Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân một số nước và ở Việt Nam .1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 24 - 31)

* Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở Trung Quốc

Những năm 50 của thế kỷ XX, khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc đi theo mô hình của Liên Xô cũ, một mặt đã phát động tập thể hóa nông nghiệp một cách vội vã, ồ ạt đầu tư cho công nghiệp. Chính sách “đại nhảy vọt” của Mao Trạch Đông đã làm cho nông dân không những trở nên kiệt quệ mà còn chết đói. Đến thời kỳ Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền, ông đã cho giải thể chế độ tập thể hóa nông nghiệp và thành lập hệ thống trách nhiệm các nông hộ. Theo đó mỗi nông hộ có quyền quản lý đất đai được cấp phát và lợi tức riêng. Sở hữu tập thể lúc đó chiếm 80 triệu ha được phân phát cho khoảng 155 hộ, mướn trong khoảng thời gian 15 năm. Bù lại nhân dân cam kết trả thuế ruộng đất cho nhà nước (Phùng Nguyên, 2006).

Năm 1984, Nhà nước đã giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân.

Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách khuyến khích tích cực việc mở mang ngành nghề và dịch vụ, khuyến khích sản xuất hàng hóa và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông thôn cùng phát triển. Đẩy mạnh phát triển các xí nghiệp hương trấn với ngành nghề chính như gia công nông phẩm, phát triển công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở “li nông bất li hương” đã tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp và thu hút số lao động dư thừa trong nông nghiệp. Đến nay, nền kinh tế của Trung Quốc đã phát triển một cách vượt bậc, và đạt được những thành quả nhất định. Trung Quốc giờ đã trở thành một trong những siêu cường quốc lớn trên thế giới.

* Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở Đài Loan

Xuất phát là một nước công nghiệp lạc hậu nên từ đầu Đài Loan đã rất coi trọng nông nghiệp. Từ năm 1950 – 1960 sách lược “lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nuôi nông nghiệp”. Thực hiện sách lược “giảm tô, giải phóng đất công, thực hiện người cày có ruộng”.

Được nhà nước quan tâm, kinh tế nông hộ phát triển đã thu hút hết lao động dư thừa trong nông nghiệp, nông hộ cung cấp gần 100% rau quả, lương thực, thực phẩm cho xã hội. Trước cải cách ruộng đất nông dân làm thuê chiếm 6,3%, sau cải cách

thu nhập phi nông nghiệp chiếm 62% so tổng số. Trong 40 năm, mặc dầu dân số tăng nhanh đến năm 1991 là 20,5 triệu người nhưng thu nhập bình quân năm không ngừng tăng lên. Năm 1952 là 148 USD; 1959 là 250 USD; Năm 1989 là 7.340 USD; 1993 là 10.200 USD. Mức dự trữ cũng tăng đáng kể năm 1980 là 22 tỷ USD; 1989 là 76,7 tỷ USD và năm 1993 là 80 tỷ USD. (TS. Đỗ Văn Viện và cộng sự, 2000).

* Kinh nghiệp phát triển kinh tế hộ ở Mỹ

Là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới tuy nhiên nhu cầu lương thực, thực phẩm là không loại trừ một quốc gia nào. Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dân số trên 200 triệu người ở Mỹ nhưng các chủ trang trại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước này. Theo các nhà kinh tế Mỹ, thu nhập năm 2003 của các chủ trang trại đã tăng 66% so với năm 2002. Nông dân trồng các loại cây – hạt có dầu của Mỹ cũng thu được lợi lớn từ cuộc chiến tranh Iraq. Do tác động mạnh mẽ của công nghiệp hóa nên các trang trại của Mỹ đã tạo ra một khối lượng nông sản hàng hóa vào loại lớn nhất thế giới. Theo giáo sư trường nông nghiệp ở Mỹ, thông qua khảo sát cho thấy có đến 85% nông dân áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, đem lại lợi nhuận kinh tế tăng vọt. Hiện nay, ở Mỹ các trang trại gia đình đã sản xuất ra hơn 50% sản lượng đậu tương và ngô của toàn thế giới, xuất khẩu 45-50 triệu tấn lúa mỳ, 50 triệu tấn ngô, đậu tương... Sản lượng nông sản làm ra của một lao động nông nghiệp vào năm 1990 đủ để nuôi được 80 người. (Nguyễn Đình Hương, 2000)

