Thực trạng chất lượng lao động của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng lao động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần dinh dưỡng việt tín (Trang 60 - 71)

PHẦN4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT TÍN

4.1.2 Thực trạng chất lượng lao động của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín

4.1.2.1 Trình độ lao động của Công Ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín a. Trình độ lao động tại Công ty giai đoạn 2006-2007

Trong giai đoạn 2006-2007 Công ty hoạt động sản xuất ở Mai Lâm- Đông Anh- Hà Nội. Tuy nhiên đây không phải là địa điểm mà Công ty xác định hoạt động lâu dài. Trong giai đoạn này lao động trong Công ty có trình độ lao động thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.2 Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín năm 2007

TT Đơn vị

Chưa tốt nghiệp THCS

Tốt nghiệp

THCS Tốt nghiệp

bổ túc PTTH Tốt nghiệp

PTTH Tổng

Người % Người % Người % Người %

1 Ban giám đốc - - - - - - 5 100,0

0 5

2

Phòng hành

chính nhân sự - - - - - - 3 100,0

0 3

3 Phòngkinh

doanh tiếp thị - - - - - - 23 100,0

0 23

4

Phòng kế toán

tài chính - - - - - - 9 100,0

0 9

5

Phòng kỹ thuật

công nghệ - - - - - - 3 100,0

0 3

6 Bộ phận sản

xuất 7 14,8

9 9 19,15 16 34,0

4 15 31,91 47

Tổng 7 7,78 9 10,00 16 17,7

8 58 64,44 90

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín,2007) Nhìn vào bảng ta thấy lao động của công ty năm 2007 giai đoạn 2006- 2007 có trình độ văn hóa tương đối cao, hầu như người lao động biết chữ trong

trung học của công ty khá cao 64,44% so với toàn quốc là 14,14% và tỷ lệ chưa tốt nghiệp trung học cơ sở là 7,78% so với toàn quốc là 32,37%. Tỷ lệ này chứng tỏ mặt bằng trình độ văn hóa của công ty là cao so với toàn quốc.

Với mặt bằng văn hóa tương đối cao này chứng tỏ công ty có một đội ngũ lao động tốt. Trình độ văn hóa cao giúp người lao động có thể tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Mặt khác trình độ văn hóa cao giúp người lao động nhận thức tốt hơn về chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty và có thái độ tinh thần lao động đúng đắn, có khả năng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với thuận lợi này công ty dễ dàng xây dựng cho mình một bầu không khí lao động cởi mở môi trường làm việc thuận lợi, xây dựng nề nếp lao động, kỷ luật lao động và một nền văn hóa công ty trong sạch lành mạnh. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để công ty có thể thu được kết quả cao trong tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo cho người lao động. Tóm lại đây là điều kiện thuận lợi mà công ty cần khai thác, phát huy nhằm mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.3 Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín năm 2007

TT Đơn vị

Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo

Người % Người % Người % Người % Người %

1 Ban giám đốc 4 90,00 1 10,00 - - - - - -

2 Phòng hành chính

nhân sự 3 100,00 - - - - - - - -

3 Phòng kinh doanh

tiếp thị 10 43,48 8 34,78 5 21,74 - - - -

4 Phòng kỹ thuật

công nghệ 3 100,00 - - - - - - - -

5 Phòng kế toán tài

chính 5 55,56 3 33,33 1 11,11 - - - -

6 Bộ phận sản xuất - - 3 6,38 8 17,02 5 10,64 31 65,96

Tổng 25 27,78 15 16,67 14 15,56 5 5,56 31 34,44

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín,2007)

Theo bảng 4.3 ta thấy năm 2007 công ty có đội ngũ lao động có trình độ tương đối cao. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học của công ty chiếm 27,78%, So với kết quả điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại 63.000 doanh nghiệp ở 36 tỉnh thành phố trên cả nước, có tới 1/3 lãnh đạo các doanh nghiệp có trình độ học vấn dưới đại học[19]. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể tham gia quản lý tại nước ta cũng mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Lao động tại Công ty có trình độ cao đẳng chiếm 16,67% và hầu hết những người có trình độ đào tạo cao tập trung vào lao động gián tiếp trong các phòng ban, bộ phận quản lý. Tỷ lệ lao động sơ cấp chiêm 5,56% trong tổng số lao động. Toàn bộ lao động chưa qua đào tạo tập trung ở bộ phận sản xuất và lực lượng này chiếm 56,69% . Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo là tương đối cao điều này có thể giải thích rằng: do quy trình công nghệ sản xuất thức ăn còn nhiều công đoạn thủ công, có thể sử dụng lao động phổ thông. Hơn nữa, Công ty mới thành lập được trong thời gian ngắn, nhà máy sản xuất mới đưa vào vận hành nên Công ty chưa thực sự quan tâm tới việc đào tạo nguồn nhân lực, thu hút lao động có tay nghề vào làm việc. Bên cạnh đó do thu nhập của người lao động còn thấp nên chưa khuyến khích họ học tập nâng cao tay nghề.

b. Trình độ lao động tại Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín giai đoạn 2008-2009

Giai đoạn năm 2008-2009 Công ty đã chuyển sang địa điểm sản xuất kinh doanh mới tại Sóc Sơn Hà Nội. Sự thay đổi này đã làm cho một số nhân viên không thể tiếp tục làm việc tại Công ty và Công ty cũng tuyển thêm một lượng lao động mới.

