Lượng thuốc nhập vào nước ta liên tục tăng, trong đó, thị phần ở khu vực phía Nam (từ Quảng Trị trở vào) chiếm 88% số nhập năm 1998, và 77% số nhập năm 1999.
Ước tính các tỉnh phía Nam tiêu thụ trên 80% giá trị nhập khẩu. Bất chấp các điều kiện thời tiết, sự biến động giá cả nông sản và các chính sách của Nhà nước, tiêu dùng mặt hàng thuốc liên tục tăng từ 1996 đến nay, mỗi năm tăng 15 – 30%.
Với các điều kiện tự nhiên thuận lợi nằm trong khu vực Đông Nam Á, với gần 80% dân số sống và hoạt động trong ngành nông nghiệp thì Việt Nam là thị trường nông dược đầy hứa hẹn và khá sôi động. Khí hậu nhiệt đới nắng mưa điều hòa cho phép phát triển các loại nông sản xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao như gạo, cà phê, cao su, nông sản nhiệt đới. Đặc biệt là khu vực các tỉnh phía Nam.
Vùng đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước, các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên là những đồi cà phê, mía, cao su. Tất cả những điều đó tạo nên trị trường nông dược đáng kể và sẽ là những cơ hội để sản phẩm thuốc sinh học phát triển. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội đó, sản phẩm thuốc sinh học còn nhiều việc phải làm: phải cải thiện quy mô sản xuất theo hướng công nghiệp để đảm bảo lượng cung ứng ổn định, nhất là trong mùa vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với thời gian tác động nhanh, tạo nhiều mẫu mã đa dạng, phương thức bảo quản dễ dàng, hệ thống marketing phải từng bước được hoàn thiện và nhất là thuốc sinh học phải ổn định khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc bảo vệ thực vật khác. Có như vậy, sản phẩm thuốc sinh học mới có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm thuốc hóa học và nắm giữ được thị phần trong thị trường rộng lớn này.
4.3.2. Tỉnh Sóc Trăng
Trong các năm vừa qua, nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do diễn biến phức tạp của thời tiết, vụ hè thu mưa xuất hiện sớm nhưng lượng mưa phân bố không đều, giữa vụ bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão, vào tháng 9 xuất hiện nhiều đợt nắng nóng. Từ đó đã dẫn đến sự gia tăng tình hình dịch hại trên lúa.
Bảng 4.5. Diễn Biến Tình Hình Dịch Hại Chính của Tỉnh Sóc Trăng qua Các Năm (Diện Tích Bị Nặng)
ĐVT: ha Năm
Dịch hại 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Rầy nâu Sâu cuốn lá Sâu đục thân Sâu phao Sâu đục bẹ Cháy lá Đốm vằn Thối cổ gié Cháy bìa lá Vàng lùn Chuột
Ốc bươu vàng
276 390 55 101 36 1.478 946
0 805 0 0 261
35 520 0 10 52 1.685 102
0 0 0 206 260
720 2.170 305
18 55 1.605 222
0 582 0 14 1.267
69 4.337 1.048
10 158
1.953 901
50 0 0 5 827
244 706 68 64 58 527 430 0 0 1 0 40
1.892 2.349 172
87 92 1.136
70 96 303 239 1 247 Nguồn tin: Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Sóc Trăng, 2007 Tình hình dịch hại qua các năm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là rầy nâu, sâu cuốn lá và cháy lá chiếm trên một diện tích lớn, riêng năm 2006, diện tích bị rầy nâu và sâu cuốn lá là tương đối lớn với 1.892 ha và 2.349 ha. Tình hình này là rất đáng quan tâm khi 80% dân số của Tỉnh sinh sống bằng nghề nông và phần lớn người nông dân xem thuốc hóa học là biện pháp chủ yếu để phòng trừ dịch hại, vì thế khi càng sử dụng thuốc hóa học, phun thuốc bừa bãi thì diện tích bị nhiễm nặng sẽ càng tăng khi sâu bệnh ngày càng kháng thuốc và hiện tượng bùn phát dịch hại ngày càng có xu hướng tăng lên, nhất là dịch rầy nâu truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
Trên toàn tỉnh, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa cho đến nay không có thuốc hóa học đặc trị và rầy nâu là môi giới truyền bệnh. Trong thời gian qua có sự diễn biến rất phức tạp về khả năng lây truyền bệnh của rầy nâu. Trong vụ Hè Thu, tỉ lệ rầy nâu mang virus rất thấp khoảng 0,5%, tuy nhiên, đến vụ mùa vào cuối tháng 9 tỉ lệ này tăng lên 77% (kết quả do chuyên gia của Viện lúa quốc tế IRRI giám định) và hiện nay, kết quả giám định của Chi cục kiểm dịch vào ngày 26/11/2006, tỉ lệ rầy nâu mang virus truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá là 100%. Hiện nay, nền nông nghiệp Tỉnh đang dần chuyển sang và đẩy mạnh sử dụng thuốc sinh học, thuốc sinh học là một biện pháp rất quan trọng và cần thiết, ngoài tác dụng khống chế rầy nâu còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
4.3.3. Huyện Ngã Năm
a) Diện tích gieo trồng lúa
Trong các năm qua, với việc thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mà tỉnh đã đề ra trong giai đoạn 2001 – 2005, huyện Ngã Năm đã thực hiện giảm dần diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả ở vùng mặn, vùng trũng phèn để chuyển sang nuôi trồng thủy sản, trồng tràm, cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao hơn.