Từ nghiên cứu kinh tế hộ và trang trại gia đình ở các nước có điều kiện địa lý, chế độ xã hội, tình hình chính trị và điều kiện kinh tế khác nhau cho thấy:

- Đa số các nước có quy mô nông trại gia đình không lớn và phân tán ở nông thôn, nhưng đã tạo ra sản lượng nông sản lớn và nông sản hàng hóa cao. Kinh tế hộ chính là lực lượng sản xuất hàng hóa chủ yếu trong nông nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.

- Ở các nước đang phát triển kinh tế nông hộ tự cấp tự túc còn chiếm một tỷ lệ đáng kể, kinh tế trang trại và sản xuất hàng hóa đang ngày một tăng lên.

- Ở các nước đang phát triển có xu hướng số nông trại gia đình giảm dần và quy mô tăng lên, khối lượng nông sản tăng nhanh. Đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất nông sản đem lại giá trị hàng hóa cao, xuất khẩu sang các quốc gia khác.

- Cơ cấu sản xuất kinh doanh trong các hộ rất phong phú và đa dạng gồm cả các ngành trong nông nghiệp và phi nông nghiệp.

- Lao động gia đình được sử dụng chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.6.2 Quá trình phát triển kinh tế hộ ở nước ta

2.6.2.1 Trước khi thành lập các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp

Trước Cách mạng tháng Tám, ruộng đất tập trung chủ yếu trong tay địa chủ.

Xét trên cả nước giai cấp địa chủ chỉ có 3% dân số nhưng đã chiếm 41,4% ruộng đất, nông dân lao động chiếm 95% dân số nhưng chỉ có 36% diện tích đất; số còn lại thuộc đồn điền của Pháp và đất công (Đỗ Văn Viện và cộng sự, 2000). Giai đoạn này sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở hộ gia đình nông dân là chính, kinh tế nông hộ phát triển theo hai thái cực:

- Phú nông, địa chủ: Thuê mướn lao động, kinh doanh ruộng đất.

- Nông dân nghèo: Nếu có ruộng thì tự tổ chức sản xuất, số còn lại phải đi làm thuê hoặc lĩnh canh.

Năm 1956, khi cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được thực hiện đa số hộ nông dân ít nhiều đều có đất sản xuất nông nghiệp. Ở giai đoạn này hộ nông dân sản xuất hoàn toàn cá thể.

2.6.2.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến 1980

Năm 1958 chúng ta tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, cuối năm 1960 đã có 84% hộ nông dân tham gia vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, điều này làm thay đổi căn bản môi trường sản xuất kinh doanh của nông hộ. Trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nông hộ được tập thể dành cho 5% đất canh tác để làm kinh tế phụ gia đình. Với 5% đất canh tác nhưng đã tạo ra 48% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, 95% sản lượng chăn nuôi, 93% sản lượng rau quả và chiếm 50 – 60% thu nhập của hộ (Đỗ Văn Viện và cộng sự, 2000). Tuy không công khai nhưng kinh tế nông hộ đã thực sự là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại. Giai đoạn này nông hộ cũng được chia làm hai loại:

- Số hộ nông dân cá thể ngày càng giảm, có phân biệt đối xử, sản xuất luôn bị kìm hãm, bó buộc.

- Hộ gia đình xã viên trong hợp tác xã và hộ công nhân viên trong các nông trường. Loại hộ này có nguồn thu kinh tế tập thể thông qua ngày công đóng góp hoặc tiền lương.