Bảng 4.4 Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa năm 2009

T

T Đơn vị

Chưa tốt nghiệp THCS

Tốt nghiệp THCS

Tốt nghiệp bổ túc-PTTH

Tốt nghiệp

PTTH Tổng

Người % Người %

Ngư

ời % Người %

1 Ban giám đốc - - - - - - 10 100,00 10

2 Phòng hành

chính nhân sự - - - - - - 5 100,00 5

3 Phòng kinh

doanh tiếp thị - - - - - - 30 100,00 30

4 Phòng kế toán

tài chính - - - - - - 12 100,00 12

5 Phòng kỹ thuật

công nghệ - - - - - - 7 100,00 7

6 Bộ phận sản xuất 6 8,45 9 12,68 15 21,13 64 57,75 71

Tổng 6 4,44 9 6,67 15 11,11 105 77,78 135

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín,2009) Qua bảng cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa năm 2009 của công ty ta thấy trình độ văn hóa tương đối cao. Trong tổng số lao động chỉ có 4,44% chưa tốt nghiệp THCS đây là lực lượng lao động trực tiếp nằm trong bộ phận sản xuất đa số đây là những lao động làm công việc bốc vác, 77,78% số lao động đã tốt nghiệp PTTH , 11,11% lao động đã tốt nghiệp bổ túc phổ thông trung học và 6,67% tốt nghiệp THCS. Như vậy cùng với việc mở rộng sản xuất, tuyển thêm lao động Công ty cũng đã dần chú trọng vào việc tuyển chọn những người có trình độ văn hóa cao hơn so với giai đoạn trước. Số lao động chưa qua tốt nghiệp THCS giảm từ 7,78% năm 2007 xuống còn 4,44% năm 2009 và số lao động tốt nghiệp PTTH tăng từ 64,44% lên 77,78%. Điều này là do khi dự án “ Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Tín” đi vào sản xuất vào đầu năm 2008 Công ty đã tiến hành tuyển dụng thêm lao động cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

Công ty đã xác định yếu tố con người mang tinh quyết định nên đã chú trọng tuyển những lao động có trình độ cao để phục vụ cho sự phát triển lâu dài của công ty, hơn nữa cần có thêm đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên có trình độ để vận hành dây truyền sản xuất thức ăn chăn nuôi mới đầu tư.

Bảng 4.5 Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín năm 2009

TT Đơn vị Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo

Người % Người % Người % Người % Người %

1 Ban giám đốc 9 90,00 1 10,00 - - - - - -

2 Phòng hành chính nhân sự 3 80,00 1 20,00 - - - - - -

3 Phòng kinh doanh tiếp thị 14 46,67 12 40,00 4 13,33 - - - -

4 Phòng kỹ thuật công nghệ 7 100,0 - - - - - - - -

5 Phòng kế toán tài chính 8 66,67 3 25,00 1 8,33 - - - -

6 Bộ phận sản xuất - - 3 4,23 9 12,68 6 8,45 53 74,65

Tổng 42 31,11 20 14,81 14 10,37 6 4,44 53 39,26

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín,2009)

Lực lượng lao động của công ty xét theo trình độ đào tạo nhìn chung tỷ lệ đã qua đào tạo chiếm đa số, trong đó đại học chiếm 31,11%, Cao đẳng chiếm 14,81% , trung cấp chiếm 10,37% sơ cấp chiếm 4,44%. Toàn bộ lao động gián tiếp đều có trình độ đào tạo, đặc biệt ở cấp quản lý trình độ đào tạo cao đảm bảo việc quản lý điều hành hoạt động của công ty hiệu quả. Riêng bộ phận sản xuất do đặc tính của công việc không đòi hỏi trình độ đào tạo một cách khắt khe nên tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của công ty tập trung vào bộ phận sản xuât và chiếm tỷ lệ là 39,26% .Tuy nhiên trình độ đào tạo cũng chỉ phản ánh được một phần hiệu quả mà người lao động có thể làm được.

