KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. Ảnh hưởng trong các chương trình, dự án liên quan đến sinh kế của cộng đồng và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
3.3.3. Ảnh hưởng các dự án hợp tác có vốn nước ngoài
Trên địa bàn các thôn được điều tra có nhiều dự án phát triển đã và đang triển khai. Do đó, đây là một cơ hội tốt để rút ra các bài học triển khai các dự án tương lai.
Dự án “Chương trình thí điểm hành lang đa dạng sinh học tại tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam” trong khuôn khổ chương trình Nghèo và Môi trường, do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ nằm trên lâm phần Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà và Ban Quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim trong đó có xã Đa Nhim nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong tiểu vùng sông Mê Kông với mục đích triển khai thí điểm và áp dụng những bài học đúc kết cho chương trình hành lang đa dạng sinh học mở rộng ở tiểu vùng sông Mê Kông. Thông qua đó để phát triển các thông tin khoa học, kinh tế xã hội cần thiết và cải thiện sinh kế cho cộng đồng. Dự án đã tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi và trồng trọt; đầu tư heo, bò và cà phê cho các hộ nghèo thông qua việc bình chọn hộ từ dưới lên. Khi đầu tư heo, bò cho các
hộ thì dự án yêu cầu các hộ này phải tự xây chuồng trại và trồng cỏ cho bò trước khi nhận gia súc nên đã phần nào thay đổi nhận thức và tập quán thả rông trước đây của người dân. Tuy nhiên, do công tác chọn giống chưa tốt nên phần lớn heo đã bị chết do không thích nghi được với khí hậu lạnh và người dân cũng chưa có thói quen và kỹ thuật nuôi heo lai. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm cho các dự án khác đã và đang triển khai trên địa bàn vì dù có cho không các nhập lượng nhưng nếu không phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, dự án cũng thất bại và cần nghiên cứu kỹ điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm canh tác trước khi triển khai dự án. Tiến hành xây dựng hương ước thôn bản nhưng tiếp cận theo hướng từ trên xuống và còn quá chung chung, chủ yếu bám theo các qui định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng nên chưa đi vào lòng dân và không phát huy được tác dụng của hương ước.
- Dự án “Nâng cao năng lực Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà” giai đoạn 2006- 2008 do Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF) tài trợ với mục đích nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ của Vườn; tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc lập kế hoạch quản lý để giảm thiểu các hoạt động bất lợi của con người; nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giá trị đa dạng sinh học, kinh tế- xã hội của Vườn.
Cộng đồng Đa Nhim tham gia tuần tra vùng trọng điểm và được tập huấn kỹ năng phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) nên người dân nhận thức được tầm quan trọng của rừng. Thông qua các hoạt động giáo dục môi trường tại các trường học như giảng ngoại khóa về đa dạng sinh học, tổ chức tham quan vườn quốc gia và thi tìm hiểu về vườn quốc gia cũng từng bước nâng cao nhận thức bảo tồn và hiểu thêm về giá trị của Vườn quốc gia cho các em học sinh. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức cho người dân để hạn chế các tác động tiêu cực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên của Vườn quốc gia. Ngoài ra còn ký Quy chế phối hợp với các xã nhằm tạo sự đồng thuận và phối hợp giữa các bên liên quan sau đó họp thôn để giới thiệu các hoạt động và kế hoạch của Vườn quốc gia, phổ biến quy chế phối hợp đã ký kết và các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng.
Dự án “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng cho Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà” do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ đã triển khai hoạt động từ 2010 đến nay. Người dân thường nhắc đến dưới tên gọi là dự án JICA của Vườn quốc gia. Dự án có hai hợp phần chính là du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và cải thiện sinh kế thân thiện với môi trường. Trong năm 2010 thì chỉ tập trung vào điều tra thông tin và lập kế hoạch. Bắt đầu năm 2011, dự án đã triển khai nhiều lớp tập huấn về du lịch sinh thái và kỹ thuật canh tác cho người dân. Tiến hành họp cộng đồng và xây dựng hương ước với cách tiếp cận từ dưới lên nhằm tạo sự chủ động và tự tin của cộng đồng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, người dân lại kỳ vọng nhiều vào vấn đề dự án sẽ đầu tư hỗ trợ cho họ cái gì chứ không mặn mà với việc tập huấn nâng cao năng lực vì họ cho rằng dù dự án hỗ trợ người tập huấn về du lịch sinh thái nhưng chưa biết khi nào thì người dân mới được hưởng lợi trực tiếp từ các tuyến du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Đồng thời, khi xây dựng các mô hình cải thiện sinh kế thân thiện với môi trường cũng gặp nhiều trở ngại khi người dân có thói quen canh tác lạc hậu và xây dựng một vài mô hình thí điểm thì không đủ sản phẩm để tiếp thị nên giá sản phẩm sạch này không cao hơn giá sản xuất đại trà như hiện nay.
Nhận xét: Các thôn trong vùng nghiên cứu là đối tượng của nhiều chương trình và dự án không những của nhà nước mà còn từ các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Với số lượng dự án nhiều và thường tập trung vào hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua việc cung cấp cây giống, con giống, phân bón và một số lớp tập huấn về kỹ năng trồng trọt và chăn nuôi nên thường người dân không biết chính xác các dự án mà họ được hưởng lợi, không nhớ tên mà chỉ nhớ hoạt động của dự án mà họ có tham gia. Trong nhiều trường hợp, số hộ có biết một số dự án thì có nhận định rất khác nhau, tùy vào các khía cạnh mà hộ quan tâm. Nhìn chung, các dự án theo họ là “tốt” đều hỗ trợ hoặc vật tư nông nghiệp, cây giống, con giống hoặc vật liệu xây dựng. Nó mang tính trợ cấp nhiều hơn là các hỗ trợ nhằm thúc đẩy nội lực để phát triển. Khi người dân tham gia dự án thì họ chỉ quan tâm dự án hỗ trợ gì cho họ chứ không mấy quan tâm đến mục tiêu hay tên của dự án vì cho rằng nhà
nước hay dự án phải có trách nhiệm “giúp” họ. Đối với các dự án thì cần phải hiểu rừ năng lực và nhu cầu của người dõn tham gia dự ỏn và cần kiờ̉m tra chộo thụng tin để đảm bảo công bằng trong quá trình chọn hộ hưởng lợi. Bên cạnh đó thì dự án cần thúc đẩy sự tham gia của người dân trong tiến trình lập kế hoạch để giúp cho người dõn hiờ̉u rừ hơn về mục tiờu và cỏc hoạt động dự ỏn.
3.4. Tương tác của các yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng sinh kế và sự phụ