Tiền tiết kiệm, nguồn tín dụng và vốn có thể chuyển thành tiền

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng sinh kế và rừng ở Lâm Đồng (Trang 59 - 62)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng sinh kế của cộng đồng

3.1.3 Đánh giá tài sản bằng nguồn tài chính

3.1.3.1 Tiền tiết kiệm, nguồn tín dụng và vốn có thể chuyển thành tiền

Do điều kiện thời tiết và biến động của thị trường, nhiều người dân thất bại trong sản xuất nên không có tiền tiết kiệm. Qua khảo sát không có hộ nào gửi tiền tiết kiệm do các hộ nghèo không tiết kiệm được tiền vì thu nhập không đủ chi phí sinh hoạt hàng ngày còn các hộ khá lại tập trung vào việc mua sắm tài sản tiêu dùng và tài sản sản xuất.

Nguồn cho vay chủ yếu từ Ngân hàng Chính sách xã hội và nguồn vay ngoài ngân hàng như các tổ chức tín dụng nhỏ, vay tư nhân, vay nóng. Một hộ có thể vay cùng lúc từ nhiều nguồn khác nhau. So sánh các nguồn cho vay khác nhau cho thấy lượng tiền vay từ hệ thống ngân hàng nhà nước rất khiêm tốn khi so sánh với nguồn vay ngoài ngân hàng (Bảng 3.11). Người dân khó tiếp cận được vốn ngân hàng vì có quá nhiều thủ tục và phải thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này gây khó khăn cho các hộ nghèo khi đa phần đất của họ là đất trồng cây đa niên không có sổ đỏ như đã nêu trong phần tải sản đất đai do vậy qua kết quả điều tra cho thấy người dân không tiếp cận được với vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp vì phải thế chấp sổ đỏ. Tín dụng thông qua hội phụ nữ để nhận vốn từ Ngân hàng chính sách là nguồn vốn vay nhiều nhất, kế đến là vốn vay tư nhân.

Bảng 3.11. Các nguồn vay vốn

Đơn vị tính: triệu đồng/năm STT

Nguồn vay

Liêng

Bông Đa Bla Đa Tro

Đa Ra Hoa

1 Ngân hàng nông nghiệp 0 0 0 0

2 Tín dụng qua hội phụ nữ 1.611 856 899 963 3 Tín dụng qua hội cựu chiến

binh 533 395

4 Vay tư nhân 40 765 637 892 (Nguồn: BLS, 2010)

Thôn Liêng Bông ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay tư nhân mà chủ yếu là tư thương trong vùng nên cũng không bị tư thương chi phối nhiều trong việc mua bán

cà phê. Các thôn khác do vay vốn của tư thương nhiều nên khi đến khi thu hoạch cà phê đều bị ép giá và phải mua phân bón với mức giá cao hơn thị trường. Hầu như các hộ trong thôn thường chọn vay vốn từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách vì nguồn này không có lãi suất hoặc lãi suất thấp (tối đa 0,9 %/tháng) so với các ngân hàng thương mại khác. Số tiền người dân được vay với mức cao nhất có thể đến 30 triệu đồng và thời hạn trả trong ba năm. Thêm vào đó, thủ tục vay từ nguồn ngân hàng chính sách thường đơn giản vì không phải thế chấp sổ đỏ hay các tài sản khác.

Tuy nhiên, để được vay vốn từ nguồn Ngân hàng Chính sách thì người dân phải thông qua Hội phụ nữ hay Hội cựu chiến binh hoặc Hội thanh niên để nộp đơn vay vốn và tổ chức bình xét các đơn đủ điều kiện vay vốn (người nghèo, làm nhà, đầu tư sản xuất) sau đó gởi danh sách lên UBND xã để xác nhận. Các đơn được bảo lãnh này sẽ được gởi đến ngân hàng để làm thủ tục và vay vốn. Khi đến kỳ hạn trả lãi thì người vay sẽ thông qua tổ chức bảo lãnh để nộp lại cho ngân hàng. Mặc dù thủ tục để vay vốn từ các tổ chức thôn không phức tạp nhưng thời gian làm thủ tục lại kéo dài do đó thường không đáp ứng kịp thời nhu cầu mùa vụ sản xuất. Theo nhiều hộ dân, khi tiền vay về thì nhu cầu đầu tư đã qua. Trong trường hợp đó, nhiều hộ dân lại sử dụng tiền đầu tư vào các mục đích mua sắm, tiêu dùng sai khác với mục đích sản xuất ban đầu.

