Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .1 Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 35 - 42)

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

- Vị trí địa lý: Thanh Miện là huyện đồng bằng ở phía Tây Nam tỉnh Hải Dương, có tổng diện tích tự nhiên là 12.233,70 ha, chiếm 7,41% diện tích toàn tỉnh.

Phía Bắc giáp huyện Bình Giang, phía Đông Bắc giáp huyện Gia Lộc, phía Đông Nam giáp huyện Ninh Giang, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên.

Huyện Thanh Miện có vị trí địa lý khá thuận lợi, giáp danh với các tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Là huyện chuyển tiếp giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn thuần túy do đó có nhiều cơ hội để tiếp thu những thành tựu về khoa học công nghệ, văn hóa xã hội tiên tiến.

Toàn huyện có 18 xã và một thị trấn. Trung tâm huyện đóng tại thị trấn Thanh Miện, cách thủ đô Hà Nội 60 km; Cách thành phố Hải Dương 23 km và cách thị xã Hưng Yên 25 km. Cùng với mạng lưới giao thông thông suốt, Thanh Miện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp và nông thôn, và giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng trong và ngoài tỉnh.

Về địa hình, nhìn chung địa hình huyện Thanh Miện tương đối bằng phẳng, có xu hướng hơi dốc từ phía Tây Bắc sang phía Tây Nam. Một số xã thuộc phía Nam của huyện có xen kẽ vùng trũng cục bộ. Địa hình của huyện khá thuận lợi cho việc thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thâm canh cây lúa nước.

3.1.1.2 Thời tiết, khí hậu, thủy văn

- Khí hậu thời tiết: Do nằm trong vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng nên Thanh Miện có khí hậu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ đó là khí hậu nhiệt đới giú mựa. Trong năm phõn biệt thành bốn mựa xuõn, hạ, thu, đụng rừ rệt. Lượng mưa trong năm tập trung từ tháng 4 đến tháng 9 và mưa rất ít từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Lượng nước mưa trung bình trong năm của huyện từ 1.350 đến 1.600 mm (cao nhất là 2.501 mm vào năm 1973 và thấp nhất là 752,2 mm vào năm 1989).

Nhiệt độ trung bình 23,3°C; Số ngày nắng từ 180 đến 200 ngày một năm. Độ ẩm trung bình từ 81 đến 87%.

Nhìn chung khí hậu, thời tiết như vậy là tương đối phù hợp cho sản xuất nông nghiệp.

- Chế độ thuỷ văn: Nguồn nước tưới, tiêu trên địa bàn huyện cũng khá đa dạng và ổn định, do Thanh Miện nằm trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Phía Nam huyện giáp sông Luộc với chiều dài 2,8 km. Trong nội đồng có sông Hàng Kẻ Sặt và sông Cửu An là trục chính Bắc Hưng Hải tiếp giáp với sông ngoài bằng cửa An Thổ và Cầu Xe. Nguồn nước dồi dào nên đảm bảo đủ nước tưới và sinh hoạt cho nhân dân trong huyện.

3.1.1.3 Tình hình đất đai của huyện

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, nó tham gia vào tất cả quá trình hoạt động sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thiết yếu là cơ sở để tiến hành sản xuất. Do đó đất đai có vai trò quyết định đến sản xuất nông nghiệp không chỉ về mặt số lượng (diện tích đất) mà còn về mặt chất lượng (độ màu mỡ) của đất đai.

Đất đai của huyện được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng. Đất nông nghiệp của huyện ở địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có trình cao, thấp xen kẽ nhau. Theo đó cơ cấu đất nông nghiệp của huyện rất phức tạp, trong đó 1.489 ha đất chân cao; 4.412 ha đất chân vàn;

1.688 ha đất chân thấp; 277 ha đất trũng và 685 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

Nhìn chung đất nông nghiệp ở Thanh Miện nghèo dinh dưỡng, tầng canh tác mỏng, tỷ lệ đất nghèo lân chiếm 60%( 4.720 ha) và có tới 6.028 ha ở độ chua cấp I (pH<

4,5; chiếm 70%). (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Địa hình không thuần nhất phần nào giúp cho huyện có thể phát triển nông nghiệp đa dạng hơn nhưng cũng gây nhiều khó khăn trong việc đầu tư cho thuỷ lợi, tưới tiêu và canh tác. Diện tích đất nông nghiệp chiếm phần tương đối lớn trong

diện tích đất đai tự nhiên nên nền kinh tế huyện vẫn dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện được phản ánh trong bảng sau

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Thanh Miện trong 3 năm (2007-2009)

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

So sánh (%) SL

(ha) CC (%)

SL (ha)

CC (%)

