KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sinh kế của cộng đồng
3.1.3 Đánh giá tài sản bằng nguồn tài chính
3.1.3.2 Tiền thu từ các hoạt động nông nghiệp, dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp, giao khoán QLBVR
Dùng công cụ dòng thời gian đã ghi nhận sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt. Vào 2006, có một đợt rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 12. Tháng 2 năm 2007, nhiệt độ cao bất thường, lên đến 27oC và nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lên đến 15oC Vào cuối năm 2007, người dân ghi nhận một đợt rét kỷ lục với nhiệt độ chỉ vào khoảng 6oC làm cho trâu bò chết hàng loạt và cà phê bị mất mùa.
Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của người dân vì nhiều hộ đầu tư vào nuôi heo bò đã bị mất vốn sản xuất sau khi gia súc của họ bị chết do lạnh.
Người dân Đa Nhim đang trong quá trình chuyển đổi từ các hệ thống sản xuất tự túc tự cấp theo truyền thống sang sản xuất hàng hóa. Chỉ báo cơ bản của sự
chuyển đổi này là sự xuất hiện của các sản phẩm như cà phê, hồng đóng góp đáng kể trong tổng thu nhập của nông hộ. Các hoa màu ngắn ngày khác chỉ có ý nghĩa đối với an ninh lương thực địa phương. Nguồn thu nhập có khác nhau giữa các thôn trong xã. Thôn Liêng Bông có 100% thu nhập từ các hoạt động nông lâm nghiệp nhưng 3 thôn Đa Bla, Đa Tro và Đa Ra Hoa có nguồn thu ngoài nông nghiệp từ 15- 22 % như trình bày ở bảng 3.12
Bảng 3.12. Nguồn thu của cộng đồng
STT Nguồn thu Liêng
Bông Đa Bla Đa Tro Đa Ra
Hoa 1 Thu nhập từ nông nghiệp (%) 100,00 85,00 85,00 78,00
Trồng trọt 37,68 75,00 40,00 54,00 Chăn nuôi, thủy sản 17,71 5,00 15,00 - Lâm nghiệp 44,61 5,00 30,00 24,00 2 Thu nhập ngoài nông nghiệp (%) - 15,00 15,00 22,00 Làm thuê - 3,00 15,00 22,00 Thủ công, mỹ nghệ - - - - Dịch vụ, buôn bán - - - - Xây dựng - - - - Khác - 12,00 - -
(Nguồn: BLS, 2010)
Tỷ lệ trung bình ở bảng 3.12 đã phản ánh các nguồn thu nhập chính của người dân tập trung vào trồng trọt (cà phê, hồng) và chăn nuôi cũng như thu nhập từ các hoạt động lâm nghiệp.
Lịch thời vụ được thể hiện trong bảng 3.13 cho thấy rằng người dân bắt đầu thu hoạch sản phẩm từ tháng 7 cho đến tháng 1 năm sau. Thời điểm giáp hạt thiếu
ăn thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 7. Đây là thời gian người dân thực hiện các hoạt động trồng mới và chăm sóc, bón phân cho cây trồng.
Do đặc tính giống cà phê catimor và thói quen nên người dân thu hoạch theo hướng trái chín đến đâu, thu hoạch đến đó chứ không qua chế biến nên mất đi một lượng vỏ cà phê để làm phân và giá bán thường thấp hơn vì dễ bị tư thương ép giá.
Cà phê được bán tươi ngay tại thời điểm thu hoạch nên thu nhập của người dân rải đều từ tháng 7 đến tháng 1 năm sau. Điều này phù hợp với tâm lý và thói quen chi tiêu, đầu tư của người dân nhưng lại gây khó khăn trong việc tích lũy vốn để đầu tư tái sản xuất.
Bảng 3.13. Lịch thời vụ của các hoạt động nông nghiệp chính
Hoa màu/ Hoạt động Tháng (theo Dương lịch)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bắp (giống địa phương) Cà phê
Hồng Bắp vụ 1 Bắp vụ 2
Thời kỳ không có thu hoạch và giáp hạt
(Nguồn: từ điều tra PRA)
Các hộ thường ít tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp như chăm sóc, trồng rừng vì nhiều lý do nhưng lý do chính là trùng với lịch thời vụ nông nghiệp.
