KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. Ảnh hưởng trong các chương trình, dự án liên quan đến sinh kế của cộng đồng và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
3.3.1. Ảnh hưởng của các chương trình chính sách của nhà nước
Trong khu vực nghiên cứu, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và chương trình theo hai hướng: (a) tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; và (b) phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống của người dân trong vùng có rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Các chính sách và chương trình này có tác động mạnh lên tất cả các loại tài sản sinh kế của người dân địa phương.
Đáng chú ý nhất trong các chính sách này là Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số.
Thông qua chương trình này thì người dân xã Đa Nhim đã được cấp đất thổ cư cùng với đất nông nghiệp xung quanh nhà để trồng cà phê và được nhà nước cho phép khai thác gỗ và hỗ trợ xi măng để làm nhà nên hầu như không còn nhà tạm trên địa bàn. Chương trình hỗ trợ xoá nhà tạm cũng hỗ trợ tiền cho các hộ nghèo làm nhà.
Xây “nhà đoàn kết”, “nhà tình thương” cho các hộ quá nghèo, diện chính sách nên cũng đã thay đổi được bộ mặt thôn bản. Như vậy, chương trình đã tác động cả lên tài sản tự nhiên và tài sản vật chất của các hộ.
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo dưới tên gọi Chương trình 135 theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chương trình đào tạo tập huấn, xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm y tế, nước sinh hoạt. Nhờ vậy mà người dân được cấp cây giống, con giống cùng với phân bón và được đào tạo tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nên đã dần ổn định được đời sống. Trước kia người dân hay bị các bệnh
đường ruột và sốt rét nhưng nhờ vào chương trình nước sạch nông thôn và y tế dự phòng nên sức khỏe cộng đồng cũng được cải thiện. Con em đồng bào dân tộc được tạo điều kiện học hành như chương trình 135 đã xây dựng được trường học tại địa phương và học sinh được hỗ trợ sách vở đến trường. Xây dựng trường học nội trú của huyện cho các em học sinh nghèo người dân tộc. Người dân đánh giá cao hệ thống đường giao thông của chương trình này vì từ khi có đường thì việc thông thương hàng hóa trở nên dễ dàng, việc mua bán không còn phụ thuộc nhiều vào giá cả của tư thương. Như vậy, Chương trình 135 đã có những tác động mạnh mẽ lên tài sản con người và tài sản vật chất.
Theo Quyết định 304/2005/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đối với đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo và người nhận khoán rừng được hưởng lợi toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng được giao, ngoài ra còn được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo chính sách khuyến lâm, khuyến nông, hỗ trợ lương thực, năm triệu đồng làm nhà ở, năm triệu đồng để khai hoang diện tích đất sản xuất nông nghiệp, 400 nghìn đồng xây dựng bể nước sinh hoạt cùng nhiều chính sách ưu đãi khác. Quyết định này có nhiều ưu đãi, mang lại nguồn lợi cho dân nhiều hơn, cụ thể là ngoài hưởng phần lâm sản theo quy định, người nhận rừng còn được hỗ trợ tiền công nhận khoán, hỗ trợ gạo thời gian đầu, giống cây trồng và nếu là hộ thuộc diện 134 còn được hỗ trợ tiền khai hoang, làm nhà ở.
Việc hỗ trợ giống cây để trồng rừng không thực hiện được và quá trình thiết kế phương án cụ thể chưa hoàn chỉnh, đối tượng rừng giao cho người nhận không đạt yêu cầu. Hầu hết các hộ nhận khoán đều nghèo và từ khi nhận rừng đến nay, bà con chưa được hưởng các chế độ ưu đãi trồng rừng mà chỉ nhận tiền công lao động.
Trong quá trình thực hiện không kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh cho địa phương. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng không nhất quán giữa các bộ, ngành và còn gặp những vướng mắc, bất cập, nhất là việc cụ thể hóa các chính sách.
