Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp cho các nông hộ ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 66 - 92)

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp cho các nông hộ ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

4.2.1 Giả thiết và xác định các ràng buộc của mô hình - Giả thiết của mô hình

Để xây dựng và thực hiện mô hình tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân, chúng tôi đưa ra các giả thiết (điều kiện) đối với mô hình thực nghiệm như sau:

+ Đối với nguồn lực đất đai: Giả thiết hộ chỉ canh tác trên diện tích đất hiện tại đang sử dụng của mình (không thuê, mua hay mượn thêm ruộng từ hộ khác). Hộ có thể tiến hành trồng cây vụ đông trên diện tích đất màu. Hộ có mong muốn canh tác hết trên diện tích đất hiện nay đang sử dụng của hộ 9 (không bỏ trống đất).

+ Đối với nguồn lực vốn: Giả thiết nguồn vốn tự có (vốn tích lũy) của hộ gồm thóc và tiền mặt (các loại vốn lưu động khác của hộ được quy đổi bằng tiền).

Hộ cũng có thể vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn của hộ được sử dụng để tiêu dùng nội bộ trong hộ và đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Lượng thóc chỉ được sử dụng để ăn và bán để trang trải cho chi phí sản xuất, lượng thóc còn lại được chuyển sang vụ tiếp theo. Vốn tự có của hộ được bổ sung từ các khoản thu nhập khác, thu từ việc bán các sản phẩm hộ sản xuất ra. Do tình hình thực tế ở Việt Nam, sau khi bán sản phẩm, các hộ thường để tiền ở nhà, với mục đích là để

tiêu dùng và đầu tư sản xuất các vụ tiếp theo. Lãi suất của vốn được giả định là bằng không.

+ Đối với nguồn lực lao động: Nguồn lực lao động của hộ được giả thiết chỉ gồm lao động gia đình và hộ có thể thuê lao động ở ngoài, lao động của hộ có khả năng kiếm được việc làm phi nông nghiệp (tùy theo sức khỏe, điều kiện và khả năng của từng lao động).

+ Đối với các yếu tố khác: Giả thiết hộ có khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như áp dụng những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Giả thiết không có những rủi ro như thời tiết, dịch bệnh…, giá cả đầu vào và đầu ra ổn định.

4.2.2 Mô phỏng các mức độ thay đổi của điều kiện nguồn lực

- Để mô phỏng của các mức độ thay đổi điều kiện nguồn lực đến thu nhập hỗn hợp của hộ, chúng tôi tiến hành xây dựng và thực hiện các phương án tối ưu (PATU) với các giả thiết đưa ra được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.9: Giả thiết các mức độ thay đổi của điều kiện nguồn lực

Giả thiết PATU

1. Bố trí lại sản xuất Có

2. Vay vốn để đầu tư vào sản xuất Có

3. LĐ của hộ có thể kiếm thêm được việc làm từ hoạt động phi nông

nghiệp Có

Ghi chú: Có – Có thay đổi so với phương án thực tế 0 – Không thay đổi so với phương án thực tế 4.2.3 Các biến và các ràng buộc của mô hình

- Các biến sử dụng trong mô hình được chia thành những nhóm chính sau:

+ Các biến về diện tích đất đai của từng loại cây trồng, số lượng từng loại vật nuôi.

+ Số lượng, khối lượng tiêu dùng, bán… của từng loại cây trồng, vật nuôi.

+ Lao động thuê, lao động gia đình đi làm thuê, ngành nghề từng tháng.

+ Chi phí cho từng loại cây trồng, vật nuôi, chi tiêu dùng khác.

+ Dòng tiền luân chuyển từng tháng.