Trong thực tế, thời gian trồng rừng tập trung vào các tháng 6 và 7 là các tháng họ bận rộn với thu hoạch bắp và chăm sóc, bón phân cho cà phê nên các Ban quản lý rừng không thể thuê người dân trồng rừng được. Đến tháng 11 và 12 là mùa phòng
Gieo Thu hoạch
Trồng Làm cỏ, chăm sóc Thu hoạch
Trồng Thu hoạch
Bón phân Bón phân
Thu hoạch Gieo
Gieo Thu hoạch
Không thu hoạch
cháy thì họ lại bận thu hoạch cà phê nên người dân cũng không tham gia hoạt động phòng cháy rừng được. Do vậy, thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp chủ yếu là tiền giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
Mặc dù thu nhập từ rừng chủ yếu là tiền công khoán bảo vệ rừng mà các đơn vị chủ rừng trả cho các hộ tham gia. Tuy vậy không phải tất cả các hộ đều được nhận khoán bảo vệ rừng vì tiêu chí được nhận giao khoán quản lý bảo vệ rừng là các hộ nghèo và người dân tộc thiểu số tại chỗ. Thu nhập từ nhận khoán bảo vệ rừng hiện nay là một nguồn thu quan trọng của người dân mỗi hộ dân nhận khoán có thể nhận được từ 2 đến 3 triệu đồng một quí. Trong các nguồn thu nhập phi nông nghiệp, thu nhập từ lao động làm thuê chiếm một tỷ lệ đáng kể nhưng biến động lớn giữa các thôn. Liêng Bông không đi làm thuê trong khi Đa Ra Hoa thu từ nguồn làm thuê đến 22%. Người dân không thích đi làm thuê cho người Kinh vì gò bó về mặt thời gian. Thu nhập của người dân có thể phân thành hai nguồn chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Cấu thành cho nguồn thu từ nông nghiệp gồm có thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Cấu thành cho nguồn thu từ phi nông nghiệp bao gồm thu nhập từ làm thuê, lương, buôn bán, dịch vụ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, và một số nguồn khác.
Hình 3.6. Tỉ lệ các nguồn thu nhập chính của hộ gia đình (Nguồn: tổng hợp từ phụ lục 3)
Xét cơ cấu theo mức thu nhập cho thấy nông lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với các nhóm dân. Nguồn thu từ hoạt động trồng trọt mà chủ yếu là thu nhập từ trồng cà phê là cao nhất (52%), kế đến là thu nhập từ các hoạt động lâm nghiệp (quản lý bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc rừng) chiếm 26%. Điều đó chứng tỏ
tiềm năng và vai trò khó thay thế của nông lâm nghiệp trong đời sống của người dân trong vùng hiện nay.
Mối quan hệ của thu nhập và chi phí với các yếu tố liên quan
Chỉ báo của kinh tế hộ chủ yếu là hai chỉ tiêu thu nhập và chi phí. Tuy nhiên, hai chỉ tiêu này không tồn tại độc lập mà chúng vừa chịu ảnh hưởng và cũng vừa tác động tới các yếu tố khác rất lớn, gọi là các quan hệ tương tác nên khi tác động vào yếu tố này sẽ có sự thay đổi ở yếu tố kia. Trong tổng thu, phần thu hoạch từ trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhưng nó phụ thuộc vào hai nhân tố khác là diện tích đất và nhập lượng như đầu tư máy móc
Bảng 3.14. Bình quân thu nhập và chi phí sản xuất của hộ Tổng thu nhập
(triệu đồng)
Đất trồng trọt (ha)
Máy móc sản xuất (triệu đồng)
Đa Bla 25,34 1,34 10
Đa Tro 19,09 1,07 13
Đa Ra Hoa 18,06 1,05 6
Liêng Bông 24,01 1,13 19
(Nguồn: tổng hợp từ phụ lục 3)
Qua bảng 3.14 cho thấy rất rừ tổng thu nhập càng lớn khi cú đất càng nhiều cộng với lượng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đa Bla và Liêng Bông là 2 thôn có thu nhập cao nhất vì có nhiều đất và máy móc.
Tương tự như tổng thu nhập, tổng chi phí có quan hệ với nhiều yếu tố khác nhau như nghề nghiệp của chủ hộ, số nhân khẩu trong hộ và số tài sản sản xuất hoặc tài sản sinh hoạt mà mỗi hộ mua sắm. Chi phí của hộ tăng tỷ lệ với số lượng tài sản mà hộ mua sắm tiêu dùng trong sinh hoạt gia đình hàng ngày.
Thảo luận:
Vòng luẩn quẩn hiệu quả sản xuất thấp, tích lũy thấp và tái đầu tư thấp làm cho người dân khó tích lũy được nguồn tài sản tài chính có ý nghĩa để cải thiện sinh kế. Bên cạnh đó thì người nghèo do thiếu vốn nên không có đất hay tài sản thế chấp để vay vốn nên họ gặp nhiều khó khăn trong đầu tư nhập lượng để sản xuất. Họ vay tư thương với lãi suất cao cùng với việc chi tiêu không hợp lý nên đời sống người dân khó cải thiện nếu không có những biện pháp hay chính sách can thiệp hợp lý từ các chương trình, dự án. Tập huấn cho người dân về cách chi tiêu cũng như tạo điều kiện để người dân tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi là những việc cần làm.