Phương pháp nghiên cứu .1 Phương pháp thu thập tài liệu

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 42 - 51)

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu .1 Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

* Tài liệu thứ cấp trong đề tài bao gồm:

- Các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tín dụng cho phát triển nông nghiệp được thu thập tại Phòng Nông nghiệp huyện và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Miện.

- Tình hình sử dụng đất đai được thu thập tại Phòng Địa chính và Phòng Thống kê huyện Thanh Miện.

- Dân số, lao động, vốn, ngành nghề, cơ cấu sản xuất, diện tích, nông sản, sản lượng các loại cây trồng; Tình hình chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản…);

Thực trạng phát triển kinh tế và sử dụng nguồn lực của huyện giai đoạn 2007-2009 được thu thập tại Phòng Thống kê huyện Thanh Miện.

- Những nghị quyết, báo cáo của huyện, tỉnh được thu thập tại Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Thanh Miện.

- Các số liệu khác được thu thập từ Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông huyện Thanh Miện, thông tin trên mạng internet, các kết quả nghiên cứu trước đây.

3.2.1.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

*Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu điều tra Các bước chọn điểm nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu và thu thập số liệu điều tra theo các bước sau:

- Bước 1: Chọn xã nghiên cứu

Xác định các loại hình kinh tế xã hội đang tồn tại ở huyện. Chọn các xã đại diện cho huyện về kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý dưới sự tư vấn của lãnh đạo, cán bộ Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê và Ủy ban nhân dân huyện. Tiến hành khảo sát các xã định chọn.

- Bước 2: Chọn hộ điều tra

Quá trình chọn hộ điều tra được thực hiện qua các bước:

+ Xác định các loại hình kinh tế xã đang tồn tại ở các xã và các thôn chọn điều tra.

+ Điều tra thu thập số liệu của các hộ nhằm đánh giá thực trạng sử dụng nguồn lực của các hộ nông dân và để phân tổ các nhóm hộ.

Các hộ điều tra được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên dựa trên tỷ lệ các nhóm hộ của từng xã.

Phương pháp điều tra

Điều tra các hộ bằng phỏng vấn trực tiếp một thành viên để hiểu biết về quá trình sản xuất của các hộ nông dân theo mẫu câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Câu hỏi được soạn thảo bao bồm cả các câu hỏi đóng và câu hỏi mở với những nội dung về tình hình cơ bản và tình hình cụ thể trong quá trình sản xuất của hộ.

* Kết quả chọn điểm nghiên cứu

- Qua khảo sát tình hình thực tế và căn cứ vào nguồn lực có hạn, chúng tôi chọn được 2 xã là:

1. Thị trấn Thanh Miện nằm ở trung tâm huyện Thanh Miện, phía Đông giáp huyện Gia Lộc, có điều kiện giao thông thuận lợi. Đây là trung tâm của huyện nên có nền kinh tế phát triển khá đa dạng. Trên địa bàn thị trấn có một số công ty may, công ty đồ gỗ, đồ nội thất, công ty xây dựng, công ty lương thực…Chính vì vậy mà trên địa bàn của xã kinh tế hộ nông dân phát triển khá đa dạng, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê và có một số ngành nghề phụ.

2. Xã Tứ Cường nằm ở phía Tây Nam của huyện. Xã có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn so với các xã khác trên địa bàn huyện. Nhìn chung đây là một xã thuần nông. Vì vậy, phát triển kinh tế hộ nông dân chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và làm thuê.

- Kết quả chọn thôn và hộ điều tra

Dựa vào các tiêu chí đã được xác định, chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộ trong 2 xã thuộc 3 nhóm hộ nông dân (hộ thuần nông, hộ kiêm ngành nghề, hộ kiêm làm thuê) để tập trung nghiên cứu. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Chọn mẫu điều tra

Xã Thôn Hộ

Thị trấn Thanh Miện Vàng Thượng 15

Vô Hối 15

Tứ Cường An Nghiệp 15

An Khoái 15

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được từ phiếu điều tra được mã hóa và đưa vào máy tính để xử lý, tính toán theo mục đích nghiên cứu của đề tài bằng chương trình phần mềm Excel.

Trong quá trình xử lý thông tin, chúng tôi tiến hành phân tổ các hộ nông dân được điều tra theo các tiêu thức, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

- Nhóm 1: Gồm những hộ nông dân có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) là chủ yếu. Nhóm hộ này được gọi là nhóm hộ sản xuất nông nghiệp (Hộ nông nghiệp).