Các biến sử dụng trong mô hình được thể hiện trong Bảng 4.10

Biến Giá trị Biến Giá trị X11 Diện tích lúa vụ chiêm X808 LĐ thuê, LT, NN tháng 8 X12 Diện tích lúa vụ mùa X809 LĐ thuê, LT, NN tháng 9 X21 Diện tích cây vụ đông X810 LĐ thuê, LT, NN tháng 10 X31 Diện tích trồng đào X811 LĐ thuê, LT, NN tháng 11 X41 Số đầu lợn lứa 1 X812 LĐ thuê, LT, NN tháng 12

X42 Số đầu lợn lứa 2 X911 Chi phí lúa chiêm

X51 Số gia cầm lứa 1 X912 Chi phí cho lúa mùa

X52 Số gia cầm lứa 2 X921 Chi cho cây vụ đông

X61 Diện tích NTTS lứa 1 X931 Chi cho Đào

X62 Diện tích NTTS lứa 2 X941 Chi cho Lợn lứa 1 Xb11 Khối lượng thóc bán vụ chiêm X942 Chi cho Lợn lứa 2 Xb12 Khối lượng thóc bán vụ mùa X951 Cho cho gia cầm lứa 1 Xtd11 Khối lượng thóc TD vụ chiêm X952 Chi cho gia cầm lứa 2 Xtd2 Khối lượng thóc TD vụ mùa X961 Chi cho NTTS lứa 1 Xb21 Diện tích cây vụ đông bán X962 Chi cho NTTS lứa 2

Xb31 Diện tích đào bán X# Chi cho tiêu dùng

Xb41 Khối lượng lợn bán lứa 1 Xt01 Tiền T1 chuyển T2 Xb42 Khối lượng lợn bán lứa 2 Xt02 Tiền T2 chuyển T3 Xb51 Khối lượng gia cầm bán lứa 1 Xt03 Tiền T3 chuyển T4 Xb52 Khối lượng gia cầm bán lứa 2 Xt04 Tiền T4 chuyển T5 Xb61 Khối lượng thủy sản bán lứa 1 Xt05 Tiền T5 chuyển T6 Xb62 Khối lượng thủy sản bán lứa 2 Xt06 Tiền T6 chuyển T7 X801 LĐ thuê, LT, NN tháng 1 Xt07 Tiền T7 chuyển T8 X802 LĐ thuê, LT, NN tháng 2 Xt08 Tiền T8 chuyển T9 X803 LĐ thuê, LT, NN tháng 3 Xt09 Tiền T9 chuyển T10 X804 LĐ thuê, LT, NN tháng 4 Xt10 Tiền T10 chuyển T11 X805 LĐ thuê, LT, NN tháng 5 Xt11 Tiền T11 chuyển T12 X806 LĐ thuê, LT, NN tháng 6 Xt12 Tiền T12 chuyển năm sau X807 LĐ thuê, LT, NN tháng 7

Ghi chú: LĐ thuê, LT, NN: Số ngày đi thuê lao động, lao động đi làm thuê, làm ngành nghề

- Xác định các ràng buộc của mô hình:

Thu nhập của hộ được giả thiết từ 4 nguồn cơ bản: Trồng trọt, chăn nuôi, đi làm thuê, làm ngành nghề. Mục tiêu của mô hình là cực đại hóa tổng thu nhập hay lợi nhuận của các nhóm hộ. Trong đó, tổng lợi nhuận hay thu nhập được xác định là giá trị bán các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lao động đi làm thuê, ngành nghề trừ đi tổng các chi phí biến đổi. Đối với ngành trồng trọt, các chi phí này bao gồm các chi phí cho đầu vào đã sử dụng, đi thuê đất, thuế, các khoản phí và các chi phí sử dụng bởi các hộ. Chi phí cho chăn nuôi gồm chi phí giống, thức ăn, lao động, và các khoản chi khác.

Ràng buộc về đất trong mô hình bao gồm cung và cầu đất đai của từng nhóm hộ, diện tích cây trồng mà hộ có khả năng cung cấp cho từng vụ. Diện tích trồng cây vụ đông của hộ được xác định gồm những diện tích có khả năng trồng cây vụ đông, những diện tích này thường là những diện tích đã từng và đang được sử dụng để trồng cây vụ đông. Trong diện tích trồng cây vụ đông, những diện tích có chất đất tốt (màu mỡ) và điều kiện canh tác thuận lợi thường được sử dụng để trồng những loại cây như ớt, khoai tây, các loại rau, bí ngô, ngô…

Để phản ánh tình hình sản xuất tự cung tự cấp và hạn mức cho đất lúa, sản xuất lúa của từng hộ phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của hộ. Phần còn lại của sản lượng lúa hộ có thể đem bán hoặc dùng cho chăn nuôi. Như vậy, lúa được sản xuất cho 2 mục đích là tiêu dùng nội bộ trong hộ và đem bán ra thị trường. Giả thiết hộ không dự trữ lúa gạo và các sản phẩm khác, hộ có thể mua thóc ở bên ngoài khi nhu cầu tiêu dùng trong hộ lớn hơn sản lượng thóc của hộ. Ngoài lúa, các cây trồng khác sản xuất chủ yếu để bán ra thị trường. Đối với chăn nuôi, giả thiết hộ chỉ chăn nuôi lợn thịt, gia cầm và NTTS và nhằm mục đích bán ra thị trường.

