PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .1 Lịch sử hình thành công ty
3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua
3.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh, Sản phẩm và qui trình công nghệ a. Ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Tín là một pháp nhân hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty cổ phần theo Điều lệ Công ty, Luật Doanh nghiệp và các qui định hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103003062 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 24 tháng 10 năm 2003 với ngành ngề kinh doanh chủ yếu:
- Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm.
- Mua bán các mặt hàng nông sản.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị, hội trợ triển lãm trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt.
- Tư vấn, chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi.
- Sản xuất, mua bán hạt nhựa và các sản phẩm từ nhựa.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc thú y.
- Sản xuất và mua bán phân bón.
b. Đặc điểm sản phẩm của Công ty
- Hệ thống quản lý chất lượng: Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Nhãn hiệu hàng hoá: Hiện nay Công ty đang sử dụng hai nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi là HERO FEED và DRAGO với nhiều sản phẩm khác nhau như: Đậm đặc, hỗn hợp cho lợn, hỗn hợp cho gà, hỗn hợp cho vịt, ngan và cút.
- Vấn đề an toàn vệ sinh: An toàn vệ sinh đối với các sản phẩm là vấn đề được Công ty đặc biệt quan tâm. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh được Công ty thực hiện liên tục và chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào, các khâu sản xuất và cho đến khâu bán hàng:
+ Đối với nguyên liệu: Công ty sử dụng nguồn nguyên liệu nhập từ những nhà cung cấp có tên tuổi, uy tín. Tất cả các nguyên liệu đưa vào sản xuất đều được kiểm tra chất lượng. Nguyên liệu kém chất lượng, đặc biệt nguyên liệu bị ẩm mốc có thể chứa aplatoxin hoặc chứa các chất kích thích sinh trưởng đều tuyệt đối không được Công ty sử dụng.
+Trong quá trình sản xuất: Các khâu trong quá trình sản xuất đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ ở từng công đoạn thực hiện. Hệ thống kiểm tra nguyên liệu được áp dụng để tạo ra mối liên kết giữa các khâu trong quá trình đồng thời phòng tránh nhầm lẫn nguyên liệu sản xuất. Ngoài ra, các quy định về vệ sinh trong quá trình sản xuất cũng được Công ty đặt ra. Công nhân tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được trang bị những kiến thức về vệ sinh an toàn.
Dụng cụ sản xuất được làm vệ sinh thường xuyên và định kỳ theo chế độ riêng cho từng bộ phận trên dây chuyền sản xuất.
+ Đối với thành phẩm: Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được đóng gói trong bao bì kín để đảm bảo vệ sinh.Trong quá trình phân phối sản phẩm, Công ty tổ chức hướng dẫn nhân viên bán hàng và các nhà phân phối phương pháp bảo quản sản phẩm theo đúng yêu cầu của từng loại sản phẩm để tránh tình trạng sản phẩm bị hư hỏng trước hạn sử dụng.
c. Qui trình công nghệ
- Nguyên liệu trước khi đưa vào nhà máy dự trữ sản xuất đều được kiểm tra độ ẩm, độ sạch và chất lượng bằng các thiết bị chuyên dùng. Sau đó, nguyên liệu này được đưa vào kho dự trữ. Tuỳ theo loại nguyên liệu mà vị trữdự trữ khác nhau: nguyên liệu dạng hạt được dự trữ ở các silô; nguyên liệu dạng bột, mảnh được dự trữ ở kho.
- Nghiền nguyên liệu: Các nguyên liệu được đưa vào sản xuất được nghiền trước và đưa vào hệ thống bin khác nhau. Mỗi loại nguyên liệu được chứa vào một bin.
- Định lượng: Các công thức chế biến thức ăn chăn nuôi đều được mã hoá trong hệ thống trung tâm điều khiển. Thành phần và tỷ lệ tham gia sản xuất thức ăn được qui định trước. Qua hệ thống tự động hoá, các nguyên liệu được cân tự động và đưa vào bin chứa tập trung để chuẩn bị trộn.