- Nhóm 2: Gồm những hộ nông dân kết hợp sản xuất nông nghiệp với các ngành nghề phụ là chủ yếu, được gọi là hộ kiêm ngành nghề.

- Nhóm 3: Gồm những hộ nông dân kết hợp sản xuất nông nghiệp với làm thuê là chủ yếu, gọi là hộ kiêm làm thuê.

Ngoài ra, chúng tôi còn phân tổ hộ nông dân theo mức độ kinh tế của hộ: Hộ giàu, hộ khá và hộ nghèo.

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 3.2.3.1 Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh điều kiện, tình hình, hiệu quả sử dụng các nguồn lực theo các tiêu thức đã được phân tổ, đồng thời đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.

3.2.3.2 Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp này sử dụng chủ yếu để phân tích mức độ biến động về kết quả trong quá trình sản xuất của các hộ nông dân trên địa bàn huyện qua các năm thông qua các chỉ tiêu như số bình quân, số tuyệt đối và số tương đối.

3.2.3.3 Phương pháp toán kinh tế

* Mô hình tối ưu

Chúng tôi sử dụng mô hình quy hoạch tuyến tính với mục tiêu là bố trí khai thác sử dụng các nguồn lực sản xuất để thu nhập/lợi nhuận của hộ đạt được cao nhất.

Mô hình quy hoạch tuyến tính bao gồm hàm mục tiêu và các hệ ràng buộc.

Hàm mục tiêu là cái đích cần đạt được, còn hệ ràng buộc là những yêu cầu cần được thỏa mãn khi đạt được mục tiêu đó.

Hàm mục tiêu có dạng:

j n

j jX C x

f

=

=

1

)

(  Max (Min)

Trong kinh tế, hàm mục tiêu tiến tới Max khi phản ánh về lợi ích, chẳng hạn GO, VA, MI hay Pr. Còn khi phản ánh về chi phí thì hàm mục tiêu tiến tới Min.

Tuy nhiên, mục tiêu kinh tế chủ yếu không phải là tiết kiệm chi phí mà là tăng thêm lợi ích, nên thông thường bài toán được áp dụng ở dạng tiến đến Max.

Hệ ràng buộc gồm 4 nhóm sau:

Nhóm 1: A Xj A n

j ij

∑=1 (i = 1÷m1) Nhóm 2: B Xj B

n

j

ij

∑=1 (i = 1÷m2) Nhóm 3: C Xj C

n

j

ij =

∑=1 (i = 1÷m3) Nhóm 4: Xj ≥0 (j = 1÷n)

Trong các nhóm ràng buộc trên thì nhóm 1 là cơ bản nhất vì:

- Nhóm 2 có thể trở thành nhóm 1 nếu ta nhân 2 vế của nó với -1.

- Nhóm 3 là nhóm ràng buộc chặt dễ làm cho bài toán trở lên cứng nhắc, hạn chế mức độ tối ưu của lời giải, cho nên trong thực tế ít dùng. Mặt khác, ràng buộc thuộc nhóm 3 cũng thể hiện phần nào qua nhóm 1 và nhóm 2.

- Nhóm 4 là nhóm ràng buộc đương nhiên, hầu hết chương trình giải bài toán QHTT trên máy tính đều thừa nhận ràng buộc này, nên không cần quan tâm khi thiết lập bài toán để giải trên máy vi tính. Tuy nhiên, cần phải hiểu là bài toán không có lời giải âm ở bất kỳ thời điểm nào.

Chính vì vậy mà nhiều khi thiết lập bài toán quy hoạch tuyến tính, nguời ta chỉ xây dựng các ràng buộc nhóm 1.

Phương pháp vận dụng mô hình quy hoạch tuyến tính: Một trong những vấn

nào? Áp dụng trên toàn địa bàn, riêng cho từng hộ hay cho mức bình quân của hộ?

Nếu xây dựng cho cả vùng, bài toán sẽ rất phức tạp. Nếu xây dựng cho 1 hộ, chỉ mang tính định tính. Do đó, chúng tôi sử dụng tài liệu bình quân của các hộ đã được phân tổ thống kê (theo nhóm hộ ‘hộ bình quân’) để giải quyết bài toán quy hoạch tuyến tính.

