Nguồn nước + Nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng sinh kế và rừng ở Lâm Đồng (Trang 46 - 51)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng sinh kế của cộng đồng

3.1.1. Đánh giá tài sản tự nhiên 1. Đất canh tác nông nghiệp

3.1.1.2. Nguồn nước + Nước sinh hoạt

Từ năm 2002, các dự án phát triển nông thôn (chương trình 134 và 135) đã xây dựng hệ thống nước sinh hoạt cho xã Đa Nhim được dẫn từ đầu nguồn về nhưng nguồn nước sạch vào thời điểm này còn hạn chế do đường ống nhỏ nên nhiều hộ vẫn còn phải phụ thuộc vào sông suối và nước mưa. Năm 2005 hệ thống nước sạch theo phương pháp tự chảy được thay thế bằng đường ống lớn hơn nhưng các hộ vẫn bị sử dụng hạn chế và mãi đến năm 2009 thì nhà nước thay toàn bộ đường ống lớn cùng với việc lắp đặt các trụ có vòi nước ven đường (BLS, 2010).

Đến nay, có 76,1% số hộ sử dụng nước tự chảy dẫn từ nguồn. Mặc dù vậy khả năng tiếp cận nguồn nước sạch rất khác nhau giữa các thôn và giữa các hộ dân trong thôn. Một số hộ ở gần ống chính có thể nối ống nhỏ trực tiếp để đưa nước về nhà nhưng nhiều hộ ở xa đường ống thì việc nối ống rất tốn kém nên họ phải đến trụ để lấy nước do vậy khá bất tiện trong khi đó kinh phí để bảo trì đường ống này lại gặp khó khăn vì không phải hộ nào cũng có khả năng đóng góp.

Bảng 3.2. Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt tại xã Đa Nhim Nguồn nước Liêng

Bông Đa Bla Đa Tro Đa Ra

Hoa Bình

quân Tỉ lệ (%)

Số hộ sử dụng nước 178 88 95 118 119,75

Nước tự chảy 118 88 86 118 102,5 0,856

Giếng khoan/đào 60 0 0 0 15 0,125

Sông, suối, ao, hồ 0 0 9 0 2,25 0,019

(Nguồn: BLS, 2010)

Ở Liêng Bông trước đây người dân sử dụng nước chủ yếu từ sông, suối và nước mưa. Vào đầu 2009, có 118 hộ sử dụng nước tự chảy từ đầu nguồn Đa Khai nhưng do nguồn nước không ổn định cả về chất và lượng nên khả năng tiếp cận nguồn nước sạch của người dân Đa Nhim cũng là một vấn đề trở ngại. Ở thôn Đa Tro, có một số hộ ở biệt lập nên phải dùng nước nước mưa và nước sông suối cho sinh hoạt gia đình.

+ Nguồn nước tưới

Theo tập quán du canh lâu đời nên người dân bản địa thường phụ thuộc vào

“nước trời”, không có thói quen sử dụng nước tưới. Người Cil thường sống và canh tác ở sườn đồi hoặc trên đất dốc nên khả năng tiếp cận nguồn nước tưới cho nông nghiệp cũng bị hạn chế do xa nguồn nước như được trình bày ở bảng 3.3. Bên cạnh đó thì người dân không đủ tiền để mua máy bơm và dây tưới. Do vậy, sản lượng nông nghiệp ở vùng này không cao, nhất là cà phê nếu so sánh với các vùng khác vì trong giai đoạn trổ bông của cà phê nếu không có đủ nước thì sản lượng cà phê sẽ bị giảm đáng kể. Đây cũng là mối quan ngại khi phát triển nông nghiệp trên địa bàn.

Sản xuất lương thực chủ yếu vào mùa mưa, chỉ sử dụng nước trời nên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và năng suất thường thấp. Hệ thống sản xuất cà phê quảng canh sử dụng nhập lượng thấp làm cho cà phê ra hoa kết trái không đồng loạt. Người dân biết rằng cuộc sống phụ thuộc vào tính bền vững của rừng và hiện nay thì họ sợ mất rừng sẽ thiếu nước sinh hoạt từ hệ thống nước tự chảy ở Đa Nhim.