Bảng 4.6. Diện Tích Gieo Trồng Lúa Phân theo Vụ Huyện Ngã Năm
ĐVT: ha
Năm Tổng số Vụ
Đông Xuân Hè Thu
2000 2001 2002 2003
Sơ bộ 2004
42.846 36.288 37.928 34.464 34.016
15.627 16.578 16.751 16.770 16.725
27.219 19.710 21.177 17.694 17.291 Nguồn tin: Niên Giám Thống Kê Huyện Ngã Năm, 2005 Diện tích gieo trồng lúa vụ Đông Xuân là tăng qua các năm từ 15.627 ha năm 2000 lên 16.770 ha năm 2003, nhưng diện tích gieo trồng lúa vụ Hè Thu lại có xu hướng giảm từ 27.219 ha năm 2000 xuống còn 17.694 ha năm 2003. Chính vì thế nên tổng diện tích gieo trồng lúa của toàn huyện đã giảm chỉ còn 34.464 ha năm 2003. Tuy diện tích gieo trồng lúa có giảm nhưng huyện Ngã Năm vẫn luôn đạt được năng suất lúa ổn định và tăng nhanh, huyện là một thị trường tiềm năng để sản phẩm thuốc sinh học phát triển khi Ngã Năm là một trong những khu vực cung cấp lượng gạo ST xuất khẩu. Đây là loại gạo đặc sản mà tỉnh đang rất quan tâm để nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo và đòi hỏi của thị trường nhập khẩu này là khắt khe, đặc biệt là những tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu.
b) Các loại dịch hại
Đối với người nông dân, việc thăm đồng là cần thiết và nên thường xuyên để từ đó có thể xác định đúng loại bệnh để phòng chống, sử dụng đúng loại thuốc sao cho có hiệu quả.
Bảng 4.7. Các Loại Dịch Hại Trên Ruộng Lúa của Các Hộ Điều Tra
Dịch hại Số hộ Tỉ lệ (%) Rầy nâu
Đạo ôn Sâu cuốn lá Vàng lùn Đốm vằn
54 13 10 4 5
90,00 21,67 16,67 6,67 8,33
Nguồn tin: Kết quả điều tra Theo kết quả điều tra, trên ruộng lúa của các hộ xảy ra các loại bệnh đạo ôn chiếm 21,67%; sâu cuốn lá chiếm 16,67%, vàng lùn chiếm 6,67%; đốm vằn chiếm 8,33% và đặc biệt là rầy nâu. Rầy nâu là đối tượng gây hại phổ biến trên ruộng lúa của nông dân, chiếm tỉ lệ 90%, rầy nâu xuất hiện ngày càng nhiều trong khi thuốc hóa học lại rất kém hiệu quả và gây hiện tượng tái phát do thuốc hóa học đã tiêu diệt nhiều thiên địch, kích thích các cá thể dịch hại sống sót kháng thuốc và sinh sản nhiều hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện lúa quốc tế (IRRI) từ năm 1968 – 1986 cho thấy các loại thuốc hóa học có phổ tác động rộng như: Deltamethrin, Methyl Parathion là thường xuyên gây tái phát rầy nâu, từ đó, trên những diện tích lúa có phun hai loại thuốc trờn thỡ mật độ rầy nõu ở những lứa sau tăng rừ rệt và gõy hại nghiờm trọng hơn so với những diện tích lúa không phun hai loại trên. Đây là vấn đề đáng lo ngại của thuốc hóa học, và cần thiết phải chuyển sang sử dụng loại thuốc khác sao cho hợp lý và hiệu quả hơn.
Tình hình rầy nầu là vấn đề không mới nhưng hiện nay mức độ càng lúc càng nghiêm trọng và diễn biến phức tạp hơn: diện tích lúa xuất hiện rầy nâu vụ Đông Xuân 06-07 cao nhất trong tháng 11 là 28.578 ha, tháng 12 là 32.624 ha (mật độ rầy nâu biến động 3.000 – 6.000 con/m2); vụ Hè Thu, tỉ lệ rầy nâu mang virus khoảng 0,5%, tuy nhiên vụ mùa cuối tháng 9, tỉ lệ này là 77% và tháng 11 là 100% rầy nâu mang virus truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Do đó, các giải pháp thực hiện phòng trừ rầy nâu phải được quan tâm và nên xây dựng kế hoạch phòng chống ngay từ đầu vụ trước khi xuống giống, xác định chính xác thời điểm rầy nâu đang trong giai đoạn nở rộ và lên kế hoạch phun thuốc kịp thời và đồng loạt trên diện rộng, thực hiện quy trình phòng trừ côn trùng hại lúa bằng chế phẩm sinh học theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: tính đến nay đã chuyển giao quy trình sinh học để phòng trị rầy nâu và sẽ nhân rộng trong khu vực 1.500 ha gieo trồng lúa với chế phẩm thuốc sinh
học là Amino 15SL. Với chủ trương của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng là chuyển dần sang nền nông nghiệp sạch bằng việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả và ít tác động đến môi trường, từ đó sẽ là những thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng thị trường thuốc sinh học.
4.4. Đặc điểm của các hộ điều tra