Các ràng buộc liên quan đến sử dụng lao động gia đình, lao động đi thuê, đi làm thuê, làm ngành nghề. Ràng buộc lao động của hộ nông dân cho hoạt động phi nông nghiệp tương đối phức tạp, những lao động có trình độ tay nghề cao, sức khỏe tốt và có khả năng đi làm xa thường có thu nhập cao hơn những lao động có trình độ tay nghề thấp, sức khỏe kém và không có khả năng cũng như điều kiện đi làm xa. Về lý thuyết nếu lao động phi nông nghiệp có thu nhập ổn định và cao hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì lao động nông nghiệp sẽ chuyển dần sang lao động phi nông nghiệp, khi đó hộ sẽ giảm quy mô sản xuất nông nghiệp hoặc sẽ thuê lao động để sản xuất nông nghiệp và dành nhiều thời gian hơn cho việc đi làm thuê.

Nhưng trên thực tế, lao động ở huyện Thanh Miện có thu nhập chưa cao, việc làm còn thiếu ổn định. Vì vậy, các hộ thường kết hợp sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn là chính. Xuất phát từ thực tế lao động phi nông nghiệp của huyện Thanh Miện và phạm vi nghiên cứu của đề tài, số lượng lao động phi nông nghiệp của hộ được xác định là số lượng lao động có khả năng tham gia vào các hình thức lao động phi nông nghiệp hiện có ở địa phương (ngành nghề,

kinh doanh dịch vụ và làm thuê). Thu nhập/lợi nhuận trên công lao động của lao động phi nông nghiệp được xác định là thu nhập bình quân của các lao động phi nông nghiệp được tính toán từ kết quả điều tra và được tính toán đến từng tháng.

Ngoài ra, các ràng buộc khác trong mô hình là các ràng buộc về cung và cầu về vốn (dòng tiền) trong các nhóm hộ.

4.2.4 Phương án sản xuất nông nghiệp tối ưu của nông hộ

4.2.4.1 Phương án sản xuất nông nghiệp tối ưu của nhóm hộ nông nghiệp

Nhóm hộ nông nghiệp là những hộ lấy sản xuất nông nghiệp làm chủ yếu (kết hợp trồng trọt với chăn nuôi) và đi làm thuê hay làm ngành nghề - dịch vụ nhưng không đáng kể. Thu nhập chính của hộ vẫn dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.

* Kết quả của mô hình

+ Phương án sản xuất nông nghiệp tối ưu của nhóm hộ nông nghiệp được thể hiện trong bảng 4.11

Qua bảng 4.11 chúng ta thấy rằng, trong phương án sản xuất thực tế thì chỉ có nguồn lực đất canh tác được sử dụng hết khả năng, các nguồn lực khác như lao động, diện tích chuồng trại chăn nuôi chưa được sử dụng hết khả năng. Do vậy, các hộ vẫn còn khả năng để khai thác và sử dụng triệt để, hiệu quả và hợp lý các loại nguồn lực.

Khi áp dụng phương án sản xuất nông nghiệp tối ưu, các nông hộ đều tận dụng tối đa các nguồn lực. Không có nguồn lực dư thừa.

