Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 92 - 96)

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân trong thời gian tới

4.3.1. Giải pháp về đất đai

Các cơ quan chức năng từ cấp huyện đến cấp xã cần có quy hoạch cụ thể trong việc sử dụng đất đai, bố trí các khu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, các công trình phúc lợi công cộng trong dân cư, bố trí quy hoạch những vùng sản xuất như vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, những vùng dành cho cây vụ đông.

Các cấp chính quyền từ huyện đến xã, thôn cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân đổi ruộng để có diện tích trồng màu vì trên thực tế có nhiều hộ nông dân muốn trồng màu nhưng lại không có diện tích trồng màu (một phần do hạn chế của quá trình dồn điền đổi thửa chưa thực sự hợp lý), khuyến khích và xây dựng phong trào trồng cây vụ đông bằng cách đưa những cây trồng vụ đông có hiệu quả kinh tế cao vào gieo trồng.

Các hộ nông dân từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ bằng cách tăng diện tích trồng màu, từng bước phát triển ngành chăn nuôi từ quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn.

4.3.2 Giải pháp về lao động

Cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật của huyện, xã, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề. Khuyến khích các dự án trong nước và ngoài nước sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp đầu tư tại địa phương nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và phát triển kinh tế hộ nông dân.

Mở rộng các làng nghề, khôi phục ngành nghề truyền thống và phát triển nghề mới, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân, công ty…tạo công ăn việc làm cho người dân.

Chính quyền địa phương cần mở các trung tâm dạy nghề cho lực lượng lao động của huyện, từng bước nâng cao chất lượng lao động.

Sử dụng triệt để hơn nữa nguồn lực lao động đi làm thuê, tích cực học hỏi nâng cao tay nghề. Địa phương cần có các giải pháp tạo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ khi nông nhàn.

4.3.3 Giải pháp về vốn

Để thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội cần một lượng vốn đầu tư lớn, đòi hỏi nguồn vốn phải được huy động từ nhiều nguồn: Nhà nước, vốn liên doanh, tư nhân, và nguồn vốn tích lũy của các hộ nông dân.

Tạo điều kiện để hộ nông dân được vay vốn với số lượng lớn, đa dạng hóa các loại hình vay vốn, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn giúp cho các hộ nông dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay để các hộ đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi dần theo hướng chăn nuôi quy mô lớn, tận dụng tối đa nguồn lực lao động nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân.

Đối với những ngành nghề này thì vốn ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ, vì vậy cần thu hút nhiều nguồn vốn vay, đa dạng các hình thức cho vay và đơn giản hóa các thủ tục cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn vay phục vụ phát triển ngành nghề và mở rộng kinh doanh dịch vụ, ưu tiên cho các ngành nghề sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ được vay vốn ưu đãi.

4.3.4 Giải pháp về khoa học công nghệ

Không ngừng đưa ra các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thường xuyên xây dựng các mô hình trình diễn cho các phương thức sản xuất mới để lựa chọn phương thức phù hợp, thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi giúp người dân nắm vững khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, gia súc, gia cầm và thủy sản giúp người nông dân nắm vững hơn nữa kỹ thuật chăn nuôi.

Giống: Đẩy mạnh việc tiếp thu chọn lọc ứng dụng các tiến bộ khoa học về các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, thường xuyên khảo sát, tuyển chọn nhằm bổ sung hoàn thiện cơ cấu giống tối ưu theo từng vùng sinh thái và từng mùa vụ.

Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc: Áp dụng các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và bảo vệ thực vật tiên tiến, hiệu quả để không ngừng tăng năng suất cây trồng.

Xây dựng mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao và ổn định để tuyên truyền vận động các hộ nông dân phát triển chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân.

Chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh, củng cố mạng lưới thú y từ cấp huyện đến cấp xã, cấp thôn.

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, trang thiết bị máy móc vào các ngành nghề dịch vụ, cải tiến các kỹ nghệ truyền thống của các ngành nghề và làng nghề.

4.3.5 Giải pháp về thị trường

Đối với hàng hoá nông sản có chính sách thu mua hợp lý, tránh hiện tượng

“đánh trống bỏ dùi”, trong chính sách định giá tạo cơ hội cho tư thương ép cấp, ép giá người nông dân.

Hợp tác xã nông nghiệp phải liên kết với hợp tác xã tín dụng tìm đầu ra cho nông dân. Có chính sách tiếp thị ngay từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất một loại nông sản hàng hoá; Ví dụ: Hợp đồng với công ty xuất khẩu nông sản trồng dưa chuột, hay với công ty chế biến nông sản để nuôi lợn sữa... Trong sự phát triển kinh tế thị trường có sự hỗ trợ đắc lực của hợp tác xã nông nghiệp sẽ làm cho thị trường được mở rộng hơn.

Các cấp chính quyền cần đưa ra dự báo thị trường: Cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu thị trường nông sản trên thế giới và trong nước giúp định hướng cho người nông dân đầu tư sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường; tránh hiện tượng sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ của thị trường như: sản xuất mận Tam hoa ở Bắc Hà; sản xuất cà phê ở khu vực Tây Nguyên…

Tạo cơ chế thông thoáng trong việc kích thích buôn bán các sản phẩm của ngành phi nông nghiệp. Giảm thuế và hỗ trợ sản phẩm đầu ra cho các sản phẩm.

Để thực hiện được những giải pháp trên, bên cạnh những nỗ lực của các hộ nông dân, thì rất cần có sự giúp sức của chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể trong việc tạo điều kiện cho các hộ về vốn vay, hướng dẫn kỹ thuật, giúp người nông dân trong công tác tiêu thụ sản phẩm và nhiều vấn đề liên quan khác… để khai thác triệt để và có hiệu quả các nguồn lực nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w