Phương pháp nghiên cứu 1. Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng sinh kế và rừng ở Lâm Đồng (Trang 33 - 36)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu 1. Cách tiếp cận

2.4.1.1. Kế thừa các tài liệu hiện có

Thu thập các tài liệu thứ cấp như báo cáo từ chính quyền địa phương, các kết quả điều tra trước đây của các chương trình, dự án có liên quan đến vùng nghiên cứu, các tạp chí và phương tiện thông tin đại chúng khác.

2.4.1.2. Tiến hành điều tra, khảo sát

+ Điều tra sơ lược về thôn: phỏng vấn một số nhân vật chủ chốt như trưởng thôn, già làng cùng với vợ của họ để biết tình hình chung về cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục, lịch sử thôn buôn, sản phẩm và cây trồng chính, cơ cấu tổ chức của thôn, sự phụ thuộc vào tài nguyên bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với các bản hướng dẫn phỏng vấn đơn giản.

+ Kết hợp phỏng vấn chuyên sâu để thu thập thông tin từ những người đưa tin then chốt như chủ tịch xã, các trưởng thôn, già làng, … và các cá nhân khác ở địa phương theo cỏc chủ đề cụ thờ̉ mà họ được giả định là người biết rừ nhất.

+ Điều tra phỏng vấn hộ: dựa trên bản câu hỏi được soạn trước tập trung vào các nội dung về kết cấu hộ, nghề nghiệp, thu nhập, điều kiện sống, đất đai, cây trồng, vật nuôi, các sản phẩm từ rừng (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), các hoạt động lâm nghiệp và chương trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các khó khăn mà hộ đang gặp phải. Đơn vị hỏi là hộ gia đình. Các câu hỏi phần lớn được thiết kế ở dạng đóng để có thể định lượng (xem phần phụ lục).

+ Quan sát trực tiếp giúp thu thập thông tin và kiểm chứng một số thông tin thu thập được liên quan đến hiện trạng sử dụng đất và cách thức quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin

Việc nghiên cứu trải qua bốn bước chính là chuẩn bị, thu thập số liệu, xử lý số liệu và viết bỏo cỏo. Đọc tất cả cỏc tài liệu thứ cấp cú liờn quan đờ̉ nắm rừ bối

cảnh chung và tránh điều tra lặp lại các số liệu đã có. Công cụ chính trong điều tra là bảng câu hỏi thiết kế phù hợp với nơi nghiên cứu. Các câu trả lời được viết sau đó nhập dữ liệu trong ngày vào máy tính xách tay để thuận tiện cho việc tổng hợp và xử lý số liệu.

Điều tra phỏng vấn hộ: Sử dụng bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin về hộ;

phương thức canh tác và sản lượng; quyền sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất;

nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình; nguồn lao động trong nông nghiệp;

vật nuôi; nguồn và mức độ thu nhập; khả năng biết đọc biết viết của người dân;

mức độ di dân và nhận thức của người dân khi tham gia vào hoạt động các dự án đang có trên địa bàn.

Các phần chính trong điều tra là kết cấu hộ, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng cơ sở hạ tầng trong khu vực. Điều tra kết cấu hộ để nắm vững hộ về giới tính, tuổi, cũng như nghề nghiệp. Đối với nghề nghiệp thì tìm hiểu các hoạt động sinh kế, nơi làm việc, thời gian làm việc và mức thu nhập của từng thành viên trong hộ. Các câu hỏi và trình tự hỏi thường được gắn kết với nhau theo chuỗi logic vấn đề để người phỏng vấn tránh bỏ sót thông tin và người được hỏi dễ trả lời. Trong quá trình điều tra thỡ ăn ở cựng với người dõn đờ̉ tạo mối quan hệ và hiờ̉u rừ hơn cuộc sống của người dân.