Bảng 4.11: Phương án sản xuất nông nghiệp tối ưu của nhóm hộ nông nghiệp

Nguồn lực Đơn vị RB nguồn lực PATU 1

1. Trồng trọt

- Lúa chiêm Sào BB = 8,44 8,44

- Lúa mùa Sào BB = 8,44 8,44

- Cây vụ đông Sào BB = 3,73 3,73

- Đất chuyên màu (Đào) Sào BB = 0,23 0,23

2. Chăn nuôi

- Lợn thịt lứa 1 Con ≤ 10 10

- Lợn thịt lứa 2 Con ≤ 10 10

- Gia cầm lứa 1 Con ≤ 150 150

- Gia cầm lứa 2 Con ≤ 150 150

- Nuôi trồng thủy sản lứa 1 Sào BB = 0,8 0,8

3. Lao động

- Lao động gia đình Ng-ng = 744 744

+ Lao động nông nghiệp Ng-ng 333

+ Lao động phi nông nghiệp Ng-ng 411

- Lao động thuê Ng-ng 0

4. Vốn vay NĐ 0

+ Kết quả sản xuất của phương án sản xuất nông nghiệp tối ưu được thể hiện trong bảng 4.12.

Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tối ưu (Phương án tối ưu): Trong phương án tối ưu, giả thiết là hộ sẽ sử dụng hết diện tích trồng cây vụ đông để trồng cây vụ đông. Hộ sử dụng nguồn vốn tích lũy (lợi nhuận) từ kết quả sản xuất các tháng trước, và có thể vay vốn ở bên ngoài để đầu tư vào sản xuất, mở rộng quy mô chăn nuôi, tận dụng quy mô chuồng trại. Khi các nguồn lực như đất đai đai và nguồn lực vốn được sử dụng một cách tối ưu nhưng lao động của hộ vẫn còn dư thừa thì khi đó hộ sẽ kết hợp giữa lao động phi nông nghiệp và lao động nông nghiệp để thu được lợi nhuận cao nhất. Giả thiết là lao động của hộ có thể kiếm được việc làm từ các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; Hộ sử dụng hết lao động dư thừa vào làm phi nông nghiệp (ngành nghề, dịch vụ, làm thuê). Như vậy, trong phương án sản xuất tối ưu này thì tất cả các nguồn lực của hộ như đất đai, vốn, lao động đều được sử dụng một cách triệt để.

Bảng 4.12: Kết quả sản xuất trong phương án sản xuất nông nghiệp tối ưu của nhóm hộ nông nghiệp

Chỉ tiêu ĐVT PATU

SL TN (NĐ) CC (%)

