PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến nay
4.1.1 Tình hình phát triển kinh tế huyện Thanh Miện từ 2007-2009
Thanh Miện là một huyện nông nghiệp, từ năm 2007-2009, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân (HĐNĐ) huyện, sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBNĐ) huyện, cùng với sự phấn đấu của nhân dân trong huyện, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển ổn định, các nguồn lực cho sản xuất được khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn, nhiều hộ gia đình phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp nhưng phần lớn đều tham gia sản xuất nông nghiệp.
Kết quả giá trị sản xuất (tính theo giá cố định năm 1994) các ngành kinh tế trong huyện giai đoạn 2007-2009 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Thanh Miện giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
Năm
2007 Năm
2008 Năm
2009 So sánh
(%) SL
(tỷ.đ)
CC (%)
SL (tỷ.đ)
CC (%)
SL (tỷ.đ)
CC
(%) 08/07 09/08 BQ
Tổng số 497,3 100,0 538,2 100,0 583,6 100,0 108,2 108,4 108,3
NN 245,1 49,3 249,7 46,4 249,4 42,7 101,9 99,9 100,9
CN-XD 49,9 10,0 56,1 10,4 66,6 11,4 112,4 118,7 115,5 TM-DV 202,3 40,7 232,4 43,2 267,6 45,9 114,9 115,2 115,0 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Miện, 2010.
Ghi chú: NN: Ngành nông nghiệp; CN-XD: Ngành công nghiệp- xây dựng; TM-DV:
Ngành thương mại- dịch vụ.
Qua Bảng 4,1 cho thấy, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2007-2009 đạt 8,33% trong đó ngành CN-XD có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 15,53%, tiếp đó là ngành TM-DV có tốc độ tăng trưởng tương đối cao là 15,01%, thấp nhấp là ngành Nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng là 0,87%.
Năm 2007 và năm 2008 ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, tương ứng là 49,29% và 46,40%, cao hơn tỷ trọng ngành TM-DV là 8,61%, và 3,21%.
Đến năm 2009 thì cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện đã có sự chuyển
chiếm tỷ trọng cao nhất là 45,85% tương ứng với 267,6 tỷ đồng, cao hơn tỷ trọng ngành nông nghiệp 3,12%.
Như vậy, từ năm 2007-2009, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến hết sức rừ nột. Tỷ trọng ngành nụng nghiệp đó thay đổi, tuy nhiờn ngành nụng nghiệp vẫn là một ngành kinh tế trọng điểm của huyện với 42,73% với giá trị sản xuất là 249,4 tỷ đồng. Ngành TM-DV tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện nhưng lại đang có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Điều này là phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn.
4.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp qua 3 năm 2007-2009 4.1.2.1 Ngành trồng trọt
Bảng 4.2: Diện tích một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Thanh Miện từ năm 2007-2009
Cây trồng Diện tích (ha) So sánh (%)
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 08/07 09/08 BQ
Lúa 14.270 14.209 14.256 99,6 100,3 100,0
Rau các loại 980,9 824,9 856,2 84,1 103,8 93,4
Khoai tây 111,5 137,0 139,9 122,9 102,1 112,0
Ngô 578,8 235,0 467,5 40,6 198,9 89,9
Bí các loại 149,9 159,7 241,0 106,5 150,9 126,8
Khoai lang 87,3 72,0 50,8 82,5 70,6 76,3
Dưa 46,0 41,7 58,6 90,7 140,5 112,9
Ớt 33,4 42,5 37,8 127,3 88,9 106,4
Hành tỏi 54,5 39,8 63,0 73,0 158,3 107,5
Đậu tương 79,1 87,8 82,9 111,0 94,4 102,4
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Miện, 2010
Theo bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng lúa vẫn là loại cây trồng chủ đạo trên địa bàn huyện. Trong huyện có 7431 ha diện tích đất trồng lúa, chiếm 85,25%
diện tích đất nông nghiệp (2009). Công thức luân canh chủ yếu được áp dụng trên địa bàn là: Lúa xuân – lúa mùa – cây vụ đông. Bên cạnh đó, một số xã bắt đầu thực hiện chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây rau màu vụ xuân hè và vụ hè thu có giá trị kinh tế cao.