Bảng 3.3. Nguồn nước tưới các thôn Đơn vị tính: %

Thôn Đất vườn

(cả thổ cư) Ruộng

lúa nước Đất cây

đa niên Đất cây

hàng năm Đất nương rẫy đang sử dụng Đa Bla 7,50

2, 50

20, 00

37,5

0 10,00 Đa Tro -

2, 50

- - - Đa Ra Hoa 2,50

-

2,

50 - - Liêng Bông 5,00 7,

50 10,

00 7,5

0 5,00

(Nguồn: BLS, 2010) 3.1.1.3. Đất giao khoán quản lý bảo vệ rừng

Bảo vệ rừng theo hợp đồng khoán bảo vệ là hoạt động quan trọng trong các thôn nghiên cứu. Hiện tất cả các thôn đều có nhận giao khoán bảo vệ rừng với Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.

Chương trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng đã và đang mang lại hiệu quả quản lý tài nguyên và nâng cao đời sống cho cộng đồng người dân sống phụ thuộc vào rừng.

Có nhiều chương trình quản lý bảo vệ rừng khác nhau như chương trình 661, 304, 30a và gần đây là chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) đã lôi cuốn được nhiều người dân tham gia. Tuy nhiên, giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ dân trong thôn được thực hiện theo kế hoạch hàng năm của các đơn vị chủ rừng chứ không phải theo nhu cầu của người dân, do đó các hộ mới tách hộ khẩu đều không được nhận khoán. Bên cạnh đó thì do đơn giá của mỗi chương trình có khác nhau (chương trình 661 trả 200.000 đ/ha, PFES trả 350.000 đ/ha) mặc dù người dân phải quản lý bảo vệ rừng như nhau nên đã xảy ra thắc mắc trong dân. Các hộ dân kiến nghị nên tăng thêm diện tích giao khoán nhằm đảm bảo thu nhập cho họ. Hiện nay có trên 9.000 ha rừng được giao khoán bảo vệ cho 308 hộ như được trình bày ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Diện tích giao khoán bảo vệ rừng ở các thôn năm 2010 Liêng

Bông Đa Bla Đa Tro Đa Ra Hoa Diện tích khoán bảo vệ rừng

(ha) 4.875 1.631 1.246 1.350

Số hộ nhận khoán 152 57 47 52

Diện tích trung bình mỗi hộ 32,1 28,6 26,5 25,9

(Nguồn: Danh sách giao khoán bảo vệ rừng 2010 của Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim và Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà)

Qua bảng 3.4, có thể thấy rằng Liêng Bông là thôn được hưởng lợi nhiều nhất từ giao khoán quản lý bảo vệ rừng và cũng thể hiện thu nhập phụ thuộc vào rừng của cộng đồng tại đây.

Diện tích rừng giao khoán cho người dân địa phương đôi khi không hợp lý vì người nhận khoán của thôn này lại phải quản lý rừng của thôn khác thậm chí ở các tiểu khu rừng của xã khác. Sử dụng sơ đồ phác thảo để thảo luận với người dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng và thấy rằng đất rừng được giao theo các hợp đồng giao khoán không dựa trên sự phân bố về không gian gắn với khu vực sinh sống của các cộng đồng khác nhau.

+ Thảo luận chung

Nằm trên địa bàn quản lý của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim nên khả năng tiếp cận tài sản tự nhiên về đất sản xuất cho người dân sẽ khó khăn, nếu không nói là không thực hiện được vì các qui định quản lý bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, các công ty tư nhân thuê đất của người dân hoặc được nhà nước cấp đất để làm dự án sản xuất nông lâm kết hợp hoặc nông nghiệp công nghệ cao và làm du lịch cũng làm cho người dân mất đất sản xuất. Tác động của việc thiếu đất là nghiêm trọng đối với đời sống người dân, mặc dù khi thu hồi được đền bù nhưng mức đền bù thường không thỏa đáng vì giá đền bù luôn thấp hơn giá thị trường. Vấn đề đặt ra là các diện tích đất mà người dân đang sản xuất bị thu hồi là nguồn sinh kế chính của họ mà việc đền bù bằng tiền sẽ không tạo ra được các nguồn sinh kế khác vốn đã rất hạn chế ở địa phương vì họ không có trình độ hay kỹ năng để chuyển sang nghề khác ngoài canh tác nông nghiệp. Trong bối cảnh của các thôn được điều tra, người dân ít có khả năng lựa chọn sinh kế khác, nhiều hộ nhận đền bù tiền khai phá dùng tiền này để mua các tài sản không phục vụ cho sản xuất. Vì vậy, nguy cơ mất an toàn lương thực và mất nguồn tạo thu nhập ổ định của cộng đồng là vấn đề cần phải giải quyết.