Do diện tích đất dành cho kinh tế hộ bó hẹp trong 5% nên sản xuất kinh tế hợp tác xã đình đốn, kinh tế quốc doanh luôn thua lỗ. Giai đoạn 1960-1965 thu từ tình hình kinh tế tập thể chiếm 70-75% còn kinh tế nông hộ chiếm 25-30%. Giai đoạn 1975-1980 thì ngược lại. Chính do thu nhập từ kinh tế tập thể thấp nên đến giai đoạn sau xã viên chán nản và muốn xa rời kinh tế tập thể. (Đỗ Văn Viện và cộng sự, 2000)

2.6.2.3 Giai đoạn 1981 – 1987

Trước thực trạng, diễn biến của sản xuất nông nghiệp, của kinh tế nông hộ đã không đảm bảo được an ninh lương thực gây ra các cuộc khủng hoảng về lương thực. Từ đây đòi hỏi Chính phủ phải tìm ra giải pháp cấp bách giải quyết khó khăn này.

Ngày 13/1/1981 Chỉ thị 100 đã ra đời với nội dung khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Xã viên tự chịu trách nhiệm trên ruộng đất được khoán và được hưởng phần vượt khoán. Từ đây kinh tế nông hộ gia đình được khôi phục và phát triển nhanh chóng.

Giai đoạn từ 1986 – 1987, giá vật tư nông nghiệp tăng hơn giá thóc, chế độ khoán 3 khâu cho xã viên là: Gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch không được ổn định, sản lượng khoán thường xuyên nâng cao dần đã làm giảm dần thu nhập của hộ nông dân, nông dân không còn tích cực sản xuất và trả ruộng lại do không có khả năng đóng góp được phần giao khoán. (Đỗ Văn Viện và cộng sự, 2000)

2.6.2.4 Kinh tế nông hộ từ năm 1988 đến nay

Trước tình trạng trên, ngày 5/4/1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nông thôn. Nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là một đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông hộ. Nghị quyết còn chủ trương giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ, xóa bỏ chính sách thu mua lương thực theo nghĩa vụ, tạo đà cho kinh tế hộ phát triển.

Từ sau Nghị quyết 10 kinh tế hộ nông dân phát triển mạnh, đạt hiệu quả cao trong sản xuất và không ngừng nâng cao mức sống. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII đã đưa ra tiếp những chủ trương về phát triển 3 chương trình kinh tế lớn hơn của nhà nước, hộ nông dân là chủ thể sản xuất với việc ban hành những chính sách nông dân... Kinh tế hộ đã có nhiều thay đổi lớn, làm cho sản lượng lương thực không ngừng tăng lên qua các năm.

Theo kết quả Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2001, khu vực nông thôn cả nước có 13,07 triệu hộ; 58,41 triệu khẩu chiếm 73% dân số cả nước. Nét mới đáng ghi nhận là cơ cấu ngành nghề của hộ và lao động đang có sự thay đổi theo xu hướng tiến bộ: Ở khu vực nông thôn tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng từ 1,6% năm 1994 tăng lên 5,8% năm 2001 nhóm hộ dịch vụ tăng từ 6,4% lên 10,6%, nhóm hộ nông – lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 89,33% xuống 80,93% và xuống còn 70,9% năm 2006. Cơ cấu lao động nông thôn cũng có chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Năm 2001 có 79,6% lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản; 7,4% lao động công nghiệp và xây dựng; 11,5 % lao động dịch vụ. Lao động nông thôn bước đầu chuyển dịch theo hướng đa ngành, hiện có 77,4%

số lao động nông nghiệp làm nông nghiệp thuần túy; 22,6% lao động nông nghiệp kiêm các ngành nghề khác. Một bộ phận gia đình đã mở rộng quy mô và trình độ sản xuất hình thành các trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp.

Năm 2001, vốn đầu tư phát triển cho các hộ nông thôn của cả nước là trên 46,2 tỷ đồng, vốn tích lũy hiện có trong dân là 42,2 tỷ đồng. Số hộ nông thôn có dự định đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh nông – lâm nghiệp và thủy sản theo hướng kinh tế hàng hóa là 28,2%.