Diện tích gieo trồng lúa giảm nhẹ 0,05%/năm trong giai đoạn năm từ 2007- 2009, do đây vẫn là cây trồng chính đáp ứng nhu cầu về lương thực cho nhân dân trong toàn huyện. Trong khi đó diện tích gieo trồng các loại cây khác lại có xu
hướng tăng mạnh. Bình quân 3 năm 2007-2009, diện tích cây bí các loại tăng nhanh nhất với 26,8%, trong đó chủ yếu là giống bí xanh. Diện tích trồng khoai lang giảm mạnh nhất, 23,72%/năm, do cây trồng này có giá trị kinh tế thấp hơn các loại cây trồng khác, chủ yếu được trồng để chăn nuôi lợn.
Ta thấy rằng năm 2008, diện tích trồng ngô là 235 ha, giảm 343,8 ha so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009, diện tích ngô lại tăng đột biến 98,94% so với năm 2008 là do Phòng Nông nghiệp huyện đã thực hiện mở rộng mô hình trồng Ngô vụ đông bằng phương pháp không làm đất và đã thu được kết quả khá cao.
Như vậy, cùng với cây lúa – cây trồng chủ đạo trong huyện, thì các cây trồng khác, đặc biệt là những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được phát triển và mở rộng. Hệ số sử dụng đất tăng lên qua các năm. Qua đây có thể thấy rằng các hộ nông dân đã từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, mở rộng sản xuất nông nghiệp trên diện tích được giao theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Chính quyền địa phương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng làm tốt công tác điều tra, dự báo sâu bệnh hại cây trồng, kịp thời thông báo các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả để người nông dân biết và phòng trừ. Hàng năm, các cơ quan chức năng như Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông thường xuyên tổ chức nhiều cuộc hội thảo, lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân về công tác phòng trừ sâu bệnh đạt kết quả tốt. Từ đó giúp các hộ nông dân đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn, và góp phần phát triển kinh tế cho các hộ nông dân.
4.1.2.2 Ngành chăn nuôi
Bảng 4.3: Số lượng đàn gia súc, gia cầm qua 3 năm 2007-2009
Chỉ tiêu Số lượng (con) So sánh (%)
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 08/07 09/08 BQ
- Lợn 37.453 38.590 38.951 103,04 100,94 101,98
- Trâu 175 130 221 74,29 170,00 112,38
- Bò 6.847 5.314 4.964 77,61 93,41 85,15
- Gà 431.304 445.495 452.314 103,29 101,53 102,41
- Vịt 200.670 206.279 208.649 102,80 101,15 101,97 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Miện, 2010
Qua bảng trên ta thấy, tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi của huyện tương đối chậm. Mặc dù huyện đã chỉ đạo triển khai và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc, công tác vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm…
nhưng do dịch bệnh và giá vật tư thức ăn tăng có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình chăn nuôi trong toàn huyện.
Trong chăn nuôi gia súc thì đàn lợn có tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối thấp: 1,98%/ năm. Tuy nhiên đàn trâu có tốc độ tăng trưởng tương đối cao là 12,38%/năm. Số lượng trâu năm 2008 là 130 con, giảm 45 con so với năm 2007.
Sang đến năm 2009 đàn trâu lại được phục hồi, số lượng trâu năm 2009 là 221 con, tăng 70% so với năm 2008. Đàn bò có tốc độ tăng trưởng âm. Số lượng bò được chăn thả có xu hướng giảm qua các năm, giảm mạnh nhất là năm 2008 (5314 con), giảm 22,39% so với năm 2007. Tốc độ giảm bình quân của đàn bò là 14,85%/năm.
Năm 2008, cả đàn trâu và đàn bò đều suy giảm về số lượng một cách đáng kể là do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng, và dịch tụ huyết trùng, đóng dấu trên trâu bò từ năm trước (2006-2007). Tuy nhiên, sang năm 2009, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, công tác vệ sinh thú y đã được thực hiện một cách triệt để. Dịch bệnh trên đàn gia súc đã được kiểm soát. Bên cạnh đó, các hộ nông dân còn được tham gia vào dự án chăn nuôi trâu, bò thịt chất lượng cao, mỗi hộ nông dân tham gia sẽ được hỗ trợ lãi suất bằng không trong thời gian 18 tháng với số vốn 3 triệu
đồng cho 1 con trâu, bò giống. Chính vì vậy mà đàn trâu và đàn bò trên địa bàn huyện đang trên đà phục hồi.