Ngoài nguồn vay từ Ngân hàng chính sách thì một hình thức vay rất phổ biến hiện nay là vay qua tư thương. Người dân có thể vay tiền mặt hay hiện vật từ các đại lý, cửa hàng của người Kinh trong các thôn. Khi có nhu cầu tiền mặt gấp để giải quyết việc gia đình như đau ốm, sửa nhà cửa, đám cưới, đám ma nếu không thể vay được của người thân thì người dân thường đến tư thương để vay tiền. Với hình thức vay này người dân phải vay với lãi suất cao khoảng 3% tháng. Hiện vật thường được vay là phân bón, gạo, gas. Thủ tục cho vay từ tư thương rất đơn giản vì người vay không phải làm bất cứ thủ tục gì ngoại trừ ký vào sổ của người cho vay sau khi thỏa thuận về loại vay, số lượng, phương thức và thời gian trả. Người vay có thể trả một hay nhiều lần bằng nhiều hình thức. Giá trị vay có thể chỉ từ một vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Người vay có thể trả bằng tiền mặt theo lãi suất quy định

trước hay trả bằng hiện vật thường là sản phẩm như cà phê sau vụ thu hoạch. Đôi khi điều kiện cho vay là người được vay phải cam kết bán cà phê cho tư thương sau vụ thu hoạch. Thông thường các hộ bán cà phê theo dạng này sẽ chịu thiệt thòi vì không thể định giá bán và giá bán thường thấp hơn giá thu mua của công ty cà phê từ 300 – 400 đồng mỗi kilogram cà phê tươi. Sau khi đã trả đủ số tiền nợ, người vay có thể bán sản phẩm còn lại cho người mua khác. Trong trường hợp nếu người vay không trả đủ số tiền đã vay thì nợ sẽ được chuyển đến năm sau. Mặc dù lãi suất cao nhưng nguồn này vẫn được người dân chọn vì tính linh động của nó giúp người dân đáp ứng các nhu cầu đột xuất. Hình thức này tạo ra một kênh tín dụng thuận lợi cho người dân trong thôn trong lúc họ thiếu tiền hoặc cần nhập lượng đầu vào cho sản xuất, nhưng nó cũng đưa người dân vào tình huống khó khăn trong vấn đề thương lượng giá vay hiện vật hoặc bán các sản phẩm của họ. Ngân hàng là một trong những tổ chức được đánh giá quan trọng nhưng tư thương có tầm quan trọng nhất.

Ở nhiều thôn tư thương đóng vai trò là người đầu tư sản xuất và đặc biệt là người giải quyết đầu ra của sản phẩm mặc dù người dân vẫn phải chịu lãi suất cao và nhiều điều kiện bất lợi khi tiếp cận nguồn này.

Thảo luận:

Người dân cần được hỗ trợ không những từ những khoản tín dụng chính thức có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn mà họ còn phải biết được cách tổ chức sản xuất như thế nào trong nền kinh tế thị trường có nhiều rủi ro và bấp bênh. Những hỗ trợ từ chính phủ rất có ích nhưng mang tính trợ cấp lớn dẫn đến người dân có tính ỷ

lại. Những người nghèo thường do dự trong việc mượn tiền, họ lo sợ họ không thể

trả được nợ, trong khi đó những hộ gia đình trong nhóm khác thì không sử dụng vốn vay để đầu tư cho sản xuất mà chỉ mua các vật dụng sinh hoạt trong gia đình.

Những vấn đề trên đã cho thấy người dân cần phải được đào tạo để biết cách quản lý một cách hợp lý tài chính của họ.

Các ngân hàng cho vay vốn đều phải tính đến khả năng thu hồi vốn vay thông qua tín chấp, thế chấp nên nhiều hộ nghèo không có sổ đỏ rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay hoặc chỉ được vay rất ít nên họ không đủ vốn để phát triển sản

xuất do vậy càng làm tăng khoảng cách giữa hộ nghèo và hộ khá trong thôn. Người nghèo thường vay tư thương với lãi suất cao nên khi trả chậm thì tiền lãi ngày càng chồng chất làm tăng gánh nặng về kinh tế của họ. Tư thương rất linh hoạt hoạt trong vấn đề cho vay. Người dân có thể vay gạo, xi măng, tôn làm nhà, phân bón hay tiền mặt nhưng khi thu hoạch cà phê thì phải bán cho tư thương và dĩ nhiên giá sẽ thấp hơn thị trường. Để giải quyết vấn đề này thì các chương trình dự án nên thành lập Quỹ tín dụng quay vòng không tính lãi để hỗ trợ người nghèo hoặc xây dựng Quỹ cộng đồng từ sự đóng góp của người dân và sự hỗ trợ ban đầu của dự án. Các nguồn quỹ này thành lập với mục đích hỗ trợ cho các hộ nghèo thông qua sự bình xét của người dân trong thôn sẽ trở thành điểm đến của sự phát triển bền vững và làm giảm khoảng cách giàu nghèo trong thôn đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của người dân vào tư thương. Tuy nhiên, khi thành lập quỹ cũng phải nâng cao năng lực quản lý vốn của cộng đồng và cách sử dụng đồng vốn của nông hộ; nếu không sẽ dẫn đến việc mất đi nguồn tài chính của quỹ hoặc sử dụng đồng vốn sai mục đích như đã nêu trên. Việc thành lập quỹ này cũng cần thời gian để thay đổi nhận thức của cộng đồng nhằm giảm bớt sự ỷ lại, trông chờ vào các chương trình dự án của người dân hiện nay. Vì vậy các giải pháp cần mang tính đồng bộ để có thể hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững.

3.1.3.2 Tiền thu từ các hoạt động nông nghiệp, dịch vụ và các hoạt động lâm

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng sinh kế và rừng ở Lâm Đồng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w