SL (ha)

CC (%)

08/0

7 09/08 BQ A. Tổng DT ĐTN

12.234 100,0

12.23 4 100,0

12.23

4 100,0 100,0 100,0 100,0 I. Đất NN 8.732 71,4 8.717 71,3 8.709 71,2 99,8 99,9 99,9 1. Đất CHN 7.518 86,1 7.493 86,0 7.463 85,7 99,7 99,6 99,6

2. Đất CLN 440 5,0 444 5,1 446 5,1 101,1 100,4 100,8

3. Đất NTTS 774 8,9 780 8,9 800 9,2 100,7 102,6 101,7 II. Đất PNN 3.502 28,6 3.517 28,7 3.525 28,8 100,4 100,2 100,3 1. Đất thổ cư 878 25,1 880 25,0 891 25,3 100,3 101,2 100,7 2. Đất chuyên dùng 1.869 53,4 1.882 53,5 1.878 53,3 100,7 99,8 100,2 3. Đất PNN khác 755 21,6 755 21,5 755 21,4 100,0 100,1 100,0 B. Một số CTBQ

(sào BB)

I. DT ĐNN/HNN (S/H) 8,3 8,0 7,9 96,4 98,8 97,6

II. DT ĐNN/KNN (S/K) 2,1 2,1 2,0 99,5 99,0 99,3

III. DTĐNN/LĐNN

(S/LĐ) 4,4 4,5 4,5 100,8 100,7 100,8

Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Miện, 2010

Ghi chú: DT ĐTN: Diện tích đất tự nhiên; Đất NN: Đất nông nghiệp; Đất CHN:

Đất trồng cây hàng năm; Đất CLN: Đất trồng cây lâu năm; Đất NTTS: Đất nuôi trồng thủy sản; Đất PNN: Đất phi nông nghiệp; CTBQ: Chỉ tiêu bình quân; HNN: Hộ nông nghiệp; KNN: Khẩu nông nghiệp; LĐNN: Lao động nông nghiệp; Sào BB: sào Bắc bộ (360 m2); SL: Số lượng; CC: Cơ cấu.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng diện đất tự nhiên của huyện Thanh Miện là 12.233,7 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 71,38%, tương ứng với 8.732,10 ha, năm 2007. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp đó lại đang có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Năm 2008 giảm xuống còn 8.717,0 ha, sang đến năm 2009, diện tích đất nông nghiệp của huyện còn lại là 8.709,2 ha. Tốc độ giảm bình quân là 0,13%/năm.

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì chỉ có diện tích trồng cây hàng năm

thủy sản lại có xu hướng tăng. Điều này là phù hợp với chủ trương của UBNĐ huyện là thực hiện chuyển đổi đất cấy lúa cho hiệu quả kém sang đào ao thả cá, trồng cây và làm trang trại cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tuy diện tích đất trồng cây hàng năm có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ đất trồng cây hàng năm trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn tương đối cao. Năm 2007, tỷ lệ này là 86,10%, năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 85,69%. Điều này chứng tỏ rằng, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ nông dân, UBNĐ huyện vẫn luôn luôn chú trọng việc đảm bảo an ninh lương thực cho người dân trong toàn huyện.

Trong quy mô hộ, diện tích đất nông nghiệp của một hộ nông nghiệp giảm đi đáng kể, tính bình quân 3 năm (2007-2009) giảm 2,44%/hộ, điều này làm cho các hộ gặp không ít khó khăn trong sản xuất. Để khắc phục tình trạng này nhằm ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống cho các hộ gia đình chính quyền huyện cần có biện pháp kinh tế - kỹ thuật tác động, trong đó đặc biệt chú ý đến các biện pháp thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích cây vụ đông, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất làm tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi. Chính quyền các cấp cũng phải chú ý đến các giải pháp nhằm tạo công ăn việc làm cho số lao động dư thừa do thiếu diện tích đất canh tác.

Đất phi nông nghiệp năm 2007 có diện tích là 3.501,60 ha, năm 2008 diện tích này tăng lên 3.516,70 ha, và đến năm 2009 là 3.524,5 ha, chiếm 28,81% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Bình quân 3 năm (2007-2009), diện tích đất phi nông nghiệp tăng 0,33%. Trong đó, diện tích đất thổ cư và đất chuyên dùng trên địa bàn huyện đều có xu hướng tăng nhẹ, đặc biệt là đất thổ cư do dân số gia tăng tạo ra áp lực về nhà ở cho người dân. Diện tích đất thổ cư năm 2007 là 877,80 ha, chiếm 25,07%, bình quân 3 năm tăng 0,74%. Trong khi, với đất chuyên dùng, tốc độ tăng bình quân không đáng kể 0,04%.

