KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sinh kế của cộng đồng
3.1.5 Đánh giá tài sản xã hội .1 Chính sách, phúc lợi xã hội
3.1.5.2 Quan hệ dòng tộc, xã hội
Già làng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của thôn để định hướng các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống và giúp người dân thôn giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cộng đồng. Khi gặp khó khăn, người dân trong thôn thường thông báo, hay thỉnh thị ý kiến của già làng. Bên cạnh đó, già làng cũng thường đóng vai trò trung gian, kết hợp với các tổ chức khác như tổ hòa giải thôn, hội đồng chức sắc hay các tổ chức đoàn thể liên quan để giải quyết các vấn đề khó khăn hay xung đột. Hiện nay còn tồn tại một số quy ước truyền thống liên quan đến sinh hoạt gia đình, hôn nhân, và quan hệ xã hội. Nếu vi phạm các quy ước này, thì hội đồng già làng giải quyết bằng luật tục truyền thống trước khi chuyển lên chính quyền nếu mâu thuẫn vẫn tồn tại. Ở thôn Đa Bla, người dân thường thông báo với
già làng các công việc quan trọng, nhờ già làng giải đáp các thắc mắc, hay giải quyết các mâu thuẫn phát sinh bằng tri thức truyền thống. Tuy vậy, ý kiến của già làng không phải là phán quyết cuối cùng và không phải lúc nào cũng được các bên tôn trọng.
Hình 3.7. Sơ đồ VENN về quan hệ giữa các tổ chức trong xã với người dân Cộng
đồng Ban nhân
dân thôn, hội thánh
Ngân hàng, tín
dụng
Ban quản lý rừng Đa
Nhim, VQG Bidoup
Núi Bà
UBND xã TT
khuyế n nông
Các dự án
Hội nông dân, phụ
nữ
Tư thươn
g
Hiện nay, người dân đánh giá Ban nhân dân thôn gồm trưởng, phó thôn và công an viên thôn có vị trí quan trọng và có ảnh hưởng nhiều nhất đến mọi mặt đời sống mặc dù ban nhân dân thôn là cấp thấp nhất trong hệ thống quản lý nhà nước.
Ban nhân dân thôn là đầu mối truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống và phản hồi thông tin từ người dân đến cấp trên. Bên cạnh đó Ban nhân dân thôn phối hợp với các tổ chức khác của thôn để giải quyết tất cả các vấn đề, công việc hàng ngày của bà con địa phương như vận động, bình xét lựa chọn các hộ gia đình tham gia các chương trình, dự án, và triển khai thực hiện các hoạt động, chính sách của nhà nước.
Đề tài đã họp dân để kiểm chứng thông tin, cho thấy các chi hội thánh đóng vai trò quan trọng trong thôn, nhất là về mặt tinh thần. Người dân thường nghe theo các mục sư trong thôn và đặc biệt tại thôn Đa Bla người dân không làm rượu cần cũng vì lý do tôn giáo. Điều này đã làm mất đi một sản phẩm truyền thống của người dân tộc bản địa nơi đây.
Bảng 3.17. Các nhân tố thúc đẩy và cản trở trong tài sản sinh kế Tài sản sinh kế Nhân tố thúc đẩy Nhân tố cản trở 1. Tài sản tự
nhiên Được cấp đất ở, đất
sản xuất - Thiếu đất canh tác, đất canh tác nằm trên đất làm nghiệp
- Nhiều diện tích chưa cấp quyền sử dụng đất
- Vườn xa nguồn nước tưới 2. Tài sản vật
chất
Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
- Thiếu tài sản sản xuất
- Trường cấp III xa khu dân cư 3. Tài sản tài
chính Nhiều nguồn vốn vay
trên địa bàn Khó tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng 4. Tài sản con
người Lực lượng lao động
dồi dào Rào cản ngôn ngữ, thiếu kỹ năng nghề 5. Tài sản xã
hội Nhiều chương trình khuyến nông, giao khoán
Chương trình giao khoán còn nhiều bất cập
3.2. Đánh giá sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng 3.2.1. Tình trạng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và săn bẫy chim thú
Lượng lâm sản bị khai thác nhiều nhất là gỗ và củi. Hầu hết nhà trong vùng đều sử dụng gỗ. Thông thường, theo chương trình 134 thì các hộ đồng bào dân tộc khi làm nhà sẽ được nhà nước cho khai thác từ 7-10 mét khối gỗ xẻ và khi có nhu cầu sửa chữa nhà cửa thì họ vào rừng khai thác trái phép. Trước đây người Kinh thường thuê người K’Ho xẻ gỗ hoặc mua gỗ khai thác trái phép nên người dân xem đây là một nguồn thu nhập của họ mặc dù biết đây là hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng nhưng do thiếu ăn nên họ vẫn buộc vào rừng. Trước đây người dân chỉ chọn 1-2 lóng đẹp nhất như không có mắt, cách gốc khoảng 2-3 mét để dễ cưa xẻ và phần thân còn lại chỉ dùng làm củi đun nên rất lãng phí. Mặt khác, việc cưa xẻ gỗ làm nhà theo chương trình 134 mặc dù về nguyên tắc là được chính quyền và chủ rừng cho phép nhưng lại thiếu sự kiểm tra giám sát nên người dân khai thác bừa bãi và lấy gỗ với số lượng lớn hơn lượng được phê duyệt. Tuy nhiên, do qui chế chặt chẽ về quản lý bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà nên người dân thường khai thác gỗ trong lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim. Hiện nay, chương trình xóa nhà tạm theo chương trình 134 đã kết thúc tại xã Đa Nhim cùng với việc quản lý bảo vệ rừng tốt hơn nên việc khai thai thác gỗ thông làm nhà gần như đã chấm dứt chỉ ngoại trừ một vài cá nhân vẫn còn lét lút vào rừng khai thác gỗ pơ mu (Fokienia hodginsii) để bán.
