Tình hình chung thị trường thuốc hóa học 1. Thế giới

Một phần của tài liệu khóa luận nghiên cứu khả năng phát triển thị trường thuốc sinh học tại huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng (Trang 23 - 27)

Nông nghiệp là một nền sản xuất đã tồn tại lâu đời không chỉ ở các nước thuộc thế giới thứ ba như ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh mà còn ở các nước phát triển. Cùng với thời gian, các tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp ngày càng phát triển đã làm cho năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao, từ đó đã góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của nông dân. Tuy nhiên, tính chất đặc thù riêng có của sản xuất nông nghiệp – dù là các nước đang phát triển hay các nước phát triển, khoa học kĩ thuật còn kém phát triển hay là đã phát triển cao thì cũng chỉ có thể giảm nhẹ thiệt hại mà không thể nào tránh khỏi sự tàn phá của thiên tai dịch hại. Theo thời gian, sản xuất nông nghiệp thế giới ngày càng gia tăng những loại dịch hại mới với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì thế, sự ra đời của thuốc hóa học thời kỳ đó là một giải pháp hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng sản xuất nông nghiệp ngày càng lạm dụng thuốc hóa học nhiều hơn với khối lượng sử dụng, liều lượng phun xịt ngày càng tăng: theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO năm 1990 thì lượng thuốc hóa học sử dụng trên toàn cầu vào khoảng 3 triệu tấn/năm. Vỡ thế, ngày càng thấy rừ hơn tỏc động của thuốc húa học: làm ụ nhiễm đất, nguồn nước, độc tính đối với con người – số người bị nhiễm độc cấp tính do thuốc hóa học là 3 triệu người/năm, trong đó có 200.000 người chết do nhiễm độc.

a) Một số nghiên cứu về tác động ô nhiễm môi trường của thuốc hóa học Brasil: Các loại nhuyễn thể ở biển có từ 0,24 – 44 nanogam DDT/gam, điều đó chứng tỏ rằng ngay cả trong môi trường biển cũng đã bị ô nhiễm bởi thuốc hóa học. So sánh với số liệu thu thập được cách đây 10 năm ở cùng địa điểm thấy nồng độ thuốc hóa học DDT đã tăng lên mặc dù chất này đã bị cấm dùng ở Brasil từ năm 1976.

Trung Quốc: Năm 1990, Trung Quốc sử dụng 2 triệu tấn thuốc hóa học trừ sâu, chiếm khoảng 1/3 lượng sử dụng toàn cầu và DDT, Benzen Hexaclor (BHC) đã không được dùng một cách chính thức. Dòng Châu Giang tưới một vùng đất canh tác màu mỡ và đổ cả một lượng thuốc hóa học vào biển Nam Trung Hoa. Kết quả nghiên cứu

cho thấy, nồng độ các chất đã giảm trong nước sông Châu Giang, tuy nhiên, đã tìm thấy trong đáy trầm tích và chuỗi thức ăn biển có nồng độ DDT rất cao, đạt tới 1,3 và 2,1 nanogam/gam. Điều đó chứng tỏ sự bền vững lâu dài của thuốc hóa học trong các điều kiện của môi trường sống.

Nicaragua: Việc dùng thuốc hóa học trừ sâu trong nông nghiệp đã có từ mấy chục năm nay. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã tìm thấy ô nhiễm thuốc hóa học ở các đầm phá ven bờ Thái Bình Dương. Nồng độ một số chất hết sức cao, đặc biệt là DDT và Toxaphen lên đến 6,9 micrôgam/gam trầm tích (trọng lượng khô) và trong các tổ chức mềm của trai sò. Mặc dù các chất này đã ngưng sử dụng từ đầu thập niên 90 nhưng nồng độ tích lũy của các chất này trong đất và trong trầm tích các đầm phá là rất cao và chúng cũng tồn tại rất lâu trong môi trường (Phan Văn Duyệt, 2000).

Trên đây là những mức độ tác động ô nhiễm môi trường của thuốc hóa học. Và những tác động đó sẽ càng nguy hại hơn khi dư lượng thuốc hóa học từ môi trường đó tích lũy, đi vào chuỗi thức ăn của con người từ các loại rau, quả, hạt, đến các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt gia súc, gia cầm, các loại thủy sản bị nhiễm độc thuốc hóa học, một số nghiên cứu tại các nước:

b) Một số nghiên cứu về tác động sức khỏe con người của thuốc hóa học Bangladesh: Các loại cá khô có nồng độ DDT rất cao vì ngư dân nước này có thói quen dùng DDT làm chất bảo quản cá khô.

Brasil: Các loại nhuyễn thể ở biển có hàm lượng DDT từ 0,24 – 44 nanogam/gam trọng lượng, ngư dân vùng biển thường ăn các loại hải sản đã đưa vào cơ thể 75 – 589 nanogam DDT mỗi ngày.