Nói tóm lại, tình hình đất đai huyện Thanh Miện từ năm 2007-2009 tương đối ổn định. Mặc dù có một số chỉ tiêu thay đổi nhưng không đáng kể và không làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Nguồn lao động của huyện Thanh Miện khá dồi dào, song lao động nông nghiệp vẫn chiếm phần chủ yếu (gần 80%). Lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ tương đối thấp, chưa đáp ứng kịp thời với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường trên địa bàn.

Đến cuối năm 2009 toàn huyện có 133.843 người trong đó ở độ tuổi lao động là 73.378 người, chiếm 54,82%. Tốc độ tăng dân số của huyện ở mức thấp, do vậy đây cũng là lợi thế của huyện trong phát triển kinh tế, xã hội vì số người trong độ tuổi lao động tăng sẽ cung cấp cho huyện lực lượng lao động dồi dào hơn song cũng là một áp lực lớn đối với huyện trong việc giải quyết công ăn việc làm, trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Tình trạng dư thừa lao động, thời gian nhàn rỗi của người dân trong huyện còn nhiều. Lao động nông nghiệp chưa có việc làm còn chiếm tỷ trọng cao 30-36%.

Cũng như đa số các huyện trong tỉnh Hải Dương, chất lượng lao động của huyện còn thấp, lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 10%, do đó đã hạn chế đến sự phát triển kinh tế của huyện.

Tình hình dân số và lao động của huyện được thể hiện qua bảng sau:

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dân số của huyện năm 2007 là 132.461 người, bình quân 3 năm 2007-2009 tăng 0,52%. Sang đến năm 2009 dân số của toàn huyện là 133.843 người. Nếu phân theo giới tính thì năm 2009 nam giới chiếm 48,97%, nữ giới chiếm 51,03%. Ta thấy rằng, tốc độ tăng dân số bình quân của huyện là 0,52%, đã giảm đi nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, chính quyền địa phương không lên chủ quan, mà phải kiểm soát và giảm thiểu hơn nữa tốc độ gia tăng dân số. Nếu không, tốc độ dân số tăng nhanh, trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp mà cụ thể là diện tích đất canh tác đang có xu hướng giảm, điều này sẽ gây sức ép cho quá trình phát triển kinh tế xã hội trong vùng, nhất là trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.

Toàn huyện có 73.378 lao động (năm 2009). Trong đó, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ khá cao 73,55%, lao động phi nông nghiệp chiếm 26,45%. Tuy nhiên, qua 3 năm 2007-2009, chúng ta thấy rằng cơ cấu lao động trên địa bàn huyện đang có sự dịch chuyển: Lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm xuống còn

lao động phi nông nghiệp lại có xu hướng gia tăng. Như vậy, lao động trên địa bàn huyện đang có sự chuyển dịch phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Nhìn chung lực lượng lao động nông nghiệp của huyện vẫn khá đông đảo, do đó đây là một tiềm năng cần được khai thác trong thời gian tới.

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Thanh Miện (2007 – 2009)

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

So sánh (%)

SL CC

(%) SL CC

(%) SL CC

(%) 08/07 09/08 BQ I. Tổng dân số Ng 132.461 100,0 132.985 100,0 133.843 100,0 100,4 100,6 100,5 1. Nam Ng 64.507 48,7 65.020 48,9 65.542 49,0 100,8 100,8 100,8 2. Nữ Ng 67.954 51,3 67.965 51,1 68.301 51,0 100,0 100,5 100,3 II. Tổng LĐ LĐ 72.134 100,0 72.896 100,0 73.378 100,0 101,1 100,7 100,9 1. LĐNN LĐ 54.938 76,2 54.386 74,6 53.972 73,6 99,0 99,2 99,1 2. LĐPNN LĐ 17.196 23,8 18.510 25,4 19.406 26,4 107,6 104,8 106,2 III. Tổng số hộ Hộ 38.371 100,0 40.569 100,0 41.634 100,0 105,7 102,6 104,2 1. Số HNN Hộ 29.224 76,2 30.267 74,6 30.623 73,6 103,6 101,2 102,4 2. Số HPNN Hộ 9.147 23,8 10.301 25,4 11.011 26,4 112,6 106,9 109,7 IV. Một số CTBQ

1. Nhân khẩu/hộ Ng 3,45 3,28 3,21 95,0 98,1 96,5

2. LĐ/hộ Ng 1,88 1,80 1,76 95,6 98,1 96,8

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Miện, 2010

Ghi chú: ĐVT: Đơn vị tính; LĐ: Lao động; LĐNN: Lao động nông nghiệp;

LĐPNN: Lao động phi nông nghiệp; HNN: Hộ nông nghiệp; HPNN: Hộ phi nông nghiệp; CTBQ: Chỉ tiêu bình quân; Ng: Người.