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP là một chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ
nghèo, người dân tộc thiểu số. Theo đó, chương trình này sẽ hỗ trợ 60kg gạo/khẩu/năm đối với các hộ nghèo và bù đắp kinh phí cho chương trình 661 hoặc kế hoạch giao khoán QLBVR của tỉnh sao cho đơn giá giao khoán cho mỗi hộ được 200.000 đồng/ha/năm.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo quyết định 661/QĐ-TTg, được gọi tắt là Dự án 661 đã làm cho số diện tích rừng được trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ trên địa bàn tăng lên đáng kể. Điều này không những làm tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn, xóa được diện tích đất trống, đồi trọc mà góp phần rất lớn nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững. Công tác khoanh nuôi, tái sinh rừng là “cái được” rất lớn đối với đồng bào, bởi không những tiết kiệm nguồn vốn trong trồng rừng mà còn tái tạo được những cánh rừng tự nhiên có giá trị về nhiều mặt so với rừng trồng. Với Chương trình 661, đồng bào đã trở thành lực lượng lao động chính và đảm trách khoảng 90% công việc của chương trình như: dọn thực bì, xử lý đất, trồng rừng, chăm sóc rừng trồng; chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng tự nhiên…
Qua đó Chương trình 661 đã tạo được việc làm và thu nhập khá cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình 661 cũng còn nhiều vướng mắc do đó đã làm giảm hiệu quả của chương trình. Điều tác động rất lớn đến trồng rừng là định mức đầu tư cho các hạng mục quá thấp, chỉ bằng khoảng 60% so với định mức đầu tư của trồng rừng nguyên liệu giấy. Việc giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cũng cần nâng đơn giá và diện tích nhận khoán để
đảm bảo đời sống người dân và cần loại bỏ tư tưởng “mua sự bình yên cho rừng”
của một số người có trách nhiệm, khi cho rằng đây là tiền hỗ trợ để người nhận rừng khỏi phá rừng. Đồng thời việc giao khoán rừng cho đồng bào trong những năm qua còn hạn chế và chưa gắn bó với việc thực hiện cơ chế cho đồng bào được hưởng lợi từ nguồn lâm sản có được trên diện tích rừng được giao bảo vệ.
Ngân hàng chính sách xã hội giải quyết phần lớn nguồn vốn vay của người dân vì lãi suất thấp (từ 0%- 7,8%/năm). Phần lớn người dân đánh giá rất cao sự hỗ trợ của ngân hàng này đối với đời sống đồng bào. Thông qua nguồn vốn này, người
dân sử dụng để làm mới hay sửa chữa nhà cửa, đầu tư cho canh tác nông nghiệp.
Tuy nhiên thủ tục còn khá rườm rà như đã nêu ở phần 4.1.3.1. Nếu cải cách thủ tục cho vay đơn giản hơn thì chắc chắn đây sẽ là nguồn hỗ trợ tích cực và thiết thực cho cộng đồng. Chính quyền địa phương cùng với tín dụng cũng là những đơn vị được bà con xác nhận có ảnh hưởng lớn tới đời sống của họ vì mọi chương trình tín dụng hay ngân hàng đều được thực hiện thông qua tổ chức chính quyền địa phương mà trực tiếp nhất là xã và thôn.
Trong các năm vừa qua, huyện Lạc Dương nói chung và xã Đa Nhim nói riêng đã triển khai nhiều chương trình khuyến nông và cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ nhằm hỗ trợ và phát triển các loại nông phẩm hàng hóa thích hợp với từng vùng; giúp người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng vật nuôi và đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng để nâng cao đời sống và ổn định kinh tế người dân. Chương trình khuyến nông tập trung vào các loài cây lương thực, cây cà phê, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc gia cầm. Xây dựng các mô hình theo hướng “cầm tay chỉ việc” để
giúp bà con dễ thực hiện và cán bộ khuyến nông dễ kiểm tra giám sát. Tập huấn trước mùa vụ sản xuất xuống tận thôn bản để chuyển giao kỹ thuật; gắn lý thuyết với thực hành trên đồng ruộng. Tổ chức các hội thảo đầu bờ và tham quan học tập;
hỗ trợ thêm cây giống, con giống, phân bón và công cụ sản xuất cho các hộ nghèo.