Bảng 4.6 Số lượng lao động theo trình độ đào tạo của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín

TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 So sánh(%)

07/06 08/07 09/08 BQ 1 Đại học

8 10 16 21 125,00 160,00 131,3

0 1,39

2 Cao đẳng

12 15 17 19 125,00 113,3

0

111,8

0 1,17

3 Trung cấp,

sơ cấp 5 10 12 14 200,00 120,00 116,7

0 1,40

4 Chưa qua

đào tạo 50 55 60 81 110,00 109,1 135,00 1,17

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín, 2006-2009)

Nhìn chung qua các năm số lượng lao động tăng cùng với nó là số lao động có trình độ cũng tăng một cách đáng kể. Điều đó cho thấy công tác tuyển dụng của công ty đã chú trọng đến chất lượng đầu vào của lao động . Số lao động có trình độ đại học tăng nhanh với tốc độ trung bình bốn năm là 1,38% trong đó năm 2007 tăng so với năm 2006 là 125% và năm 2009 tăng so với năm 2008 là 131,3%. Cùng với việc mở rộng sản xuất công ty cũng tuyển thêm lao động trực tiếp tại các xưởng sản xuất tuy nhiên tốc độ tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo vẫn ở mức bình quân là 1,17%.

Chất lượng của công nhân kỹ thuật là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp sản xuất chất lượng lao động còn được đánh giá ở tay nghề bậc thợ. Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín trong năm 2009 có tổng số 135 lao động trong đó có 71 lao động chia làm ba tổ sản xuất làm việc trực tiếp tại xưởng. Tổ sản xuất có 21 lao động, toàn bộ là lao động phổ thông không phân theo bậc thợ. Một phần là do tính chất của công việc cũng không đòi hỏi quá cao một phần là do chiến lược sử dụng lao động giá rẻ của Công ty. Tổ vận hành sửa chữa bảo trì có 34 lao động, tổ lao động này có trình độ tay nghề phân theo bậc thợ (bảy bậc). Nhưng hiện tại Công ty chỉ có lao động có bậc thợ từ bậc 2 đến bậc 5. Những lao động này đảm bảo cho bộ máy luôn duy trì hoạt động liên tục và xử lý các sự cố có thể xảy ra.

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu lao động theo bậc thợ của tổ vận hành sửa chữa

Trong tổng số lao động của tổ vận hành sửa chữa có 38% lao động bậc 5; 26% lao động bậc 4; 24% bậc 3 và 12% bậc 2.

Tổ thứ 3 là tổ đóng gói, kho bốc xếp có 16 lao động và chỉ có một lao động bậc 4. Còn lại là lao động phổ thông không có bậc thợ.

4.1.2.3 Năng suất lao động tại Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong kinh doanh góp phần quan trọng trong năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động bình quân, mức sinh lời bình quân quân của người lao động và hiệu suất tiền lương biểu hiện qua các chỉ tiêu dưới đấy.

Bảng 4.7 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín qua bốn năm 2006-2009

TT

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 So sánh

07/06 08/07 09/08

1 1. Tổng số lao động Người 75 90 105 135 120,00 116,67 128,57

2 2. Doanh thu Tr.đ 8.351,54 22.516,17 77.859,60 135.714,00 269,61 345,79 174,31

3 3. Lợi nhuận Tr.đ 11,60 24,64 (1.842,78) 40.088,60 212,41 (7.478,81) (2.175,44)

4 4. Quỹ tiền lương Tr.đ 1218,75 2.808,00 4.108,65 5.370,30 230,40 146,32 130,71

5 5. Năng suất lao động Tr.đ/ người 111,35 250,18 741,52 1.005,29 224,67 296,40 135,57

6 6.Tiền lương bình quân Tr.đ 16,25 31,2 39,13 39,78 192,00 125,42 101,66

7 7. Hiệu quả một đồng

tiền lương % 6,85 8,02 (18,95) 25,27 117,02 236,33 133,36

8 8. Lợi nhuận/lđ Tr.đ 0,16 0,28 (17,55) 296,95 177,01 (6.410,41) (1.692,01)

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín, 2006- 2009)

-Về năng suất lao động Năm 2006 cứ một lao động thì tạo ra 111,35 triệu đồng, năm 2007 cứ 1 lao động thì tạo ra 250,18 triệu đồng và mức năng suất lao động tăng 224,67%. Ở giai đoạn thứ hai năm 2008 cứ một lao động tạo ra 741,52% triệu đồng/năm. Năm 2009 cứ một lao động tạo ra 1.005,29 triệu đồng/năm và tốc độ tăng trong giai đoạn này là 135,57%. So sánh năng suất lao động ở giai đoạn 2006-2007 nhỏ hơn nhiều so với giai đoạn 2008- 2009 có được kết quả đó là do năm 2008 “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Tín” đã đi vào sản xuất cùng với thời gian đó công ty cũng đưa dây truyền nhập khẩu từ nước ngoài với công suât lên tới 3500 tấn/tháng được đưa vào sử dụng. Lý do quan trọng nữa là chất lượng lao động nâng cao thể hiện ở nhiều yếu tố: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm, văn hóa doanh nghiệp tốt hơn cũng tạo điều kiện cho người lao động có tâm lý làm việc thoải mái, nhiệt tình và có sự trung thành với công việc.