3.1.2.2 Cơ sở vật chất hạ tầng - Hệ thống giao thông:

Quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông đường bộ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện trong những năm trở lại đây. Thanh Miện có đường liên tỉnh 38B chạy từ thành phố Hải Dương qua Gia Lộc, qua trung tâm huyện, nối với tỉnh Hưng Yên; Thái Bình để đi các tỉnh phía Nam. Đường tỉnh có đường 20A nối trung tâm huyện với Bình Giang đi Hà Nội;

các tuyến 20B; 39D chạy theo trục Bắc Nam, Đông Tây nối Thanh Miện với các huyện lân cận. Ngoài ra, hệ thống giao thông thuỷ với sông Luộc; sông Cửu An;

sông Hàng Kẻ Sặt và 3 bến chính cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương hàng hoá giữa Thanh Miện với các tỉnh, các huyện khác.

- Thủy lợi:

Huyện có hệ thống sông đào và sông tự nhiên cùng hệ thống trạm bơm tiêu úng, trạm bơm tưới loại vừa và nhỏ được xây dựng ở các khu vực với vị trí thích hợp và hệ thống kênh mương nội đồng cơ bản đáp ứng cho yêu cầu thâm canh 2 vụ lúa, một vụ đông và nuôi trồng thủy sản.

Tuy vậy, hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện đều đã xuống cấp nên thực tế chỉ đạt 50% công suất thiết kế. Bên cạnh đó hầu hết các trạm bơm và hệ thống công trình cầu cống đã sử dụng từ lâu thông số kỹ thuật không còn phù hợp, máy móc đã xuống cấp, nên khả năng đảm bảo cho sản xuất còn hạn chế.

- Giáo dục và đào tạo: Hàng năm có trên 23.000 người đi học, tỷ lệ các cháu trong độ tuổi đến trường đạt trên 90%, tỷ lệ đến lớp ở bậc mầm non đạt 85-87%, ở bậc tiểu học đạt 100%, ở bậc trung học cơ sở đạt trên 95%. Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, đến nay toàn huyện có 12 trường đạt chuẩn quốc gia (1 trường PTCS, 9 trường tiểu học, 2 trường mầm non). Hàng năm có khoảng 400 học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng.

- Y tế: Mạng lưới y tế của huyện Thanh Miện được xây dựng tương đối khá, bao gồm hệ thống trạm y tế xã và bệnh viện huyện. Hệ thống các trạm y tế cấp xã, thị trấn bao gồm 19 trạm y tế xã. Như vậy, 100% số xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều có trạm y tế, mỗi trạm y tế có khoảng 4-5 giường nội trú và có từ 1-2 giường sản. Các trạm y tế đều đạt chuẩn về diện tích đất tối thiểu là 500m2.

Huyện Thanh Miện có 1 bệnh viện huyện đóng tại thị trấn. Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị kỹ thuật tương đối đầy đủ và hiện đại. Năm 2008, trên địa bàn huyện có thêm 1 phòng khám đa khoa tư nhân được trang bị máy móc khá hiện đại và đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn cao.

- Văn hóa, thông tin: Đời sống văn hóa của người dân trên địa bàn huyện đã có những bước chuyển biến tích cực về mọi mặt, môi trường văn hóa tốt đẹp hơn, các thiết chế về văn hóa từ huyện tới cơ sở thôn xóm được củng cố và tăng cường.

Các hoạt động văn hóa đã thu hút được nhiều người tham gia, tính xã hội hóa ngày càng cao. Tính đến năm 2009 đã có tới 60 làng, khu dân cư được công nhận là làng, khu dân cư văn hóa.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất cho công tác truyền thanh, phát thanh của huyện luôn được tăng cường. Đã có 100% số xã trong huyện có bưu điện xã, và thư viện phục vụ nhu cầu của bà con trong xã rất hiệu quả.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện khá thuận lợi cho việc sản xuất trồng trọt và đầu tư thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng.

Tuy nhiên, do đất đai còn manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến những hạn chế trong việc sản xuất nông nghiệp hàng hóa và phát triển sản xuất ở quy mô lớn. Thanh Miện có nguồn lao động khá dồi dào, nếu nguồn lực lao động này có thêm nhiều việc làm khi nông nhàn thì thu nhập của hộ nông dân sẽ tăng lên đáng kể. Song do những hạn chế như trình độ học vấn, trình độ tay nghề kỹ thuật và tính kỷ luật lao động còn thấp... đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình khai thác và sử dụng nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong huyện.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w