Có nhiều chương trình hỗ trợ khuyến nông và các chương trình giảm nghèo của nhà nước đã phần nào phát huy hiệu quả nhưng không mang tính bền vững vì chỉ hỗ trợ gạo, phân bón, kỹ thuật canh tác mà không thể cấp đất mới cho người dân canh tác vì vậy người hộ thiếu đất lại bán phân bón, cây con. Khi thiếu đất, họ thường gia tăng việc lấn chiếm đất rừng để canh tác mà theo các qui định về quản lý bảo vệ rừng thì đây là hoạt động trái pháp luật nên xảy ra xung đột giữa người dân

và các chủ rừng. Đây cũng là mâu thuẫn cơ bản giữa bảo tồn và phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Giải pháp được cho là hữu hiệu khi có sự phối hợp giữa nhà nước và người dân trong việc gìn giữ đất sản xuất cho cộng đồng khi người dân nâng cao nhận thức và không bán hoặc cho thuê đất nông nghiệp kết hợp với việc chính quyền địa phương không cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp của người dân làm dự án. Khi giải quyết đồng bộ vấn đề này thì đồng nghĩa với việc người dân không bị mất đất sản xuất và sử dụng hiệu quả các chương trình hỗ trợ của nhà nước.

Bên cạnh đó, cần phải gia tăng hiệu quả sử dụng đất để tăng thu nhập bằng cách tập huấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác để nâng cao năng suất cây trồng và gia tăng các lợi ích gián tiếp từ rừng hơn là hướng sự chú ý của người dân vào các ngành sản xuất, vốn tồn tại nhiều rủi ro liên quan đến thị trường, phụ thuộc nhiều vào nhập lượng từ bên ngoài và có thể gây ra các tác động bất lợi đối với đa dạng sinh học. Các chương trình du lịch sinh thái hoặc phục hồi một số làng nghề thủ công như đan lát, làm rượu cần, dệt thổ cẩm, làm hàng thủ công mỹ nghệ (gùi, chiếu, cung, tên) để bán hàng lưu niệm cho du khách cũng là chương trình có tiềm năng mang lại hiệu quả không những về mặt kinh tế mà còn có thể bảo tồn được văn hóa bản địa. Tuy nhiên, cần có những dự án đầu tư lớn và lâu dài thì mới mang lại hiệu quả được vì hiện nay các dự án trên địa bàn là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, vốn ít và thời gian dự án ngắn nên không thể thay đổi được diện mạo kinh tế xã hội địa phương.

Chương trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng đã mang lại một số kết quả nhất định như:

- Thu hút người dân địa phương (nhất là đồng bào dân tộc thiểu số) vào QLBVR và làm nghề rừng bằng việc gắn quyền lợi của hộ gia đình và cả cộng đồng vào sự tăng trưởng, phát triển rừng.

- Tạo nguồn thu nhập thay thế cho người dân khi họ không phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản và đây là nguồn thu nhập khá ổn định vì hàng năm mỗi hộ nhận khoán QLBVR theo chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng có thể nhận đến 12 triệu đồng nên đủ tiền mua gạo cho cả năm.

- Tạo công bằng xã hội, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc, từng bước giải quyết việc thiếu đất sản xuất bằng việc thực hiện giao khoán rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.

Tuy nhiên, các chương trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng khác nhau cần có sự phối hợp đồng bộ, triển khai kế hoạch giao khoán có sự tham gia của người dân và tuyên truyền sâu rộng đến người dân. Giao khoán quản lý bảo vệ rừng và hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ mới tách.

3.1.2. Đánh giá tài sản vật chất

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng sinh kế và rừng ở Lâm Đồng (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w