* Tình hình nghiên cứu tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất ở Việt Nam
Trong thực tế sản xuất, các chủ thể sản xuất như các doanh nghiệp, các công ty đến các hộ nông dân luôn phải quan tâm đến vấn đề tối ưu sản xuất tức là tìm phương án để sử dụng hợp lý nguồn lực sao cho thu được lợi nhuận tối đa từ quá trình sản xuất. Như vậy tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất chính là việc bố trí kế hoạch sản xuất phù hợp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Ở Việt Nam, xây dựng phương án sử dụng hợp lý nguồn lực sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được tiến hành nghiên cứu và triển khai trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, chúng mới chỉ dừng lại ở những phương pháp đơn giản như: phương pháp phân tích thống kê, phương pháp điều tra thực nghiệm...
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật và sự trợ giúp của máy vi tính thì việc áp dụng các mô hình toán học trong nghiên cứu xây dựng một phương án sản xuất tối ưu đã được thực hiện trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp công nghiệp, giao thông vận tải...
Khác với các ngành sản xuất khác, trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng có những nét đặc thù riêng, vì đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là những sinh vật sống (cây trồng, vật nuôi) có mang những đặc tính sinh học của nó, sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động rất nhiều của điều kiện tự nhiên... Hơn nữa, ở Việt Nam sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ nông dân còn nhỏ lẻ, lạc hậu... Chính những yếu tố trên dẫn đến việc áp dụng các mô hình toán học trong nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn và cần được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
* Tình hình nghiên cứu kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam
Trong những năm vừa qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế hộ nụng dõn. Nhỡn chung, cỏc cụng trỡnh đó làm rừ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân như:
Đánh giá thực trạng kinh tế hộ trên các vùng sinh thái, xu hướng phát triển và những giải pháp để đẩy mạnh kinh tế hộ của Chu Văn Vũ và tập thể tác giả Viện Kinh tế học trong cuốn sách “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam”, năm 1995.
Lý luận và thực tiễn kinh tế hộ nông dân và dự báo mô hình phát triển kinh tế hộ nông dân của Đào Thế Tuấn trong cuốn sách “Kinh tế hộ nông dân”.
Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Thọ (2006), trong báo cáo “Kinh tế hộ nông thôn Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu và điều tra”, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Báo cáo quản lý kinh tế số 14 (5+6/2007). Nghiên cứu đã đạt được một số phát hiện về kinh tế hộ nông dân như sau: Kinh tế hộ đã đa dạng hóa thu nhập nhờ phát triển ngành, nghề nhưng vẫn còn nhiều hạn chế; Khả năng tiếp cận và sử dụng đất đai của hộ không đều, mức độ bất bình đẳng cao; Việc cung ứng vồn vay tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ nông dân; Việc tiếp cận thị trường và thông tin kinh tế đặc biệt là dịch vụ internet của hộ còn rất hạn chế.
Phân tích thực trạng về phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng của tác giả Vũ Thị Ngọc Trân trong cuốn sách “Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng”.
Tổng cục thống kê (2006), “Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006”. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thực trạng phát triển ngành nông
nghiệp ở nông thôn. Từ đó nghiên cứu làm cơ sở để tìm ra những giải pháp thiết thực, làm thế nào để phát triển hơn nữa kinh tế nông nghiệp nông thôn trong đó có một thành viên quan trọng là kinh tế hộ nông dân.
Vũ Hồng Quang (2008), “Tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã vận dụng mô hình bài toán tối ưu đối với các nguồn lực của nhóm hộ tương ứng để tìm ra cách sử dụng các nguồn lực để đem lại lợi ích kinh tế cao nhất cho hộ nông dân.
Trong những năm gần đây, một số luận án tiến sĩ kinh tế và khóa luận tốt nghiệp đó đi sõu nghiờn cứu và làm rừ từng khớa cạnh của kinh tế hộ nụng dõn như:
Những khả năng và biện pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Gia Lâm – Hà Nội (Nguyễn Thị Tâm, 1993); Vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn (Nguyễn Văn Huân, 1995); Tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu (Nguyễn Văn Thực, Phan Thị Thủy, 2009)...
Các kết quả nghiên cứu trên đã góp phần bổ sung và từng bước hoàn thiện kiến thức nghiên cứu mới cả về lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ ở nước ta. Tuy nhiên, trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội nói chung và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam nói riêng, các hiện tượng kinh tế luôn có sự vận động và phát triển không ngừng, đòi hỏi phải luôn có sự cập nhập và vận dụng các kiến thức trên vào thực tiễn của từng vùng và phải có sự vận dụng hết sức linh hoạt.
Từ lý luận và thực tiễn chúng ta có thể thấy rằng: Kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra sâu rộng như hiện nay, bên cạnh những cơ hội, phát triển kinh tế hộ nông dân phải đối mặt với không ít những khó khăn thách thức. Vì vậy, để kinh tế hộ nông dân phát triển, bên cạnh những chính sách của Đảng và Nhà nước trong đó có các chính sách về vốn, thì việc khai thác và sử dụng các nguồn lực sản xuất một cách có hiệu quả, một cách tối ưu như chuyển
đổi cơ cấu, nâng cao năng suất và hiệu quả của cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm cho lao động nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế hộ nông dân.
PHẦN III : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