Bảng 3.18. Lượng lâm sản bị khai thác năm 2010
Thôn
Thu nhập từ khoán
Tổng thu nhập
từ rừng
Củi đốt
Rau rừng, nấm, hạt
dẻ
Nhóm động vật rừng
Nhóm sinh cảnh & thủ
công S.lượng
(m3) Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị ĐA BLA
Tổng số hộ 37 11
Tổng giá trị 266.2 9.7 7.3 2.4 0 0
ĐA TRO
Tổng số hộ 38 39
Tổng giá trị 229.2 39.664 39.664 0 0 0
ĐA RA HOA
Tổng số hộ 33 39
Tổng giá trị 171.52 80.257 52.92 13.737 3.6 10
LIÊNG BÔNG
Tổng số hộ 36 1
Tổng giá trị 288.92 20.872 0.68 20.192 0 0
(Nguồn: BLS, 2010)
Theo số liệu điều tra 40 hộ/thôn từ bảng 3.18 đã cho thấy nhu cầu sử dụng củi rất lớn để nấu ăn. Thôn Đa Ra Hoa và Đa Tro có tỉ lệ dùng củi cao nhất đến 97,5% số hộ, kế đến là thôn Đa Bla 27,5% (11/40 hộ) và ít nhất là Liêng Bông do thôn Liêng Bông ở gần đường và tiếp thu với nếp sống mới nhanh nên phần lớn các hộ chuyển sang dùng ga để đun nấu. Xét về mặt dân tộc học cũng có sự sai khác trong sử dụng năng lượng. Ở thôn Đa Tro và Đa Ra Hoa, toàn bộ các hộ người Cil đều sử dụng gỗ củi trong khi toàn bộ các hộ người Kinh sử dụng gas. Việc sử dụng nguồn năng lượng nào trong bếp rừ ràng ngoài yếu tố kinh tế cũn cú ảnh hưởng của yếu tố văn hóa. Cách lấy củi rất đa dạng, thường người dân chặt cây chết, lấy cành nhánh. Thời gian lấy củi có thể là hàng tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày và chuyên chở bằng bằng máy cày/ kéo, xe máy hay gùi. Củi chỉ phục vụ cho sinh hoạt gia đình như nấu ăn, sưởi ấm chứ không bán. Ngoài việc lấy củi làm chất đốt thì việc làm than cũng còn là sinh kế quan trọng cho các hộ nghèo trong những tháng thiếu ăn. Thường đốt than vào mùa mưa vì đây là mùa giáp hạt và cũng là thời gian tốt nhất trong năm để đốt than mà không sợ bị cháy rừng (VCF, 2009)
Hình 3.8. Lát cắt hiện trạng sử dụng tài nguyên (Nguồn: điều tra PRA)
Đề tài đã họp dân và dùng công cụ lát cắt sử dụng tài nguyên để kiểm chứng thông tin vì nhận thấy qua số liệu điều tra không khớp với thực trạng phụ thuộc vào rừng của cộng đồng. Kết quả kiểm chứng cho thấy trong quá trình người dân đi làm rẫy hoặc kiếm củi thì họ kết hợp lấy rau rừng, nấm, hạt dẻ, đánh bắt cá để làm thực phẩm.
Khi họp dân theo nhóm sử dụng tài nguyên rừng đã ghi nhận do tình trạng đốt trước vào tháng 12 hàng năm nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng vào mùa khô nên rau rừng và nấm cũng bị hủy diệt vì thế nguồn thực phẩm này không còn nhiều và đa dạng. Nhóm cây làm cảnh như lan, cây cảnh cũng bị người dân khai thác cạn kiệt từ nhiều năm trước đây nên hiện nay họ chỉ thu hái lan rừng để treo trong nhà chứ không mua bán như trước kia.
Hiện tại, việc khai thác lâm sản thường kết hợp với những việc khác chứ không phải là một hoạt động sinh kế thường xuyên do lâm sản ngoài gỗ đã không còn phong phú như trước và các loại động vật rừng cũng đã giảm đi đáng kể do tốc độ xây dựng và lấn chiếm đất rừng trồng cà phê của người dân. Mặt khác, do đào
đãi thiếc có thu nhập cao hơn nên việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ không còn là một sự lựa chọn ưu tiên của người dân. Hiện nay, người dân xã Đa Nhim không còn thói quen săn bắn vì nguồn động vật hoang dã cũng đã bị suy giảm trong một vài thập niên trước đây và họ chỉ đặt bẫy quanh khu vực trồng bắp, khoai, đậu để
ngăn ngừa thú phá hoại mùa màng của họ.
Có thể thấy rằng người dân biết việc khai thác lâm sản ngoài gỗ, săn bẫy thú là hành vi vi phạm pháp luật nên khi phỏng vấn họ đều không cung cấp thông tin mặc dù họ vẫn sử dụng các nguồn tài nguyên này. Nếu không dùng các công cụ khác của PRA thì rất khó kiểm chứng thông tin. Điều này cũng cho thấy rằng có sự mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, mâu thuẫn giữa ý thức và hành động của người dân. Do vậy, cần điều chỉnh lại chính sách sao cho phù hợp vì không chỉ bảo vệ rừng đơn thuần mà cần tính đến sử dụng rừng bền vững và đảm bảo sinh kế của người dân sống gần rừng.