Tổng số 90.905 100,00

I. Nông nghiệp 57.426 63,17

1. Trồng trọt 7.364 12,82

- Lúa chiêm Sào BB 8,44 -453

- Lúa mùa Sào BB 8,44 -1.025

- Cây vụ đông Sào BB 3,73 6.623

- Đào Sào BB 0,23 2.218

2. Chăn nuôi 50.063 87,18

- Gia cầm Con 300 9.577

+ Gia cầm vụ 1 Con 150 4.788

+ Gia cầm vụ 2 Con 150 4.788

- Lợn thịt Con 20 32.790

+ Lợn thịt vụ 1 Con 10 16.395

+ Lợn thịt vụ 2 Con 10 16.395

- Cá Sào BB 1,6 7.696

+ Cá vụ 1 Sào BB 0,8 3.848

+ Cá vụ 2 Sào BB 0,8 3.848

II. Lao động PNN Ng-ng 411 33.479 36,83

- Lao động NN, LT tháng 1 Ng-ng 50 4.096

- Lao động NN, LT tháng 2 Ng-ng 47 3.888

- Lao động NN, LT tháng 3 Ng-ng 36 2.976

- Lao động NN, LT tháng 4 Ng-ng 29 2.416

- Lao động NN, LT tháng 5 Ng-ng 27 2.152

- Lao động NN, LT tháng 6 Ng-ng 28 2.219

- Lao động NN, LT tháng 7 Ng-ng 42 3.377

- Lao động NN, LT tháng 8 Ng-ng 41 3.253

- Lao động NN, LT tháng 9 Ng-ng 35 2.875

- Lao động NN, LT tháng 10 Ng-ng 31 2.548

- Lao động NN, LT tháng 11 Ng-ng 18 1.522

- Lao động NN, LT tháng 12 Ng-ng 26 2.156

Theo kết quả của mô hình, khi thực hiện phương án tối ưu hộ sẽ có mức thu nhập hỗn hợp bình quân là 90.905 nghìn đồng/năm, cao hơn 48.133 nghìn đồng/năm so với phương án sản xuất thực tế. Như vậy, nếu áp dụng phương án sản xuất tối ưu thì thu nhập của hộ sẽ cao hơn 2,13 lần so với phương án sản xuất thực tế. Để có được mức thu nhập như trên thì các hộ cần phải tăng diện tích đất trồng cây vụ đồng 2,253 sào lên 3,73 sào; chăn nuôi lợn và gia cầm ở mức tối đa (Lợn: 10 con/lứa; Gia cầm: 150 con/lứa) và sử dụng hết lao động dư thừa sang làm lao động phi nông nghiệp (làm thuê, ngành nghề). Khi đó, cơ cấu thu nhập của các hộ cũng có sự chuyển dịch, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp tăng lên về số lượng tuyệt đối (tăng 25.344 nghìn đồng/năm) nhưng lại giảm về cơ cấu (giảm 11,84%, từ 75,01%

xuống còn 63,17% TNHH của hộ); Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp tăng lên 33.479 nghìn đồng/năm, và chiếm tỷ lệ là 36,83% TNHH của hộ.

Kết quả sử dụng nguồn lực lao động trong các phương án sản xuất của nhóm hộ nông nghiệp được thể hiện trong Đồ thị 4.1

Đồ thị 4.1: Kết quả sử dụng nguồn lực lao động trong các phương án sản xuất của nhóm hộ nông nghiệp

Từ đồ thị trên chúng ta thấy rằng, trong phương án sản xuất thực tế của hộ, số lao động dư thừa là rất lớn (328 ngày-người). Việc áp dụng phương án sản xuất

tối ưu đã tận dụng một cách triệt để toàn bộ lượng lao động dư thừa đó vào sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập của hộ nông dân.

Bên cạnh đó, khi áp dụng phương án sản xuất tối ưu, nguồn vốn được tận dụng một cách triệt để và khá hiệu quả. Mặc dù tăng quy mô sản xuất so với phương án thực tế, nhưng lượng vốn luôn được bổ sung từ kết quả sản xuất các vụ trước nên trong phương án tối ưu các hộ nông dân không phải vay vốn từ bên ngoài.

Điều này làm giảm áp lực về vốn cho các hộ nông dân.

Từ kết quả từ nghiên cứu trên và xuất phát từ thực tế địa phương chúng tôi nhận thấy thu nhập/lợi nhuận của các hộ nông dân nhóm này chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố nguồn lực sản xuất như lao động, vốn, đất đai. Để tối ưu hóa các nguồn lực này nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân thì các giả thiết nêu trên cần phải được thực hiện như các giả thiết về việc làm của người lao động, hộ có thể vay vốn để đầu tư thâm canh, mở rộng quy mô sản xuất… Các giả thiết đều phải được thực hiện một cách đồng bộ.

4.3.4.2 Phương án sản xuất nông nghiệp tối ưu cho nhóm hộ kiêm ngành nghề và hộ kiêm làm thuê

Các hộ trong nhóm này có mức thu nhập bình quân cao hơn thu nhập bình quân của nhóm hộ nông nghiệp. Nguồn thu chủ yếu của các hộ thuộc nhóm này chủ yếu là từ ngành nghề, kinh doanh dịch vụ hay đi làm thuê.

* Kết quả của mô hình

+ Kết quả phương án sản xuất nông nghiệp tối ưu của nhóm hộ kiêm ngành nghề và làm thuê được thể hiện trong Bảng 4.13 và Bảng 4.14.

Bảng 4.13 cho thấy, trong phương án sản xuất thực tế, các nguồn lực sản xuất như lao động, diện tích trồng trọt, chăn nuôi chưa được sử dụng hết, do vậy hộ có thể khi thác sử dụng một cách triệt để (hay có thể có phương án sản xuất tối ưu hơn). Tương tự như nhóm hộ nông nghiệp, ở nhóm hộ kiêm ngành nghề và làm thuê khi áp dụng phương án sản xuất tối ưu thì các hộ đã sử hết diện tích đất đai (6,56 sào ở cả hai vụ) để trồng lúa, 2,86 sào để trồng cây vụ đông và vay vốn để đầu tư vào chăn nuôi, sử dụng hết diện tích chuồng trại.

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 66 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w