Về chăn nuôi gia cầm, cả đàn gà và đàn vịt đều có tốc tăng trưởng bình quân tương đối thấp, đàn gà năm 2009 là 452.314 con, tăng 1,53% so với năm 2008. Đàn vịt cũng tăng trưởng chậm, bình quân tăng 1,97%/năm.
4.1.2.3 Ngành thủy sản
Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐNĐ, UBNĐ huyện, các cấp ngành và cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình của các hộ nông dân, phong trào nuôi trồng thủy sản của toàn huyện Thanh Miện có sự chuyển biến đáng kể về quy mô, diện tích và trình độ nuôi trồng thủy sản.
Diện tích nuôi trồng thủy sản gia tăng hàng năm nhờ chủ trương chuyển đổi diện tích cấy lúa không hiệu quả sang đào ao thả cá, lập vườn của tỉnh, huyện. Thực tế cho thấy, tốc độ tăng bình quân diện tích NTTS của huyện qua 3 năm 2007-2009 là 0,73%.
Trên địa bàn huyện Thanh Miện đã hình thành một số vùng NTTS tập trung như khu NTTS thôn Tòng Hóa xã Lê Hồng, và khu NTTS xã Phạm Kha. Tuy nhiên, số vựng nuụi tập trung cũn ớt, một số xó chưa hỡnh thành rừ vựng nuụi tập trung hay liên hộ. Quy mô NTTS của các hộ nông dân còn nhỏ. Số hộ có diện tích mặt nước từ 2 ha trở lên còn ít nên rất khó trong việc hình thành các trang trại hay vùng NTTS tập trung.
Bảng 4.4: Sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Thanh Miện qua 3 năm 2007-2009
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)
SL (tấn)
CC (%)
SL (tấn)
CC (%)
SL (tấn)
CC
(%) 08/07 09/08 BQ
1. DT (ha) 751 760 762 101,2 100,3 100,7
2. Sản lượng (SL) 4.088 100,00 4.275 100,00 5.090 100,00 104,6 119,1 111,6 - SL cá 4.086 99,95 4.274 99,98 5.089 99,99 104,6 119,1 111,6 - SL ếch, ba ba 2,1 0,05 0,9 0,02 0,6 0,01 42,9 66,7 53,5
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Miện, 2010.
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, mặc dù diện tích NTTS tăng không đáng kể, nhưng sản lượng thủy sản thỡ tăng lờn rừ rệt, tốc độ tăng bỡnh quõn năm là
11,58%. Trong đó, tăng nhanh nhất là năm 2009, sản lượng thủy sản năm 2009 là 5.090 tấn, tăng 19,06% so với năm 2008.
Bên cạnh đó, cơ cấu NTTS qua các năm cũng có sự thay đổi, sản lượng ếch và ba ba thương phẩm giảm qua các năm cả về số lượng và cơ cấu. Năm 2007, sản lượng ếch và ba ba thương phẩm là 2,1 tấn, chiếm 0,05% tổng sản lượng NTTS.
Đến năm 2009, sản lượng ếch và ba ba thương phẩm đã giảm xuống còn 0,6 tấn, chiếm 0,01% tổng sản lượng NTTS. Điều này cho thấy, mặc dù ếch và ba ba thương phẩm là hai loại vật nuôi đặc sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng lại yêu cầu rất khắt khe về kỹ thuật, điều kiện chăm sóc, vốn, cơ sở vật chất, thị trường tiêu thụ… trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, các hộ NTTS đã chuyển sang nuôi các loại cá cho hiệu quả kinh tế cao như cá Rô phi đơn tính, cá Chim trắng… và các loại cá truyền thống.
Việc chuyển đổi cơ cấu NTTS của các hộ nông dân đã khai thác tốt nguồn lực đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật… từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của việc NTTS. NTTS đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ nông dân.