* Xây dựng mô hình bài toán tối ưu các nguồn lực sản xuất - Xây dựng mô hình lý thuyết

Theo Frrank Ellis (1998) hộ nông dân có đặc điểm đặc biệt đó là vừa là người sản xuất và vừa là người tiêu dùng sản phẩm mà chính mình sản xuất ra. Điều này dễ dàng nhận ra nhất khi sản xuất nông nghiệp còn tự cung, tự cấp là chính. Do đó, mô hình hóa kinh tế hộ nông dân với mục đích tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân cần phải kết hợp đồng thời lý thuyết người sản xuất và lý thuyết người tiêu dùng.

Dưới dạng toán học, mô hình có thể viết như sau:

jt jt m j T j t j n

j PQ P X

Max = ∑=1 −∑=1∑=1

(1) Với các ràng buộc:

) ( jt

j f X

Q = Q,X ≥ 0

Trong đó:

Z là tổng lợi nhuận/thu nhập của hộ;

Pj là giá trị sản phẩm j;

Qj là sản lượng thứ j của hộ;

Pjt là giá của đầu vào thứ t sản xuất sản phẩm j;

Xjt là lượng đầu vào t sử dụng của hộ đển sản xuất sản phẩm j;

Sản lượng (Qj) có thể là hàm số của diện tích đất đai và các đầu vào khác;

Mô hình (1) cực đại hóa tổng hợp lợi nhuận/thu nhập của hộ (số liệu của hộ là số liệu bình quân của các nhóm hộ đã được phân tổ thống kê) với ràng buộc là:

Đất đai, lao động, vốn, hàm sản xuất của sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi), lợi nhuận của hộ không âm và đáp ứng nhu cầu tối thiểu của hộ.

- Xây dựng mô hình thực nghiệm + Giả thiết và cấu trúc của mô hình

Mục tiêu của mô hình là cực đại tổng lợi nhuận/thu nhập của hộ nông dân, trong đó lợi nhuận/thu nhập được xác định là tổng giá trị sản phẩm mà hộ sản xuất ra trừ đi tổng chi phí sản xuất. Các ràng buộc chính trong mô hình là đất đai, lao động, vốn. Để phản ánh tình hình sản xuất tự cung, tự cấp của hộ, sản lượng lúa của hộ được giả thiết là dùng cho hai mục đích chính là tiêu dùng nội bộ và đem bán để trang trải chi phí sản xuất, phần còn lại sẽ được chuyển sang vụ tiếp theo. Thu nhập/lợi nhuận của vụ trước được sử dụng làm vốn cho vụ sau. Ngoài lúa, các cây trồng và vật nuôi khác được giả thiết sản xuất để bán ra thị trường.

+ Mô hình toán học

Dựa vào những giả thiết trên, nếu hộ (số liệu của hộ là số liệu trung bình của các nhóm đã được phân tổ thống kê) có diện tích đất canh tác là Ai đơn vị (sào); Hộ cũng có Lt đơn vị lao động (ngày - người) bao gồm Ltf đơn vị lao động sử dụng cho trồng trọt, Ltl đơn vị lao động cho chăn nuôi, và Lt0 đơn vị lao động cho phi nông nghiệp (làm thuê, ngành nghề). Hộ trồng s cây trồng (s = 1,…,S) vào thời kỳ t (t = 1,…,T) và nuôi l loại vật nuôi (l = 1,…,L). Dưới dạng toán học, mô hình thực nghiệm có thể trình bày như sau:

b t T

t b t t

L

l T

t

T

t t

llt lt s

ist n

i S

s T

t pistQ p Q w L w L

MaxZ ∑∑∑ ∑∑ ∑ ∑

=

= = =

= = =

− +

+

=

1 0

1 1 1

0

1 1 1

∑∑

∑∑∑= = = = =

S

s T t

lt lt n

i S s

ist T t

istc Q c

D

1 1

*

1 1

* 1

Max (lợi nhuận/thu nhập) = Tổng thu nhập từ trồng trọt + Tổng thu nhập chăn nuôi + Tổng thu nhập từ lao động làm phi nông nghiệp – Tổng chi phí thuê lao động - Tổng chi phí trồng trọt – Tổng chi phí chăn nuôi.

Ràng buộc

Cân bằng cung cầu đất đai

∑∑= = =

n

i ist S

s n i

ist A

D

1

1 1

(t = 1÷T)

(Tổng diện tích đất trồng cây s trên loại đất i tại thời điểm t của hộ ≤ Tổng

Cân bằng cung cầu sản phẩm trồng trọt

ist n

i ist n

i l ist n

i c ist n

i s

ist Q Q D F

Q ∑ ∑ ∑

∑= = = =

≤ +

+

1 1

1 1

(t = 1÷T; s = 1÷S)

Sản lượng của cây trồng s dùng để bán thời điểm t + Sản lượng cây trồng s dùng để tiêu dùng thời điểm t + Sản lượng cây trồng s dùng để chăn nuôi thời điểm t ≤ Tổng sản lượng thu hoạch của cây trồng s thời điểm t.