- Trộn: Nguyên liệu bột hỗn hợp sau khi định lượng xong được đưa vào buồng trộn. Thời gian trộn khoảng 5-6 phút. Trong qúa trình trộn, thành phần nguyên liệu được bổ sung thêm các chất khoáng, phụ gia để nâng cao chất lượng thức ăn.
- Thành phẩm: Nếu thành phẩm ở dạng bột thì sau khi đi qua buồng trộn chính sẽ được đưa qua đóng gói và xuất bán. Nếu thành phẩm ở dạng viên thì hỗn hợp trên được đưa vào hệ thống hơi nóng, sau đó vào hệ thống ép viên. Viên tạo thành được chuyển qua hệ thống sàng tuyển. Những hạt đảm bảo qui cách chất lượng được đưa qua hệ thống làm mát, sấy khô và đưa ra đóng gói tiêu thụ. Những hạt không đảm bảo chất lượng sẽ được đưa qua lại hệ thống ép viên và ép tiếp.
Sơ đồ 3.1 qui trình sản xuất thức ăn chăn nuôi
Nguyên liệu Cân Nghiền
Trộn
Nguyên liệu lỏng Vi lượng
Ép viên Bột
Làm nguội
Sàng
Si lô
Cân
Đóng gói
Bảo quản
Dập vỡ
Sàng
Mảnh
Si lô
Cân
Si lô
Cân
Đóng gói
Bảo quản
Tiêu thụ
Tái chế
Chuyên mục đích sử
dụng Viên + Mảnh lớn
Bột
Đóng gói
Bảo quản Sản phẩm viên + Mảnh
Sản phẩm bột
3.1.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
Trong giai đoạn từ 2006-2009 kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều thay đổi đáng kể gắn liền với vấn đề chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh do “dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Tín” đã đi vào sản xuất năm 2008 cùng với việc đưa quy trình công nghệ mới vào sản xuất.
Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín (2006 – 2009)
TT Chỉ tiêu Đơn
vị 2006 2007 2008 2009 So sánh (∆)(%)
07/06 08/07 09/08
1 Doanh thu Tr.đ 8.351,54 22.516,17 77.859,64 153.713,99 269,61 345,79 197,42
- Đậm đặc Tr.đ 2.087,89 4.728,40 32.031,82 12.100,69 226,47 677,43 37,78
- HH cho lợn Tr.đ 699,44 1.654,94 16.306,63 61.540,54 236,61 985,33 377,40
- HH cho gà Tr.đ 199,34 628,88 21.008,55 68.570,73 315,48 3.340,63 326,39
- HH cho vịt, ngan, cút Tr.đ 25,91 37,73 8.512,64 11,502,03 145,62 22.561,99 135,12
2 Tổng vốn Tr.đ 4.235,06 15.206,51 28.645,77 47.841,89 359,06 188,38 167,01
3 LNTT Tr.đ 11,60 24,64 (1.842,78) 40.088,58 212,41 (7.478,81) (2.175,44)
4 LNTT/DT % 0,14 0,11 (2,37) 0,26 78,57 (2.154,55) (11,00)
5 LNTT/TV % 0,27 0,16 (6,43) 0,84 59,26 (4.01875) (13,03)
6 TNBQ Tr.đ/
người 1,25 2,40 3,01 3,52 192,00 125,42 116,94
(Nguồn:Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín 2006-2009)
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy doanh thu tăng qua các năm tuy nhiên năm 2008 Công ty đã bị lỗ. Năm 2006, 2007 lợi nhuận của Công ty tăng chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên khoản lỗ hơn 1,8 tỷ năm 2008 chủ yếu là chi phí giá vốn hàng bán cao, đặc biệt là chi phí lãi vay cao (có tháng doanh nghiệp đã phải chi tới hơn 500 triệu tiền lãi vay) đến năm 2009 LNTT là 40.088 tỷ. Số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh cho ta thấy TNBQ của người lao động tăng lên đáng kể ( năm 2008 tăng 25,42% so với năm 2007, năm 2009 tăng 16.94% so với năm 2008). Do lợi nhuận giảm dần nên các chỉ số LNTT/DT, LNTT/TV cũng có xu hướng giảm dần qua 3 năm.