Tóm lại, trong giai đoạn từ năm 2007-2009, phát kinh tế huyện Thanh Miện đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm. Diện tích cây trồng vụ đông ít được khai thác sử dụng, một mặt do hiệu quả kinh tế còn thấp, chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, mặt khác là do quá trình quy hoạch đất đai còn có những điểm chưa thực sự hợp lý. Một số địa phương trong huyện đã chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang chăn nuôi và thả cá, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao hơn cấy lúa, nhưng nhìn chung vẫn nhỏ lẻ, manh mún. Các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp trong huyện phát triển còn chậm, thu nhập của người lao động từ các ngành này còn thấp và thiếu tính ổn định. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp.
4.1.3 Thực trạng nguồn lực và sử dụng các nguồn lực của các hộ nông dân 4.1.3.1 Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và trong phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng. Ngày nay, với tốc độ công nghiệp hóa- đô thị hóa (CNH – ĐTH) ngày càng sâu và rộng, diện tích đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu dân cư và nhiều mục đích khác nhau. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống hộ nông dân, nhất là các hộ có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Thanh Miện là một huyện nông nghiệp, do vậy đất đai ở đây vẫn đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nông hộ. Diện tích đất bình quân trên một hộ điều tra là 3.069 m2. Trong đó nhóm hộ nghèo có diện tích đất bình quân cao nhất là 3.544 m2, nhóm hộ giàu và hộ nghèo có diện tích đất bình quân thấp hơn lần lượt là 3. 312 m2 và 2.978m2 (Bảng 4.5).
Bảng 4.5: Diện tích đất đai bình quân của các hộ điều tra năm 2010 (Tính bình quân cho một hộ điều tra)
Chỉ tiêu
Hộ giàu Hộ khá Hộ nghèo Chung
DT
(m2) CC
(%) DT
(m2) CC
(%) DT
(m2) CC
(%) DT
(m2) CC (%)
Chung 3.312 2.978 3.544 3.069
I. Hộ NN (15) 4.246 100,00 3.784 100,00 3.575 100,00 3.790 100,00 - Đất canh tác 2.376 55,96 3.268 86,36 3.150 88,11 3.118 82,27
- Đất ao 1.440 33,91 160 4,23 0 0,00 288 7,60
- Đất ở 430 10,13 356 9,41 425 11,89 384 10,13
II. Hộ KNN (23) 3.184 100,00 2.797 100,00 3.420 100,00 2.891 100,00 - Đất canh tác 2.385 74,91 2.377 84,98 3.060 89,47 2.408 83,29
- Đất ao 459 14,42 0 0,00 0 0,00 80 2,77
- Đất ở 340 10,68 419 14,98 360 10,53 403 13,94
III. Hộ KLT (22) 2.634 100,00 2.776 100,00 0 0,00 2.763 100,00 - Đất canh tác 2.184 82,92 2.351 84,69 0 0,00 2.336 84,55
- Đất ao 0 0,00 18 0,00 0 0,00 16 0,00
- Đất ở 450 17,08 407 14,66 0 0,00 411 14,88
Nhìn chung giữa các nhóm hộ thì nhóm hộ nông nghiệp có diện tích đất bình quân lớn nhất 3.790 m2. Trong đó, diện tích đất đai tập trung chủ yếu ở nhóm hộ giàu 4.246 m2. Nhóm hộ này có diện tích đất canh tác tương đối lớn 2.376m2, chiếm 56% tổng diện tích đất của hộ. Bên cạnh đó nhóm hộ giàu có diện tích ao cá bình quân cao nhất trong tất cả các nhóm hộ (1.440 m2/hộ). Diện tích ao cá của nhóm hộ giàu chiếm tới 34% tổng diện tích của hộ, lớn nhất trong các nhóm và các loại hộ.
Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng, trong các loại hộ thì đất đai tập trung chủ yếu vào nhóm hộ nông nghiệp. Điều này là phù hợp với điều kiện thực tế, vì nhóm hộ nông nghiệp dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, và sử dụng nguồn lực chính là đất đai để kiếm sống.