Đến cuối năm 2003 cả nước có hơn 71 nghìn trang trại, giá trị hàng hóa dịch vụ của các trang trại là 4.047 tỷ đồng. Loại trang trại có giá trị hàng hóa cao nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản đạt bình quân 120 triệu đến 150 triệu/trang trại. Theo điều tra nông nghiệp cho thấy, chỉ có 3,7% số hộ thủy sản nhưng đã tạo ra 15,52%

tổng khu vực của nông – lâm nghiệp và thủy sản, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ năm 2002 (Nguyễn Phượng Vỹ, 2005).

Năm 2006, thu nhập bình quân một hộ nông thôn đạt 26,1 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 18%, đã giảm 3,2% so với năm 2004 (Tổng cục thống kê, 2006).

Kinh tế hộ đang đóng góp cho nền nông nghiệp nước nhà ngày càng phát triển bền vững hơn đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Sau một năm gia nhập WTO, năm 2007, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt kết quả cao với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD.

Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn: Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tiếp tục lan rộng và tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp Việt Nam, vốn là ngành sản xuất hướng mạnh ra xuất khẩu; Biến đổi khớ hậu ngày càng rừ nột và phức tạp, đặc biệt các trận bão số 9, 11 và lũ lụt đã gây hậu quả nặng nề cho sản xuất và đời sống của người dân các tỉnh miên Trung, Tây Nguyên; Dịch bệnh vật nuôi, cây trồng diễn biến phức tạp. Được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực của các ngành, kinh nghiệm chỉ đạo nhiều năm của Bộ NN và PTNT và các địa phương, sự nỗ lực của các doanh nghiệp và nông dân cả nước nên trong năm 2009 ngành nông nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch năm và kế hoạch 5 năm góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và ổn định chính trị.

Nhìn chung năm 2009, đời sống người nông dân đã được cải thiện một cách đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn năm 2009 giảm còn 13%. Các địa phương đã cơ bản hoàn thành xây dựng và triển khai đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Mục tiêu của toàn ngành năm 2010 sẽ tiếp tục phát triển ổn định, bền vững sản xuất nông nghiệp, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, góp phần tích cực vào ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội cho khu vực nông thôn và nông dân và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006 - 2010.

Quá trình phát triển kinh tế nông hộ hầu hết ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam đều có xu hướng chung là:

- Kinh tế nông hộ là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao. Kinh tế nông hộ là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Chính công nghiệp hoá đã đặt yêu cầu khách quan cho sự phát triển sản xuất nông sản hàng hoá nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và tạo ra những điều kiện cho kinh tế nông hộ hình thành và phát triển.

- Kinh tế trang trại gia đình là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hoá là bước tiến bộ mới về tổ chức sản xuất nông nghiệp của nhân loại.

- Ở hầu hết các nước, hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất giữ vị trí xung kích trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn và trở thành lực lượng chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, kinh tế nông hộ đã có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.

- Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá, số lượng trang trại nhiều, quy mô nhỏ.

Khi công nghiệp phát triển đạt trình độ cao thì số lượng trang trại giảm, quy mô trang trại tăng. Kinh tế trang trại phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp, sau đó từng bước đi vào sản xuất tập trung chuyên canh lớn.

Cho nên, kinh tế nông hộ là loại hình tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ tổ chức quản lý, khoa học công nghệ và phù hợp với điều kiện của nông nghiệp nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Đối với nước ta, thời kỳ đổi mới kinh tế, từ năm 1988 đến nay kinh tế nông hộ đã có tiền đề cơ bản để trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ, ngày càng có nhiều hộ nông dân thoát khỏi tình trạng thuần nông, tự cung, tự cấp tiến lên sản xuất hàng hoá.

Như vậy, có thể khẳng định: Phát triển kinh tế nông hộ cần có chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Do vậy, vai trò của Nhà nước là rất to lớn trong việc tạo điều kiện cho kinh tế nông hộ phát triển.

* Khó khăn và thách thức đối với hộ nông dân trong thời gian tới

Trong thời gian tới, khi nước ta đang bước vào tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sẽ có rất nhiều khó khăn và thách thức đối với

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w