-Bên cạnh đó tiền lương bình quân của một lao động trên một năm tăng rừ rệt qua hai giai đoạn. Năm 2006 là 16,25 triệu/1lao động/ năm, năm 2007 là 31,2 triệu /1lao động/năm. Tuy nhiên mức tăng tiền lương ở năm 2006 đến 2007 chủ yếu là do ảnh hưởng của lạm phát còn mức tăng tiền lương từ năm 2007 đến năm 2008 và 8008 đến năm 2009 chủ yếu vẫn là bản chất của việc tăng lương nâng cao đời sống của người lao động. Chính điều này đã tạo tâm lý làm việc tốt đối với người lao động góp phần nâng cao năng suất lao động.

Chính mối quan hệ móc xích giữa chất lượng lao động tăng và đầu tư tăng đó tạo ra hiệu quả trờn một đồng tiền lương tăng rừ rệt qua hai giai đoạn.

-Lợi nhuận trên lao động năm 2008 âm là do năm 2008 Công ty chịu một khoản lỗ khoảng hơn 1,8 tỷ chủ yếu là chi phí khấu hao và lãi suất tiền vay, chi phí lương lớn hơn nhiều so với sản lượng thực tế của nhà máy. Tuy nhiên sang năm 2009 thì lợi nhuận/lao động lại tăng rất nhanh có điều này là do nhà máy đưa vào sản xuất và bước đầu ổn định. Mặc dù hiện nay công suất của nhà máy mới chỉ đạt là 1.000 tấn/tháng (Công suất tối đa có thể đạt 4.000

tấn/tháng) nhưng với tốc độ tăng doanh thu trong thời gian qua đã chứng tỏ sự cố gắng rất lớn từ phía cán bộ công nhân viên Việt Tín. Với cung cách triển khai bán hàng hiệu quả mỗi tỉnh lựa chọn năm đại lý cấp một, tại mỗi địa bàn lại chia nhỏ thành năm vùng. Với sự điều hành của giám đốc bán hàng, mỗi một vùng có một trưởng vùng (Sản lượng tiêu thụ tối thiểu đạt 400 tấn/tháng) mỗi trưởng vùng lại quản lý từ 3-4 nhân viên (Sản lượng định mức của mỗi nhân viên tối thiểu là 50 tấn/tháng) luôn có một đội ngũ kỹ thuật bên cạnh phòng bán hàng để tư vấn cho khách hàng bất cứ lúc nào.

Hơn nữa sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty đã dần có vị trí đứng trên thị trường được người tiêu dùng đánh giá cao cộng với sự phát triển của đội ngũ nhân viên bán hàng ở các khu vực mà công ty hướng tơi, với chính sách chiết khấu phù hợp cho cả nhân viên bán hàng và đại lý phân phối đã góp phần làm doanh thu năm 2008 tăng một cách ấn tượng như thế và giúp công ty đạt danh hiệu doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập năm 2008. Đặc biệt Công ty đã biết tận dụng lạm phát để tăng doanh số bán hàng nhưng không phải ở góc độ tăng giá mà ở việc tăng cường khâu phân phối. Lạm phát khiến lòng tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm bị suy giảm, tuy nhiên Việt Tín đã tận dụng điều này với chiến lược Maketing lấy khách hàng là trung tâm. Chính vì vậy mà Công ty đã phát triển hệ thống khách hàng đại lý của Công ty từ 18 lên 112 đơn vị. Hệ thống này đã được kích hoạt tốt, với những chính sách phù hợp đã khiến doanh số bán hàng tăng cao.

-Xét về hiệu quả trên một đồng tiền lương: Năm 2006 có hiệu quả một triệu đồng tiền lương là 6,85 triệu, tức là cứ bỏ ra 1 triệu đồng tiền lương thì thu về được 6,85 triệu đồng doanh thu. Tương tự ta có lợi nhuận trên một triệu đồng của các năm 2007 là 8,02 năm 2008 là âm 18,95 và năm 2009 là 25,27 triệu đồng. Như vậy ta thấy từ năm 2006 đến năm 2009 đã có bước tăng hiệu quả một đồng tiền lương rất nhanh.

4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng lao động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần dinh dưỡng việt tín (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w