PHẦN4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT TÍN
4.1.1 Thực trạng lao động của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín
4.1.1.1 Tổ chức bộ máy lao động của Công ty
Cùng với sự đổi mới trong quản lý sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý của Công ty dần dần được hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của qui mô sản xuất theo hướng sử dụng các nhân viên ở các bộ phận chuyên môn hoá hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban.
Hiện nay, Công ty đang hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần.
Chủ sở hữu Công ty – các cổ đông, là người có quyết định cao nhất. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý điều hành Công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên: 1 Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc điều hành, 2 phó Tổng giám đốc, 2 uỷ viên phụ trách nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và hai trang trại lợn và gà.
Hội đồng quản trị bầu ra Tổng giám đốc điều hành, điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho Tổng giám đốc có 2 phó Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất dưới nhà máy. Phó Tổng Giám đốc bán hàng phụ trách về việc tiêu thụ sản phẩm.
Hai phó Tổng Giám đốc này sẽ giúp việc cho Tổng Giám đốc điều hành một cách hiệu quả nhất.
- Phòng kinh doanh tiếp thị: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ.
- Phòng tổ chức- nhân sự: Giải quyết các vấn đề liên quan tới lao động như tuyển dụng, khen thưởng, lương, chính sách chế độ…
- Giỏm đốc nhà mỏy: Theo dừi và nắm bắt tỡnh hỡnh sản xuất, kinh doanh của Công ty, đảm bảo cung ứng tốt các nguồn lực để duy trì hoạt động sản xuất đảm bảo hàng hoá phục vụ kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất và giám sát việc thực hiện.
-Phòng kỹ thuật công nghệ: có nhiệm vụ rất quan trọng, soạn thảo , ban hành và rà soát lại các quy trình kiểm tra. Chuẩn bị văn bản hướng dẫn chi tiết để tiến hành mọi kiểm soát. Lên kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra và xử lý mẫu. Kiểm tra nguyên liệu, phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất, bán thành phẩm và thành phẩm. Đề xuất ý kiến về việc điều chỉnh hay sử dụng, loại bỏ nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm không đạt yêu cầu. Đồng thời phòng phải chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, vật liệu, bao bì, sản phẩm đầu ra, công tác kiểm soát các quy trình sản xuất.
-Phòng kế toán tài chính: thực hiện các công tác tài chính kế toán, thống kê, kho hàng. Bên cạnh đó phải có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về giá mua, giá bán toàn bộ nguyên liệu, vật tư hàng hóa. Tổ chức quản lý tiền vốn, hàng hóa, nguyên liệu, bao bì nhãn mác, phối hợp với phòng tổ chức hành chính đễ xuất đơn giá tiền lương, tổ chức công tác kế toán, thống kê theo đúng pháp lệnh thống kê kế toán và nội quy quy chế của Công ty.
Sơ đồ 4.1 Tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc điều hành
Phòng kinh doanh tiếp thị
Phòng tổ chức - nhân sự
Giám đốc nhà máy Phòng kế toán – tài
chính Phòng kỹ thuật công
nghệ
Bán hàng
Marke- ting
Nhân sự, tiền
lương
Hành chính, bảo vệ
Ca sản xuất 1,2,3
Tổ bảo hành,
sửa chữa
Tổ đóng gói, kho, bốc
xếp
KCS Quản lý
tài chính Thống
kê, tổng hợp
Hạch toán kế
toán, kho NVL,
sản phẩm Công
nghệ và kỹ thuật
4.1.1.2 Thực trạng lao động của Công ty
Trong thời đại ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng khoa học tiên tiến vào trong sản xuất đã dần thay thế sức lao động của con người làm tăng năng suất lao động. Đây là một xu thế tất yếu của sản xuất công nghiệp, của nền kinh tế phát triển. Song dù cho khoa học công nghệ có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế toàn sức lực, bàn tay, khối óc của con người. Con người tạo ra công nghệ, vận hành điều khiển công nghệ, làm máy móc thiết bị phát huy hết tính năng ưu việt của nó. Việc vận hành điều khiển và quản lý công nghệ, quản lý quá trình sản xuật hay cao hơn nữa là quản trị kinh doanh, quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề, kỹ năng kỹ xảo của người lao động.
Vì vậy khi phân tích về tình hình lao dộng chúng ta cần phải phân tích cả về mặt số lượng và chất lượng.