Thông qua các chương trình này đã giúp người dân có các kiến thức cơ bản về giống cây trồng vật nuôi, phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra cũng xây dựng một tủ sách khuyến nông cơ sở về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng bệnh cây trồng vật nuôi, phương pháp sản xuất thâm canh, chế biến. Đã tiến hành xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cây cà phê (0,1ha) với kết quả trình diễn đạt năng suất 14 tấn/ha trong khi lô đối chứng chỉ đạt 5 tấn/ha. Hỗ trợ vật tư để xây dựng mô hình nuôi nhốt bò cho hộ Cil Pam K’Nêu ở thôn Đa Bla và kết quả cho thấy với 3 con bò nuôi nhốt đã thu được 4 triệu đồng/năm (Báo cáo tổng kết đề án khuyến nông Lạc Dương giai đoạn 2006-2010).
Từ năm 2007, lực lượng khuyến nông cơ sở được thành lập từ cấp xã đến cấp thôn để tuyên truyền vận động và chuyển tải thông tin khoa học từ các chương trình khuyến nông cấp trên. Lực lượng này được tham gia các lớp tập huấn đào tạo để bổ sung kiến thức canh tác và kỹ năng khuyến nông viên. Họ chủ yếu là người đồng bào tại chỗ nên nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và tình hình sản xuất của người dân nên khi triển khai các chương trình dễ dàng. Nhiệm vụ của khuyến nông viên hoặc cộng tỏc viờn khuyến nụng là theo dừi đụn đốc nụng hộ thực hiện cỏc mụ hỡnh nuôi heo địa phương, thâm canh cây cà phê, bắp lai đồng thời tham gia cấp phát cà phê, phân bón, bình bơm thuốc, máy cắt cỏ. Tuy nhiên, do trình độ học vấn còn hạn chế và chưa được đào tạo bài bản nên khó nắm bắt được kỹ thuật mới. Bên cạnh đó thì do kinh phí hỗ trợ cho lực lượng này còn quá thấp vì khuyến nông viên cơ sở chỉ được nhận 540.000 đồng/tháng nên chưa thu hút được sự tham gia của họ.
Theo kết quả báo cáo tổng kết đề án củng cố và mở rộng lực lượng khuyến nông viên cơ sở giai đoạn 2006- 2010 của Trung tâm nông nghiệp Lạc Dương cho thấy xã Đa Nhim hiện nay có 7 khuyến nông cơ sở với trình độ học vấn từ lớp 6 đến lớp 12. Còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện như chưa chú trọng đào tạo đội ngũ khuyến nông có trình độ và do không đủ kinh phí hoạt động nên làm giảm hiệu quả công tác của khuyến nông viên. Chưa triển khai các lớp học đồng ruộng nên người dân vẫn chưa nắm được các kỹ thuật canh tác mới và nam giới thường xuyên tham gia tập huấn mặc dù chủ yếu là phụ nữ chăm sóc, bón phân, thu hái cà phê nên không mang lại hiệu quả chuyển giao kỹ thuật. Việc đầu tư còn dàn trải, nhỏ giọt và chọn đối tượng hưởng lợi trong việc hỗ trợ nhập lượng chưa thật công bằng. Một số tồn tại và yếu kém của các chương trình khuyến nông như sau:
Thay đổi khuyến nông viên cơ sở nên khó nắm bắt được kỹ thuật và lương thấp nên chưa thu hút được sự quan tâm của người dân. Các khuyến nông viên có trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn thấp, chưa quan tâm đến điều tra ghi chép và báo cáo số liệu. Chương trình khuyến nông do lúc đầu chọn các hộ tham gia không kỹ và nhiều hộ thiếu trách nhiệm khi tham gia cộng với ngôn ngữ bất đồng trong giao tiếp, tập quán canh tác manh mún và lạc hậu, đường sá đi lại khó khăn
nên chưa phát huy được hiệu quả. Bên cạnh đó thì công tác kiểm tra giám sát kém và dịch bệnh xảy ra nên một số mô hình chăn nuôi bị thất bại.