Trong các nhóm hộ khá thì các hộ thuộc nhóm kiêm làm thuê có diện tích đất bình quân thấp nhất là 2.776 m2, vì nhóm hộ này sử dụng lao động cũng như thời gian chủ yếu cho việc đi làm thuê, và chỉ sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ.
Trong nhóm hộ này thì diện tích đất canh tác chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu đất đai của hộ (84,68%), diện tích ao cá chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 0,65% trong tổng diện tích đất của hộ.
Đối với nhóm hộ nghèo, nhóm hộ kiêm ngành nghề có diện tích bình quân hộ là thấp nhất là 3.420 m2, trong đó diện tích đất canh tác chiếm 89% tổng diện tích đất của hộ.
Từ kết quả ở trên cho thấy, những hộ thuộc nhóm hộ nông nghiệp có diện tích đất đai là lớn nhất, nhóm hộ kết hợp sản xuất nông nghiệp với làm thuê có diện tích đất bình quân là thấp nhất trong các nhóm hộ. Như vậy, tùy theo phương hướng sản xuất kinh doanh của từng hộ mà các hộ có các cách thức sử dụng nguồn lực khác nhau.
4.1.3.2 Lao động
Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Khi nghiên cứu lao động phải kể đến số lượng và chất lượng lao động.
Số lượng lao động được xác định trong nghiên cứu này căn cứ theo độ tuổi quy định của pháp luật (nam từ 18-60 tuổi, nữ từ 18-55 tuổi). Tuy nhiên, do đặc thù sức lao động của của các nông hộ, chúng tôi đặc biệt chú ý đến lao động chính và
lao động phụ của các hộ. Trong báo cáo này chúng tôi quy định, lao động trong độ tuổi được coi là lao động chính, lao động phụ là lao động nằm trong các nhóm tuổi sau: Từ 15-18 tuổi, nam 60-65 tuổi, nữ từ 55-60 tuổi. Lao động phụ được quy đổi bằng 1/2 lao động chính.
Chất lượng lao động được thể hiện ở trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Đặc biệt đối với những vùng chậm phát triển thì lao động là yếu tố cơ bản để tạo ra của cải vật chất cho hộ nông dân.
Thực trạng lao động của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Thanh Miện, năm 2010 được thể hiện ở Bảng 4.6
Số liệu trong bảng 4.6 cho thấy, số khẩu bình quân của các hộ điều tra là 3,73 khẩu/hộ, trong đó nhóm hộ khá có số khẩu bình quân trên hộ là cao nhất 3,85 khẩu/hộ và nhóm hộ giàu lại có số khẩu bình quân trên hộ là thấp nhất 3,25 khẩu/hộ.
Giữa các nhóm hộ đều có số lao động bình quân trên hộ xấp xỉ 3 lao động/hộ (2,85 lao động/hộ). Trong đó, lao động bình quân của nhóm hộ khá là cao nhất 3 lao động/hộ. Như vậy, nhóm hộ này có số khẩu ăn theo là tương đối thấp 1,08 khẩu/lao động. Trong các nhóm hộ thì nhóm hộ nghèo mặc dù có số lao động ít nhất (2,7 lao động) nhưng lại có số khẩu cao hơn số khẩu của hộ giàu nên nhóm hộ nghèo có số khẩu ăn theo khá cao (1,26 khẩu/lao động).
Kết quả điều tra cũng cho thấy, tuổi tác và trình độ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất. Trong thời kỳ kinh tế hội nhập thì người cao tuổi trong gia đình làm chủ hộ không còn thích nghi, bởi vì ở độ tuổi từ 55 tuổi trở lên thì sức khỏe của chủ hộ đã bị giảm sút một cách đáng kể, các quyết định không còn nhanh nhạy với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, những người ở độ tuổi này lại có kinh nghiệm dày dạn, tiềm lực kinh tế vững chắc hơn đối với các chủ hộ ở các độ tuổi khác. Đối với chủ hộ ở độ tuổi 20-40 tuổi, gia đình mới thành lập nên con còn nhỏ, lại thiếu lao động phụ trợ, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu vốn…. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này cũng có một số chủ hộ nhanh nhạy với cơ chế thị trường, có trình độ, dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh…và một số người đã trở thành những người chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Độ tuổi có khả năng quản lý và