Nghiên cứu tiến hành ở vùng châu thổ sông Hồng mới đây cho thấy cá nước ngọt nuôi gần các ruộng lúa có hàm lượng DDT là 13 microgam/gam tổ chức mỡ, cao gấp nhiều lần cho phép theo tiêu chuẩn thực phẩm Châu Âu (Phan Văn Duyệt, 2000).

Theo báo cáo tổng kết của EEPSEA năm 1996, ở Trung Quốc, tổng lượng thuốc hóa học dùng để trừ sâu cung cấp đạt tới 340.000 tấn, nông dân đã lạm dụng thuốc với mức độ sử dụng trung bình là 27,7 kg/ha/vụ, trong khi đó mức độ sử dụng thuốc tối ưu trong sản xuất lúa theo tính toán có thể thấp hơn một nửa lượng thuốc sử dụng hiện tại. Cũng theo báo cáo, trong vòng một năm ở Trung Quốc có khoảng 123.000 người bị ngộ độc do sử dụng thuốc hóa học, 300 – 500 trường hợp chết và

ngoài ra thuốc còn gây nên các bệnh như: đau mắt, đau đầu, bệnh về da, gan, thần kinh, trong 100 nông dân phỏng vấn được xét nghiệm thì có 22 người bị suy yếu chức năng thận trong khi 23 người có nồng độ khác thường của các chất hóa học trong thận.

c) Các kết quả nghiên cứu về tác động của thuốc hóa học tại Trung Quốc - Mối quan hệ giữa chi phí sử dụng thuốc hóa học và chi phí y tế tại Trung Quốc

Bảng 4.1. Chi Phí Sử Dụng Thuốc Hóa Học và Chi Phí Y Tế tại 100 Hộ Mẫu (Tỷ Giá 8,3 Nhân Dân Tệ = 1USD)

Chi phí thuốc hóa

học/trang trại Số trang trại Mức thuốc hóa học sử dụng

Chi phí y tế (nhân dân tệ) Ít hơn 9kg

Từ 9 – 15kg Trên 15kg Ít hơn 100 tệ Từ 100 – 150 tệ Trên 150 tệ

34 33 33 36 35 29

6 kg 12 kg 25 kg 74 tệ 121 tệ 260 tệ

9 24 33 11 21 36

Nguồn tin: EEPSEA, 1996 Từ bảng 4.1 cho thấy sự lạm dụng thuốc hóa học của người nông dân là ở mức cao với 33/100 hộ với lượng thuốc trung bình là 25 kg/ha/vụ; mức độ sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và chi phí y tế có một mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau, khi mức thuốc trừ sâu hóa học sử dụng tăng thì chi phí về y tế cũng tăng theo, từ mức thuốc trừ sâu hóa học sử dụng 6 kg tăng lên đến 12 kg thì chi phí về y tế tăng từ 9 nhân dân tệ lên 24 nhân dân tệ, và mức thuốc trừ sâu hóa học sử dụng tăng từ 12 kg đến 25 kg thì chi phí y tế là 33 nhân dân tệ. Giữa mức độ đầu tư thuốc hóa học sử dụng và chi phí y tế cũng có mối quan hệ tỉ lệ thuận, càng tăng mức đầu tư cho thuốc trừ sâu hóa học thì chi phí y tế càng tăng, và chi phí sản xuất cũng tăng, từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận, mức đầu tư này đã không còn hiệu quả.

Thuốc hóa học là con dao hai lưỡi trong cuộc chiến chống sâu bọ, khi sử dụng không đúng, các hậu quả tiêu cực của chúng có thể nặng nề hơn lợi ích mà chúng mang lại, người nông dân thường không nhận thức điều này. Tuy nhiên, các giải pháp để giải quyết không phải chỉ nên giới hạn ở các quy định mà còn phải gắn với các biện

pháp khác như giáo dục người nông dân sử dụng thuốc hóa học đúng cách và giúp họ tìm ra những biện pháp thay thế hữu hiệu hơn.