Bảng 4.1 Tình hình lao động của Công ty Cổ phẩn dinh dưỡng Việt Tín (2006-2009)
TT Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 So sánh (%)
Tổng số (người)
CC (%)
Tổng số (người)
CC (%)
Tổng số (người)
CC (%)
Tổng số (người)
CC
(%) 07/06 08/07 09/08 BQ
1 Tổng số lao động 75 100,0 90 100,00 105 100,00 135 100,00 120,00 116,67 128,57 121,64
Lao động trực tiếp 50 66,67 58 64,44 65 61,90 86 63,70 116,00 112,07 132,31 119,81
Lao động gián tiếp 25 33,33 32 35,56 40 38,10 49 36,30 128,00 125,00 122,50 125,15
2 Phân theo độ tuổi
Dưới 20 1 1,33 3 3,33 2 1,90 4 2,96 300,00 66,67 200,00 1,59
Từ 20-34 52 69,33 67 74,44 86 81,90 118 87,41 128,85 128,36 137,21 1,31
Từ 35-50 21 28,00 20 22,22 17 16,19 13 9,63 95,24 85,00 76,47 0,85
Trên 50 1 1,33 - - - - - - - - - -
3 Phân theo giới tính
Nam 55 73,33 71 78,89 82 78,10 107 79,26 129,09 115,49 130,49 1,25
Nữ 20 26,67 19 21,11 23 21,90 28 20,74 95,00 121,05 121,74 1,12
Để quá trình sản xuất kinh doanh có thể thực hiện thì cần phải có nguồn lực của yếu tố đầu vào như vật tư, lao động…trong đó, lao động là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, qui mô và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín nói riêng.
* Xét về quy mô lao động
Lao động của Công ty biến động không nhiều qua các năm. Trong cơ cấu lao động của Công ty thì lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ chủ yếu. Năm 2006 lao động trực tiếp là 50 người, chiếm 66,67%, đến năm 2007 thì tỷ lệ này là 64,44%, giảm 2,23% so với năm 2006, sang năm 2008 thì tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 61,9%, tương ứng giảm 2,54%. Điều này là do vào năm 2007, Công ty tiến hành xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi nên có chủ trương giảm số lao động trực tiếp, hơn nữa trong giai đoạn này do thị trường biến động mạnh nên Công ty gặp phải một số khó khăn trong sản xuất , do vậy công ty đi thuê lao động thời vụ để giảm bớt chi phí sản xuất. Tuy nhiên, đối với lao động gián tiếp thì có xu hướng tăng qua 3 năm và chiếm 38.1%
năm 2008, điều này là do khi thực hiện dự án xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi, Công ty cần thêm một lượng giám sát viên phục vụ cho dự án và khi nhà máy được xây dựng xong thì qui mô của Công ty được mở rộng nên cần thêm một lượng lao động gián tiếp điều hành dây truyền sản xuất mới.
*Xét về độ tuổi lao động
Trong cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty ta thấy lao động của Công ty chủ yếu là lao động trẻ ở độ tuổi 20-34 tuổi. Năm 2006 lao động trong độ tuổi này là 52 chiếm 69,33% đến năm 2007 chiếm 74,44% tăng 5,11% so với năm 2006. Điều này cho thấy chiến lược tuyển chọn lao động của Công ty tập trung hướng đến đối tượng lao động trẻ ở độ tuổi từ 20-34.
Sang giai đoạn 2008-2009 khi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Tín đưa vào hoạt động số lượng lao động tăng lên đáng kể . Độ tuổi lao động
năm 2009 là 87,41% tăng lên 5,51%. Độ tuổi lao động từ 35-50 có 21 người chiếm 28% năm 2006 tỷ lệ giảm xuống 5,78% năm 2007 còn 22,22%. Số người lao động trong độ tuổi này giảm đi trong giai đoạn 2008-2009 chủ yếu là do khi Công ty đưa nhà máy vào hoạt động phải chuyển địa điểm làm việc.
Một số lao động không thuận lợi về phương tiện đi lại, chỗ ở, hoặc nơi làm việc quá xa nên đã phải nghỉ việc. Chính vì vậy lao động trong độ tuổi này còn 16,19% năm 2008 và tiếp tục giảm xuống còn 9,63% năm 2009. Số lao động trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ có một năm 2006 có1 lao động chiếm 1,33% còn các năm về sau lao động trong độ tuổi này không còn. Độ tuổi dưới 20 có tỷ lệ tăng giảm qua các năm. Năm 2006 có 1 người chiếm 1,33%, tỷ lệ tăng lên 3,33% năm 2007 và giảm xuống còn 1,9% năm 2008 và lại tăng lên là 2,96% năm 2009.
*Xét về giới tính lao động
Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín là một doanh nghiệp sản xuất do đặc điểm của sản xuất kinh doanh đòi hỏi lao động sức khỏe tốt, bền bỉ để làm những công việc nặng nhọc. Số lao động nam năm 2006 là 55 người chiếm 73,33% đến năm 2007 là 78,89% tăng lên 5,56% sang giai đoạn 2008-2009 tỷ lệ này giao động rất ít tương ứng 78,1% và 79,26%. Tỷ lệ lao động nữ chiếm 26,27% năm 2006 giảm xuống còn 21,11% năm 2007. Sang giai đoạn tiếp theo tỷ lệ này gần như thay đổi không nhiều và tốc độ tăng bình quân qua bốn năm là 1,12.
4.1.2 Thực trạng chất lượng lao động của Công ty Cổ phần dinh dưỡng