Cân bằng cung cầu sản phẩm chăn nuôi

lt lt l

lt Q F

Q ≤ (t = 1÷T; l = 1÷L)

Sản lượng vật nuôi l dùng để bán thời điểm t ≤ Tổng sản lượng thu hoạch vật nuôi l thời điểm t.

Cân bằng cung cầu lao động thời điểm t

t b t L

l

t lt l lt ist

S s

n i

f

istD L Q L L L

L +∑ + − ≤

∑∑= = =1

0

1 1

(t = 1÷T)

Tổng lao động trồng trọt thời điểm t + Tổng lao động chăn nuôi thời điểm t + Tổng lao động phi nông nghiệp thời điểm t – Tổng lao động hộ đi thuê thời điểm t

≤ Tổng lao động hộ có thời điểm t.

Cân bằng cung cầu về vốn thời điểm t

1 0

0 0 1

1 1

1 1 1

≤ +

− +

+

+ −

=

= =

= = = ∑ ∑ ∑

∑ ∑ ∑ L ltl t t t t

l lt s

ist n

i S s

ist b

t b t S

s n i

td t lt L l

lt ist

istD c Q T W L p Q p Q W L C C

c

(t = 1÷T)

Tổng chi phí trồng trọt thời điểm t + Tổng chi phí chăn nuôi thời điểm t + Tiêu dùng gia đình (ngoài lúa) thời điểm t + Tổng chi phí thuê lao động thời điểm t – Thu nhập từ trồng trọt thời điểm t – Thu nhập từ chăn nuôi thời điểm t – Thu nhập từ làm phi nông nghiệp thời điểm t – Vốn thời điểm (t-1) chuyển sang thời điểm t + Vốn thời điểm t chuyển sang thời điểm (t +1) ≤ 0

Với Dist, Qlt, Lot, Lbt, Lt, Qist, Qltl, Ct ≥ 0

Trong đó:

Z là tổng lợi nhuận/thu nhập của hộ;

Asit là tổng diện tích của cây trồng s trên đất loại i hộ có ở thời điểm t

Qlt là số lượng vật nuôi (con) 1 ở thời điểm t;

Csit là lợi nhuận/thu nhập trên một đơn vị diện tích của cây trồng s trên loại đất i ở thời điểm t;

Clt là lợi nhuận trên một đơn vị vật nuôi (con) l ở thời điểm t;

Wt0, Wtb là lợi nhuận/thu nhập trên một đơn vị lao động làm phi nông nghiệp (ngày- người) và chi phí thuê lao động ở thời điểm t;

Lt là số lượng lao động (ngày-người) hộ có ở thời điểm t;

Lt0, Ltb là số lao động phi nông nghiệp (ngành nghề, dịch vụ, làm thuê) (ngày-người), và số lao động đi thuê ở thời điểm t;

Wt0, Wtb là giá một đơn vị lao động phi nông nghiệp (làm ngành nghề, dịch vụ), và giá thuê một đơn vị lao động;

l ist c ist s

ist Q Q

Q , , là lượng sản phẩm của cây trồng s dùng để bán, tiêu dùng và cho chăn nuôi của hộ ở thời điểm t, với pist là giá cả thị trường của sản phẩm này.

l

Qltlà lượng sản phẩm của vật nuôi l dùng để bán, với plt là giá cả thị trường của sản phẩm này.

Fist , Flt là năng suất của cây trồng s trên một đơn vị diện tích (sào), và năng suất của vật nuôi l trên một đơn vị vật nuôi (con)

Listf là chi phí lao động cho một đơn vị cây trồng s (sào) ở thời điểm t;

Lltf là chi phí lao động cho một đơn vị vật nuôi l (con) ở thời điểm t;

c*ist , c*lt là chi phí biến đổi trên một đơn vị diện tích đất đai cần thiết cho cây trồng s trên đất loại i vào thời điểm t, và chi phí biến đổi trên một đơn vị vật nuôi (con) cần thiết cho loại vật nuôi l tại thời điểm t;

Tttd là lượng tiền tiêu dùng gia đình thời điểm t (không kể lúa);

Ct là lượng vốn của hộ ở thời điểm t chuyển thành vốn thời điểm (t+1) (không kể lúa).

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w