bắt chủ động. Tuy vậy, mỗi loại ngư cụ chỉ hoạt động hiệu quả trong một số điều kiện nhất định mà thôi, do đó trong quá trình khai thác cần phải chú ý để có thể khai thác đạt sản lượng cao mà không ảnh hưởng tới nguồn hải sản chưa trưởng thành.
4.2.3.2 Kỹ thuật khai thác
Kỹ thuật khai thác có ảnh hưởng lớn tới KTHS. Đối với loại ngư cụ có cách sử dụng và áp dụng trong khai thác khác nhau. Hiện tại ngư dân có kỹ thuật khai thác khá thấp, trình độ văn hóa không cao, khai thác chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm. Vì vậy, khi có tiến bộ hay các ngư cụ mới thì việc tiếp thu các kiến thức và kỹ thuật khai thác của ngư dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó nếu nắm vững kỹ thuật khai thác có thể giúp ngư dân khai thác được tốt hơn.
4.2.4 Nhóm yếu tố về lao động và quản lí 4.2.4.1 Đặc điểm về chủ tàu
Chủ tàu là người nắm giữ mọi quyền hành trên tàu do đó người này phải có trình độ và kỹ thuật như thế mới có thể điều khiển được tàu thuyền trên biển rộng bao la và chỉ huy lao động của mình làm tốt cũng như hướng dẫn họ trong quá trình KTHS. Hiện nay các chủ tàu thuyền ở xã còn có trình độ thấp và kỹ năng KTHS còn chưa cao chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm là chính do vậy thu hoạch từ KTHS vẫn thấp.
4.2.4.2 Lao động trên tàu
Ngoài chủ tàu, các lao động trên tàu tham gia khá nhiều vào công việc khai thác. Nếu như các lao động làm việc không tốt sẽ làm cho sản lượng khai thác không cao. Do đó trong quá trình thuê lao động phải tìm kiếm những lao động có kinh nghiệm khai thác và tích cực. Tuy nhiên hiện nay các lao động được thuê chủ yếu là người quen, những người này thường không có kỹ thuật khai thác vì vậy khi KTHS sản lượng không được cao.
4.2.5 Nhóm yếu tố về thị trường 4.2.5.1 Dịch vụ cho khai thác hải sản
Các dịch vụ phục vụ KTHS bao gồm: Cung ứng nhiên liệu theo đúng giá Nhà nước quy định tại đất liền; cung cấp nước ngọt miễn phí; sửa chữa
tàu thuyền miễn phí tiền công; bố trí nơi nghỉ ngơi cho tàu thuyền vào tránh trú bão; chăm sóc y tế; cung ứng lương thực, thực phẩm bằng giá mua tại đất liền; trao đổi. Những dịch vụ này nếu có thể thực hiện tốt thì có thể giúp cho các HND yên tâm hơn khi KTHS, không phải lo sợ nhiều về các vật phẩm để bảo quản hải sản cũng như là khâu lương thực trong những ngày đi biển.
4.2.5.2 Thị trường đầu vào
Đây là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới doanh thu của HND vì nếu chi phí đầu vào cao thì thu nhập mà người ngư dân nhận được sẽ thấp.
Đối với nghề KTHS đầu vào quan trọng đó chính là xăng dầu. Chi phí xăng dầu chiếm tỷ lệ cao nhất trong các chi phí KTHS của hộ. Trong những năm qua giá dầu luôn bất ổn và liên tục tăng. Điều này đã làm cho ngư dân lo lắng và giảm thu nhập của hộ.
4.2.5.3 Thị trường tiêu thụ
Việc KTHS của các HND không chủ động được về thời gian do phải phụ thuộc thời tiết, ngư trường và mùa vụ. Thu hoạch không chủ động nên không theo được biến động của giá thị trường, do đó nhiều khi được mùa giá hải sản lại thấp còn khi mất mùa giá hải sản lại cao. Bên cạnh đó, do sau khi KTHS ở biển về ngư dân bán luôn hải sản ở gò do khó có thể chuyển hải sản đi các nơi khác để bán do giao thông chưa được thuận lợi. Vì vậy ngư dân hiện nay vẫn bị tư thương ép giá nên thu nhập mang lại chưa cao.
4.2.6 Nhóm yếu tố về quản lí nhà nước 4.2.6.1 Các chính sách của Nhà nước
Trong những năm qua Nhà nước đã có những chính sách để khuyến khích và giúp đỡ ngư dân để họ có thể tiếp tục theo nghề KTHS ví dụ như Quyết định 289/QĐ-TTg về việc hỗ trợ tiền xăng dầu, mua mới, đóng mới, thay máy tàu cho ngư dân với mức cao nhất 70 triệu đồng /năm. Điều này đã làm cho ngư dân phấn khởi đầu tư thêm vật chất để khai thác có hiệu quả hơn.
4.2.6.2 Hoạt động của trạm khuyến nông và các tổ, hội khai thác hải sản Công tác tư vấn và tuyên truyền phổ biến về kỹ thuật khai thác và cung cấp thông tin về thị trường còn yếu kém vẫn chủ yếu do nông dân tự tìm hiểu.
Các lớp tập huấn kỹ thuật do sở thủy sản Hà Tĩnh kết hợp với chi hội nông dân của xã tổ chức còn ít và chất lượng chưa cao, đặc biệt là nội dung tập huấn chưa sát với nhu cầu của ngư dân.
Tuy nhiên, Cẩm Nhượng có một lợi thế quan trọng mà không phải xã nào cũng có được đó là sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của chi hội nghề cá xã Cẩm Nhượng. Hội đã giúp đỡ các hộ KTHS trong xã về kỹ thuật khai thác, mùa vụ và ngư trường nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do đây chỉ là những kinh nghiệm của các thành viên trong hội.
4.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP