PHẦN4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
4.2.2 Ảnh hưởng của chất lượng lao động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín
4.2.2.1 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín
Nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty tăng giảm không đều qua các năm. Điều này là do tổng hợp của nhiều yếu tố tạo nên bao gồm cả yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài. Nội tại doanh nghiệp có các yếu tố như:
vốn, công nghệ, lao động…các yếu tố bên ngoài như các yếu tố về giá cả, sự chênh lệch tỷ giá, các cơ hội kinh doanh…và các yếu tố khác.
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Năm So sánh (%)
2006 2007 2008 2009 07/06 08/07 09/08
1 Doanh thu (DT) Tr.đ 8.351,54 22.516,17 77.859,64 153.713,99 269,61 345,79 197,42
2 Lợi nhuận trước thuế (LNTT) Tr.đ 11,60 24,64 (1.842,78) 40.088,58 212,41 (7.478,81) (2.175,44) 3 Giá trị sản xuất(GO) Tr.đ 11.641,24 32.495,23 93.383,21 201.516,82 279,14 287,38 215,80
4 Tổng vốn (TV) Tr.đ 4.235,06 15.206,51 28.645,77 47.841,89 359,06 188,38 167,01
5 DT/TV % 197,20 148,07 271,80 321,30 75,09 183.56 118,21
6 LNTT/TV % 0,27 0,16 (6,43) 83,79 59.15 (3.970,10) (1.302,56)
7 GO/TV %
274,88 213,69 325,99 421,21 77.74 152,55 129,21
Bảng 4.9 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín qua bốn năm 2006-2009
(Nguồn:Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín 2006-2009)
Qua bảng 4.9 ta thấy chỉ tiêu doanh thu thuần/ tổng vốn biến đổi không đều qua các năm. Năm 2007 do tốc độ tăng của tổng vốn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh tính theo chỉ tiêu này giảm từ năm 2007 so với năm 2006 là 75,09% . Có kết quả trên là do kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007 chịu ảnh hưởng nhiều của dịch cúm gia cầm và lạm phát cao. Đến các năm tiếp theo chỉ tiêu này tăng liên tục, năm 2998 tăng so với năm 2007 là 183,56 và năm 2009 tăng so với năm 2008 là 118,21%.
Xét về chỉ tiêu LN/TV nhìn chung từ năm 2006 đến 2009 có sự tăng một cách đáng kể. Năm 2006 chỉ tiêu này là 0,27% nhưng đến năm 2009 là 83,79%. Như vậy cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của tổng vốn rất nhiều.
Về chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO)/TV nhìn chung cũng có đường biến đổi tương tự như đường biến đổi của chỉ tiêu LN/TV.
4.2.2.2 Ảnh hưởng của chất lượng lao động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín
Như phần trên đã phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng một cách đáng kể sau bốn năm, có được bước tăng nhanh về hiệu quả sản xuất kinh doanh là do nhiều yếu tố tạo lên như là: đầu tư vốn lớn vào tài sản cố định, áp dụng công nghệ sản xuất mới, sự tăng cường của chất lượng lao động, ngoài ra còn có sự tác động của môi trường kinh doanh (giá cả thị trường, vận may trong kinh doanh…) và các yếu tố khác. Trong các yếu tố trên thì chất lượng lao động góp phần làm ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Rừ ràng chất lượng lao động cao sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn so với chất lượng lao động thấp. Qua quá trình phỏng vấn tìm hiểu ý kiến người lao động chúng tôi đánh giá được phần nào mức độ ảnh hưởng của chất
Bảng 4.10 Đánh giá mức độ xếp hạng ảnh hưởng của các yếu tố đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh
TT Yếu tố
Ý kiến đánh giá của 30 lao động về mức độ ảnh hưởng của các yếu tốđến HQSXKD
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng SL
(người)
CC (%)
SL (người)
CC (%)
SL (người)
CC (%)
SL (người)
CC (%) 1 Chất lượng
lao động 7 23,33 15 50,00 5 16,67 3 10,00
2 Công nghệ
sản xuất 16 53,33 9 30,00 3 10,00 2 6,67
3 Môi trường
kinh doanh 3 10,00 4 13,33 18 60,00 5 16,67
4 Yếu tố
khác 4 13,33 2 6,67 4 13,33 20 66,67
(Nguồn: Tổng hợp điều tra và tính toán của tác giả, 2010)
Qua bảng 4.10 ta thấy 23,33% số người được phỏng vấn cho rằng chất lượng lao động ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 50% số người được phỏng vấn cho rằng chất lượng lao động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ở mức quan trọng, 16,67% cho rằng chất lượng lao động ảnh hưởng ở mức bình thường đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, 10% cho rằng chất lượng lao động có ảnh hưởng ít quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua đó cho ta thấy chất lượng lao động hay khả năng làm việc của người lao động ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được điều đó cũng có nghĩa nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhìn chung từ kết quả điều tra cho ta thấy ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh là khỏ rừ ràng. Yếu tố cú ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả sản xuất kinh doanh là công nghệ, thứ hai là chất lượng lao động và cuối cùng mức độ ảnh hưởng ít nhất là các yếu tố thuộc về môi
trường và các yếu tố khác. Tuy nhiên trên thực tế để có được sự tăng lên về hiệu quả sản xuất kinh doanh là do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố đi cùng nhau mà rất khú cú thể búc tỏch một cỏch rừ ràng. Điều này cú thể lý giải cụ thể bằng mối quan hệ giữa các yếu công nghệ sản xuất mới và chất lượng lao động. Để áp dụng được công nghệ mới vào sản xuất đòi hỏi một lực lượng lao động phải có đủ trình độ và kỹ năng từ khâu quản lý đến khâu trực tiếp vận hành máy móc sản xuất. Sự đổi mới về công nghệ luôn đòi hỏi sự đồng hành của vấn đề nâng cao năng lực của người lao động.
Để thấy rừ ảnh hưởng của chất lượng lao động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chúng tôi tiến hành phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về lao động của công ty. Từ đó nêu lên những ảnh hưởng của chất lượng lao động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và đưa ra giải pháp về lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Điểm mạnh(S)
(1)Đội ngũ lãnh đạo của Công ty là những người có trình độ cao, có nhiều kỹ năng của nhà quản lý giỏi. Từ khi thành lập Công ty chỉ với ba thành viên sáng lập với số vốn 500 triệu đồng đến nay lên tới 16,5 tỷ đồng. Trải qua rất nhiều sóng gió của môi trường kinh doanh (dịch cúm gia cầm, siêu lạm phát cuối năm 2007) Công ty vẫn vượt qua để phát triển sản xuất. Đội ngũ lãnh đạo có những khả năng lãnh đạo tài tình. Chẳng hạn như đầu năm 2009 lúc Công ty gặp khó khăn trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất trì trệ, năng suất lao động thấp. Lãnh đạo Công ty đã tạo ra được sự cạnh tranh về năng suất lao động giữa các ca sản xuất khác nhau trong nhà máy điều đó đã làm tăng năng suất lao động lên 1.5 lần so với thời gian trước giúp Công ty vượt qua khó khăn phát triển sản xuất. Bên cạnh đó Công ty đã vận dụng tài tình chiến lược quản lý lao động. Lãnh đạo Công ty đã bố trí lao động vào đúng sở trường của họ, trao cho họ cơ hội để họ phát triển, thách thức để họ khẳng
bước lao động sẽ trưởng thành, gánh vác bớt trách nhiệm và công việc của lãnh đạo. Đây chính là chiến lược quản lý theo “mô hình con cua” Nếu coi Công ty Việt Tín là con cua, lãnh đạo được ví như những cái chân của con cua, thì mọi hoạt động của Công ty đều chắc chắn và hài hòa, nhịp nhàng và đồng bộ. Đây không chỉ là sử dụng lao động một cách hợp lý mà còn là phương pháp tự đào tạo lao động một cách rất hiệu quả. Cách quản lý của lãnh đạo Công ty Việt Tín đã vượt qua gánh nặng quản lý kiểu “đầu tầu”
trong đó lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò kéo toàn bộ “toa tàu” phía sau.
Điều này tạo ra một thói quen xấu lãnh đạo kéo thì chạy, không kéo thì thôi.
Bao nhiêu công việc cũng do chính lãnh đạo đốc thúc và giải quyết. Sự khác biệt trên đã tạo ra một phong cách quản lý của Việt Tín rất riêng và hiệu quả.
(2)Công ty có đội ngũ lao động trẻ chủ yếu tập trung ở độ tuổi 20-34. Đây là độ tuổi có thể tập trung nhiều đặc tính như sự năng động sáng tạo, thái độ làm việc nhiệt tình, tâm huyết và đặc biệt rất ham học hỏi bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Đội ngũ lao động trẻ thích được khẳng định tài năng của mình do đó nếu biết cách đào tạo và khai thác thì đây sẽ là nguồn lực tiềm năng để phát triển công ty. Rất phù hợp với kiểu vừa khai thác lao động vừa đào tạo lao động theo cách giao các nhiệm vụ vượt quá khả năng là cách huấn luyện cho nhân viên tự nâng cao năng lực bản thân nhưng với điều kiện phải nhìn đúng người đúng việc.
(3)Trình độ lao động tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước. Đây là điểm thuận lợi để Công ty có thể áp dụng những quy trình công nghệ mới vào sản xuất một cách dễ dàng. Trình độ lao động cao giúp người lao động có thể tiếp thu và vận dụng một cach nhanh chóng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Mặt khác trình độ cao giúp người lao động nhận thức tốt hơn về chiến lược kinh doanh của Công ty và có thái độ lao động đúng đắn, có khả năng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao
Bên cạnh đó trình độ lao động cao đem lại rất nhiều thuận lợi cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện đại. Việc đối xử, giao tiếp giữa lao động với lao động, lao động với doanh nghiệp, lao động với quản lý và lao động với khách hàng theo một ngôn phong văn minh lịch sự, tạo hình ảnh đẹp cho Công ty.
(4)Năng suất của Công ty có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, bình quân bốn năm tăng trưởng là 208,23%. Điều đó cho thấy việc tăng năng suất lao động là một lợi thế của Công ty.
Điểm yếu (W)
(1)Nhìn chung cuộc sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt nhất là về chỗ ở. Nhiều lao động làm được đồng lương sau cả tháng lao động cật lực nhưng đã không thể tiết kiệm được đồng nào vì có quá nhiều khoản chi phí khi phải đi thuê chỗ ở. Đối với những lao động thuê nhà để ở giá thuê từ 600 ngàn đồng đến 1 triệu đồng lại thêm các khoản chi phí điện, nước sinh hoạt và tiền ăn hàng tháng. Điều đó đặt lên vai người lao động một gánh nặng kinh tế buộc họ phải chấp nhận làm việc trong mọi môi trường làm việc miễn là có thu nhập. Đối với lao động trực tiếp tại phân xưởng sau bữa cơm trưa họ tranh thủ vài phút nghỉ ngơi bằng cách trải những mảnh áo mưa, bao bì dứa ra nằm. Mặc dù chỉ vài phút ngắn ngủi nhưng cũng giúp họ tỉnh táo hơn cho quá trình làm việc buổi chiều. Chính những khó khăn về kinh tế, thiếu thốn điều kiện vật chất đã làm họ phải chấp nhận môi trường làm việc đó. Điều này có thể làm cho họ trở thành những người dễ bị tổn thương.
(2)Lao động trực tiếp tại các xưởng sản xuất chủ yếu là lao động nam rất ít khi có nữ giới qua lại. Điều này ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người lao động. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong môi trường làm việc mất cân bằng về giới thì sẽ làm giảm năng suất lao động và dễ gây ra các tâm lý ức
(3)Đa số lao động ở Công ty là những lao động trẻ đến từ nhiều nơi, nhiều địa phương khác nhau mang theo những nếp sống, văn hóa khác nhau do đó dễ xảy ra các tranh chấp cãi lộn nhau trong quá trình tiếp xúc, lao động với nhau.
Mỗi người đều có những cái tôi rất riêng từ những bất hòa rất nhỏ, dần dần cũng có thể trở thành mâu thuẫn lớn gây lộn với nhau.
(4)Cơ cấu lao động giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp còn chưa hợp lý. Tỷ lệ lao động gián tiếp là quá nhiều so với lao động trực tiếp. Theo cơ cấu của Công ty thì cứ một lao động quản lý thì quản lý khoảng 1,5 lao động trực tiếp làm ra sản phẩm. Tỷ lệ này thể hiện tính hiệu quả của lao động quản lý. Ở một số nước khác trên thế giới vào khoảng một lao động quản lý khoảng 3 đến 4 lao động sản xuất trực tiếp. Sự chênh lệch giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp dẫn đến lãng phí lực lượng lao động gián tiếp. Nhìn tổng thể thì lực lượng lãnh đạo là tốt, có năng lực lãnh đạo thực sự nhưng chỉ tập trung vào một số người nhất định còn một bộ phận quản lý trung gian vẫn còn cồng kềnh. Một minh chứng rừ ràng đú là sự trựng lặp khỏ nhiều về nhiệm vụ chức năng và quyền hạn của giám đốc tài chính và kế toàn trưởng trong Công ty dẫn đến những công việc liền mạch bị chia nhỏ, nảy sinh mâu thuẫn trong vấn đề hợp tác và làm việc nhóm.
Cơ hội (O)
(1)Xét ở môi trường doanh nghiệp: Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín luôn xác định công tác quản trị nhân sự là việc làm quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển mở rộng. Như chúng ta đã biết nâng cao năng suất lao động là điều kiện để nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh do đó Công ty xác định phương hướng chủ đạo để làm chiến lược hoạt động:
NSLĐ = f(năng lực)(động lực)
Chính Công ty xác định chiến lược thông qua việc phân tích năng suất
động. Công ty luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình làm việc. Đây là cơ hội cho người lao động phát triển và thăng tiến.
(2)Hiện nay Công ty đã đi vào hoạt động ổn định một thời gian tuy không lâu nhưng cũng đủ để đảm bảo về điều kiện kinh tế tài chính tương đối thuận lợi, tốc độ tăng trưởng nhanh với đội ngũ lao động làm việc ngày càng chuyên nghiệp. Các sản phẩm của Công ty ngày càng được đa dạng hóa về chủng loại mẫu mã cũng như được nâng cao về chất lượng. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với chiến lược đầu tư phát triển hợp lý trong những năm qua. Công ty đã có được chỗ đứng trong ngành Công – nông nghiệp của Sóc Sơn. Sản phẩm TACN của Công ty luôn đứng trong danh sách các sản phẩm đứng đầu của Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của nước ngoài (CP Việt Nam, PROCONCO…). Công ty đã vinh dự được nhận chứng nhận là doanh nghiệp hội nhập năm 2008, các chứng chỉ về chất lượng sản phẩm ISO 9001-2000.
(3) Công ty đang áp dụng dây truyền sản xuất mới được nhập khẩu từ nước ngoài vào sản xuất năm 2008. Đây là một cơ hội cho người lao động học hỏi và sử dụng công nghệ mới giúp người lao động tự hoàn thiện và nâng cao tay nghề. Đặc biệt Công ty có thế mạnh là có dây truyền sản xuất TACN hiện đại cho gà trắng. Đây là một mặt hàng thế mạnh và có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
(4) Việt Nam gia nhập WTO tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp cũng như cơ hội cho người lao động được cọ sát với chất lượng lao động cả trong nước và nước ngoài. Bước ra sân chơi lớn hơn, có nhiều khó khăn hơn nhưng cũng có nhiều điều kiện để học hỏi, để với tay đến những cơ hội, những vận may mới.
Cùng với quá trình hội nhập, Chính phủ Cũng có nhiều chính sách đầu tư cho giáo dục nhất là đào tạo tay nghề, đào tạo lao động quản lý chất lượng cao.
Chính vì vậy lao động tại Công ty có cơ hội được học hỏi, nâng cao tay nghề,
(5) Ngành chăn nuôi Việt Nam đang trên đà phát triển rất nhanh kéo theo ngành sản xuất TACN có nhiều tiềm năng phát triển và thu hút lượng lao động lớn. Chính vì vậy sẽ có nhiều chính sách mới phát triển chất lượng lao động trong ngành.
Thách thức (O)
(1)Do đặc điểm địa bàn sản xuất của Công ty không thuận tiện cho việc đi lại và không có chổ ở cho người lao động. Cho nên họ sẽ lựa chọn xem có nên làm việc cho Công ty lâu dài không?
(2) Môi trường làm việc của người lao động còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất. Các phòng ban xây dựng và thiết kế sơ sài. Vào mùa hè thời tiết nóng và không khí có phần ngột ngạt. Đối với lao động trực tiếp sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng về yếu tố nhiệt độ (cao hơn mức quy định 30oC từ 4-5oC trở lên), vận tốc chuyển động không khí, tiếng ồn, rung động và cả ánh sáng cũng không đảm bảo chất lượng môi trường làm việc theo quy định. Điều này có thể gây ra các căn bệnh khác nhau làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Đối với lao động trực tiếp sản xuất phải làm những công việc nặng nhọc, vất vả trong môi trường nhiều bụi. Do đặc tính của dây truyền sản xuất TACN (các loại cám) gây cho bầu không khí rất nhiều bụi cám do quá trình đưa nguyên liệu vào máy trộn và thực hiện trộn, nghiền nguyên liệu. Mặc dù đã có dụng cụ bảo hộ lao động (mũ, khẩu trang...) nhưng vẫn không tránh được ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động đặc biệt là các bệnh về phổi.
(3) Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh đòi hỏi lao động chất lượng cao. Yêu cầu về lao động ngoài những kỹ năng cứng (trình độ, khả năng) còn cần cả những kỹ năng mềm (giao tiếp, đàm phán, độ nhanh nhạy). Điều đó đòi hỏi người lao động phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, năng lực