Điều tra thu nhập là vấn đề quan trọng nên cũng đã thiết kế nhiều câu hỏi tập trung chủ đề này và phân tích các thu nhập đột xuất của các khẩu trong hộ hoặc thu nhập theo mùa vụ vì sẽ làm tăng mức thu nhập bình quân của hộ trên mức bình thường. Đồng thời, phân tích thu nhập trong năm để tìm hiểu tổng thu nông nghiệp, đối với các phương thức canh tác các loài cây ngắn ngày thì tổng hợp các vụ thu hoạch trong năm để tính mức tổng thu nhập nông nghiệp. Các thu nhập ngoài nông nghiệp cũng được điều tra và tính toán trong tổng thu của hộ.

Trước khi chính thức điều tra trên diện rộng, chúng tôi kiểm tra phỏng vấn 10 hộ, sau đó phân tích bảng câu hỏi xem có gỉ cần chỉnh sửa, bổ sung không dựa theo kết quả phân tích 10 bảng này.

Để đảm bảo tính chính xác, đề tài đã đáp ứng với yêu cầu dung lượng mẫu quan sát tối thiểu (đơn vị hộ). Theo các tài liệu về thống kê toán học, dung lượng mẫu (n) này phụ thuộc vào phương sai (hay biến lượng) của mẫu (S2) và độ tin cậy (d) mong muốn đạt được. Trong trường hợp quần thể lấy mẫu là hữu hạn (N xác định), dung lượng mẫu cũng tỷ lệ với kích thước quần thể, theo một giá trị t2 (bình phương của giá trị của phân bố t Student ):

2 2 2

2 2

. .

S t d N

S t n N

⋅ +

= ⋅ trong đó:

- n: số hộ cần điều tra - N: tổng số hộ = 450

- t: giá trị của phân bố Student t (khi lấy độ tự do bằng ∞ và mức xác suất sai α = 0,05, t = 1,64).

- d: độ chính xác mong muốn (10%) - S2: phương sai mẫu (0,25)

Qua tính toán, cho thấy n tối thiểu là 59 hộ/4 thôn.

Tuy nhiên, trong quá trình sơ thám hiện trường đã cho thấy có sự biến động lớn ngay trong từng cụm dân cư và khi thực hiện điều tra thử 10 hộ đã thấy mẫu khảo sát không đồng đều bởi sự phân hóa giàu nghèo và phân chia theo hoạt động tạo sinh kế của nông hộ nên nhóm thực hiện đề tài thấy rằng với dung lượng mẫu 15 hộ/thôn (59 hộ/4 thôn) là không đảm bảo độ tin cậy. Do vậy đã tăng dung lượng mẫu lên 160 hộ (mỗi thôn 40 hộ) nhằm đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê và đủ thông tin cho vùng nghiên cứu. Tiến hành phân loại hộ theo nhóm sinh kế để tiến hành điều tra bao gồm: nhóm canh tác tác nông nghiệp, nhóm làm dịch vụ và nhóm sống phụ thuộc vào rừng (khai thác lâm sản ngoài gỗ, làm than, đào đãi thiếc).

- Sử dụng một số công cụ Đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal) để thu thập và phân tích thông tin, cụ thể như sau:

• Vẽ sơ đồ phác thảo khu vực nghiên cứu và đi lát cắt nhằm tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất đai và các loại tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, đồng

thời đánh giá tiềm năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng địa phương.

• Sử dụng công cụ dòng thời gian để thấy được những sự kiện xảy ra trong quá khứ và ảnh hưởng của nó đến đời sống, tình hình sản xuất, sử dụng nguồn lực, sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng của địa bàn nghiên cứu.

• Sơ đồ VENN được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các cá nhân và các tổ chức có ảnh hưởng đến đời sống người dân. Mỗi bên liên quan được thể

hiện bởi một vòng tròn với kích thước khác nhau phụ thuộc vào tầm quan trọng của họ, và vị trí của các vòng tròn này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của họ đến từng hoạt động, cách sắp xếp này theo quan điểm của những người tham gia.

• Họp dân (theo nhóm quan tâm) để tổng kết và kiểm chứng các thông tin và công cụ đã thu thập được.

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng sinh kế và rừng ở Lâm Đồng (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w