Đánh giá Quy chế Văn hóa công sở của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị văn phòng tại BỘ NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 34 - 37)

“Quy chế văn hóa công sở” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (xem phụ lục số 11).

Văn hóa công sở là những vấn đề liên quan đến trang phục, thái độ ứng xử ( đi đứng, điệu bộ, cử chỉ…) của cán bộ, công chức trong giao tiếp công sở. Cơ quan thực hiện văn hóa công sở nghiêm túc sẽ thể hiện được tính văn minh, lịch sự, tôn trọng khách đồng thời cũng tôn trọng bản thân mình và góp phần xây dựng môi trường làm việc chuẩn trong cơ quan.

Nắm được tính quan trọng trong việc thực hiện văn hóa công sở tại cơ quan đồng thời nhằm thể hiện sự quan tâm đến đời sống cá nhân của các công chức, viên chức trong cơ quan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ban hành quy chế văn hóa công sở của Bộ để các cá nhân, tổ chức xây dựng cho mình một phong cách giao tiếp chuẩn mực trong quá trình thực thi nhiệm vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đồng thời đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của Bộ.

Quy chế văn hóa công sở ban hành kèm theo Quyết định số 484/QĐ-BNN- VP ngày 12 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã áp dụng theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Quy chế văn hóa công sở của Bộ gồm 03 chương, 16 điều quy định về các nội dung cụ thể sau:

-Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng -Điều 2. Mục đích

-Điều 3. Nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở -Điều 4. Các hành vi bị cấm

-Điều 5. Trang phục -Điều 6. Lễ phục

-Điều 7. Thẻ, phù hiệu công chức, viên chức -Điều 8. Giao tiếp

-Điều 9. Giao tiếp với nhân dân -Điều 10. Giao tiếp qua điện thoại -Điều 11. Treo quốc huy

-Điều 12. Treo quốc kỳ -Điều 13. Biển tên cơ quan -Điều 14. Phòng làm việc -Điều 15. Phòng họp

-Điều 16. Điều khoản thi hành

Quy chế văn hóa công sở của Bộ đã quy định tương đối đầy đủ các vấn đề về văn hóa công sở và phù hợp với đối tượng áp dụng. Việc thực hiện văn hóa công sở có một số ưu, nhược điểm sau:

●Ưu điểm:

a. Nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở

- Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội.

- Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiên đại; đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

- Phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và Quy chế công vụ của Bộ.

b. Trang phục và lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức của Bộ

- Các công chức, viên chức trong cơ quan Bộ hầu hết đều ăn mặc gọn gàng, lịch sự khi đến làm việc tại cơ quan.

- Trang phục của cán bộ nam là bộ comple, thắt cravat, đi giày da; Trang phục của cán bộ nữ là bộ comple hoặc váy công sở.

- Các cán bộ phải đeo thẻ khi đến cơ quan. Thẻ có ảnh, họ tên, chức danh và số hiệu.

c. Giao tiếp và ứng xử của các cán bộ

- Trong giao tiếp và ứng xử các cán bộ, nhân viên trong cơ quan có thái độ lịch sự, hòa nhã, thân thiện và tôn trọng đối tượng giao tiếp. Không nói tục, nói tiếng núng, ngụn ngữ rừ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.

- Khi giao tiếp với đồng nghiệp có thái độ trung thực, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong công việc.

- Khi giao tiếp với nhân dân có thái độ thân thiện, biết lắng nghe, giải thích rừ ràng, cụ thể mọi thắc mắc của người dõn.

- Khi giao tiếp qua điện thoại thỡ núi chậm dói, rừ ràng, núi đủ nghe, tập trung vào nội dung công việc. Lời lẽ nhẹ nhàng, tôn trọng người nghe.

d. Về cách bài trí trong cơ quan

- Các vấn đề như quốc hiệu, biển tên trong cơ quan đều được đặt theo đúng quy định, tiêu chuẩn đã đề ra.

- Phòng làm việc của các cán bộ bày trí gọn gàng, ngăn nắp và khoa học.

Phù hợp để các cán bộ có thể giải quyết công việc dể dàng, thuận tiện nhất.

●Nhược điểm:

- Một số cán bộ, nhân viên khi đến cơ quan làm việc vẫn chưa thực hiện nghiêm túc việc đeo thẻ.

- Vẫn có những cán bộ thể hiện thái độ mất lịch sự, thiếu tôn trọng người khác, to tiếng khi giao tiếp trong cơ quan.

- Vẫn xảy ra tình trạng đi muộn, về sớm và hút thuốc trong cơ quan.

- Tiêu chuẩn về đồng phục trong cơ quan chưa được triển khai.

● Giải pháp khắc phục

- Có các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm quy chế văn hóa công sở.

- Các cán bộ, nhân viên phải biết xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hòa đồng với mọi người trong và ngoài cơ quan. Phải biết lắng nghe những chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp lúc gặp khó khăn.

- Chú ý đến lời ăn, tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày với mọi người.

- Hàng năm tổ chức các lớp về kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm tạo sự hòa đồng, thân thiện và chuyên nghiệp trong giao tiếp công sở.

4. Xây dựng quy trình tổ chức hội nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị văn phòng tại BỘ NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w