PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là phương pháp dùng lý luận và dẫn chứng cụ thể dựa vào các số liệu đã được xử lý. Sau đó tiến hành phân tích chiều hướng biến động của sự vật hiện tượng, tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của hiện tượng trong phạm vi nghiên cứu, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết. Để có kết quả
phân tích cần có các thông tin, số liệu chính xác, cụ thể, đầy đủ và kịp thời.
3.2.4.1 Phương pháp định lượng a. Phương pháp thống kê kinh tế
Đây là một trong những phương pháp cụ thể phổ thông truyền thống rất phổ biến trong quá trình nghiên cứu kinh tế nhằm đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy cao. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài thì thống kê giúp ta nối kết các hiện tượng biến động về số lượng, chất lượng lao động của công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Tớn. Từ đú phõn tớch rừ ảnh hưởng của chất lượng lao động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp được sử dụng để so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, hiện tượng biến động kinh tế xã hội giống nhau, có cùng nội dung tính chất để xác định xu hướng mức độ biến động của chúng qua các năm, các giai đoạn. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu, cụ thể ở đây là đề phân tích sự ảnh hưởng của chất lượng lao động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
c. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Theo phương pháp này thì thực tế tham gia các hoạt động của doanh nghiệp, phỏng vấn những người trong công ty về vấn đề chúng ta cần quan tâm.
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được dùng để tham khảo ý kiến của các chuyên gia về kĩnh vực sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi(giám đốc kinh doanh, giám đốc sản xuất, giám đốc tài chính), thông qua đó để định hướng cho công tác nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
Phương pháp chuyên khảo: Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập, lựa chọn các tài liệu có liên quan. Qua đó tiến hành tra cứu các kết quả về quản lý, sử dụng lao động và chất lượng lao động phù hợp với điều kiện và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Các tài liệu thu thập làm cơ sở cho việc phân tích các nội dung của đề tài nghiên cứu.
3.2.4.2 Phương pháp định tính
Phương pháp phân tích ma trận SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp (hoặc của ngành), nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra cơ hội và những đe doạ đối với doanh nghiệp. Phân tích môi trường nội bộ để xác định được thế mạnh và điểm yếu chính của doanh nghiệp.
Ma trận SWOT có thể xem xét dưới hình như sau:
Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển và các nguồn lực của mình, đơn vị có thể thiết lập và kết hợp, về nguyên tắc có bốn loại kết hợp:
(1) Cơ hội với điểm mạnh (OS): Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.
(2) Đe doạ với điểm mạnh: (TS): Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.
Bên trong
Thuận lợi Cản trở
Bên ngoài
điểm mạnh Điểm yếu
cơ hội SWO Nguy cơ
T
Bên trong
Bên ngoài
Điểm mạnh (S) S1………..
S2 ………..
Điểm yếu (W) W1 ……...
W2 ………
Cơ hội (O) O1 ……...
O2 ………
Phối hợp (SO) Phối hợp (WO)
Nguy cơ (T) T1 ……...
T2 ………
Phối hợp (ST) Phối hợp (WT)
(3) Cơ hội với điểm yếu (OW): Doanh nghiệp tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu.
(4) Đe doạ với điểm yếu (TW): Doanh nghiệp cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ .
Và trong đề tài này, chúng tôi dùng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của lao động trong Công ty. Từ đó đánh giá tổng quát hơn về chất lượng của lao động và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng nêu nên những giải pháp về lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.