4.1.2. Việt Nam a) Khái quát

Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời nhưng việc sử dụng thuốc hóa học mới chỉ bắt đầu từ năm 1957, tuy nhên, lượng thuốc sử dụng đã tăng nhanh chóng theo thời gian. Thập niên 90, lượng thuốc hóa học nhập vào Việt Nam tăng từ 21.400 tấn/năm (1991) lên 40.000 tấn (1998), đó là chưa tính đến lượng nhập lậu chưa thống kê được. Theo Viện Bảo vệ Thực vật, hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng khoảng 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ cỏ, 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày càng tăng. Sự gia tăng về khối lượng thuốc sử dụng đó là do sự lạm dụng thuốc của người nông dân, họ cũng chưa hiểu biết sâu về tác hại của thuốc hóa học đối với con người: theo kết quả điều tra 1.500 nông dân ở 16 tỉnh thành phía Nam của Cục Bảo vệ Thực vật (1996) thì có khoảng 25% nông dân cho rằng thuốc hóa học không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của họ và môi trường xung quanh; một nguyên nhân khác của sự gia tăng lượng thuốc hóa học sử dụng là do thuốc hóa học đã tác động phá vỡ cân bằng sinh thái, tiêu diệt các loài thiên địch có ích trong tự nhiên, các loại thuốc có phổ tác động rộng như Methyl Parathion, Decis,… tiêu diệt 100% các loại côn trùng có ích sau 48 giờ xử lý, lượng thiên địch giảm xuống, sâu bệnh phát triển mạnh hơn khi không còn sự kìm hãm. Trước tình hình đó, để cứu ruộng lúa của mình, người nông dân càng phun xịt thuốc hóa học với liều lượng nhiều hơn, mật độ dày đặc hơn, nhưng điều đó chỉ làm cho vấn đề càng thêm trầm trọng khi đã kích thích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đến lúc này, thuốc hóa học đã tỏ ra kém hiệu quả so với mong muốn của người nông dân khi các loại thuốc như Methyl Parathion, Decis,… chỉ diệt được 15 – 35% rầy nâu – loại dịch hại phổ biến trong sản xuất lúa của nước ta. Đó là vấn đề về hiệu quả nhưng thuốc hóa học còn một vấn đề còn đáng quan tâm hơn, đó là tác động của thuốc đến con người và môi trường: theo báo cáo của 10 tỉnh trong cả nước (1997), chỉ với lượng thuốc hóa học sử dụng là 4.200 tấn đã có 6.103 người bị nhiễm độc cấp tính, 240 người chết, bình quân cứ sử dụng 1 tấn thuốc hóa học có 1,45 người bị nhiễm độc cấp tính, sử dụng 17,5 tấn thuốc thì có 1 người tử vong. Theo nghiên cứu của ông Hà Minh Trung, đề tài khoa học công nghiệp cấp Nhà nước, cả

nước có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, số người tiếp xúc với thuốc hóa học ít nhất cũng tới 11,5 triệu người. Với tỉ lệ nhiễm độc thuốc mãn tính được xác định là 18,3% thì số người nhiễm độc ở nhóm người tiếp xúc thuốc hóa học ở nước ta sẽ là 2,1 triệu người.

b) Tác động của thuốc hóa học đối với môi trường

Thuốc hóa học được người nông dân kỳ vọng sẽ hiệu quả trong phòng trừ dịch hại. Tuy nhiên trong thực tế, thuốc hóa học lại tỏ ra kém hiệu quả. Vì vậy, họ càng sử dụng với liều lượng nhiều hơn, số lần phun xịt dày đặc hơn để mong gia tăng hiệu qủa của thuốc. Thế nhưng lại xảy ra những tác động ngoài ý muốn khi thuốc hóa học ảnh hưởng đến môi trường mà nhất là môi trường đất và môi trường nước.

Bảng 4.2. Tác Động của Thuốc Hóa Học Đối với Môi Trường

Các loại tác động Số hộ Tỉ lệ (%)

1. Đất:- Bạc màu - Chai cứng

- Giảm dinh dưỡng - Đất bị nhiễm độc 2. Nước:- Bị ô nhiễm

15 10 5 2 43

12,72 8,47 4,24 1,69 36,44

Nguồn tin: Trương Minh Hùng, 2003 Nghiên cứu tác động của thuốc hóa học đối với môi trường được tiến hành trên 118 hộ nông dân cho kết quả: Sau một thời gian sử dụng thuốc hóa học đã làm cho đất bị bạc màu, chiếm 12,72%; đất bị chai cứng chiếm 8,47% trong tổng số nông hộ, đất bị giảm dinh dưỡng, phải bón nhiều phân hơn trước chiếm 4,24% và đất bị nhiễm độc chiếm 1,69% số nông hộ. Từ đó thuốc hóa học đã làm giảm dinh dưỡng của đất, phải sử dụng lượng phân nhiều hơn và phải cải tạo lại đất, chi phí sản xuất tăng lên làm giảm lợi nhuận của nông hộ. Đó là những tác động của thuốc hóa học đến môi trường đất, mặt khác, thuốc hóa học còn tác động đến môi trường nước với mức độ nghiêm trọng hơn khi làm cho nguồn nước bị ô nhiễm với 36,44% trong tổng số nông hộ điều tra. Do đó, gián tiếp thuốc hóa học đã ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây tổn hại đến sức khỏe người nông dân, và đặc biệt là làm giảm nguồn thu nhập khác của người nông dân từ việc kết hợp nuôi cá, tôm ngay trên đồng ruộng của họ, từ đó sẽ khó khăn hơn cho họ trong sản xuất và đời sống.

Một phần của tài liệu khóa luận nghiên cứu khả năng phát triển thị trường thuốc sinh học tại huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w