Hạn chế đối với nông dân a) Hạn chế về mức giá

Một phần của tài liệu khóa luận nghiên cứu khả năng phát triển thị trường thuốc sinh học tại huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng (Trang 47 - 52)

4.6. Các khả năng làm hạn chế sự áp dụng thuốc sinh học

4.6.1. Hạn chế đối với nông dân a) Hạn chế về mức giá

Giá cả có vị trí quyết định trong cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, nhận định về mức giá so sánh giữa thuốc sinh học và thuốc hóa học là cần thiết để đánh giá những lợi thế của hai sản phẩm này với nhau.

Bảng 4.17. Nhận Định Mức Giá Thuốc Sinh Học So với Thuốc Hóa Học của Các Hộ Điều Tra tại Xã Vĩnh Biên

Mức giá Số hộ Tỉ lệ (%)

Cao hơn Bằng nhau Thấp hơn Tổng

31 9 0 40

77,50 22,50 0 100

Nguồn tin: Kết quả điều tra Theo nhận định của các hộ điều tra, giá thuốc sinh học là tương đối cao hơn so với thuốc hóa học, chiếm 77,5% và người nông dân sẽ càng lo ngại hơn khi giá phân

bón và thuốc trừ sâu đang có xu hướng tăng lên, điều đó đồng nghĩa với chi phí sản xuất sẽ cao hơn. Vì thế, thuốc sinh học sẽ gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Từ đó, thuốc sinh học cần thiết phải được sản xuất theo quy mô công nghiệp, áp dụng kĩ thuật tiên tiến vào trong quá trình sản xuất chế phẩm, đó là những việc cần phải làm khi thuốc sinh học phần lớn được sản xuất thủ công, quy trình thời gian sản xuất dài và thời gian sử dụng là ngắn chỉ vài tháng, có như vậy mới tạo ra được những sản phẩm chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hạ và có khả năng cạnh tranh với thuốc hóa học. Nhìn chung, giá thuốc sinh học là cao (mặc dù hiệu quả rất cao), từ đó đã làm hạn chế trong việc mở rộng thị trường thuốc sinh học.

b) Hạn chế về thông tin

Mức độ thông tin hiểu biết về thuốc sinh học cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm của người nông dân. Do đó, cần phải đánh giá xem mức độ hiểu biết về thuốc sinh học của người nông dân như thế nào để từ đó đề ra giải pháp, chiến lược phù hợp và thực hiện sao cho hiệu quả.

Bảng 4.18. Mức Độ Hiểu Biết về Thuốc Sinh Học của Các Hộ Điều Tra tại Xã Vĩnh Biên

Mức độ Số hộ Tỉ lệ (%)

Rất nhiều Nhiều Ít

Không biết Tổng

0 11 23 6 40

0 27,50 57,50 15,00 100

Nguồn tin: Kết quả điều tra Đa số nông hộ là biết ít về thuốc sinh học, chiếm 57,5% trong tổng số hộ, phần còn lại là hiểu biết nhiều chiếm 27,5%, và nông dân không biết thông tin gì về thuốc sinh học chiếm 15%. Việc mức độ hiểu biết của người nông dân về thuốc sinh học là ít thông tin cũng là điều dễ hiểu vì thuốc sinh học là một sản phẩm mới, chưa được biết nhiều, mạng lưới phân phối còn nhỏ lẻ, trong khi đó, thuốc hóa học đã tồn tại lâu dài, mạng lưới phân phối rộng khắp, sản phẩm đa dạng và phong phú, công tác marketing được thực hiện tốt hơn. Với việc người nông dân chỉ hiểu biết ít về thuốc sinh học, từ đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng sản phẩm thuốc sinh học. Đây chính là những khó khăn mà thuốc sinh học phải từng bước khắc phục để có thể mở rộng thị

trường của mình, bên cạnh đó cũng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong công tác tuyên truyền, khuyến khích người nông dân sử dụng thuốc sinh học để có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.

Mức độ thông tin hiểu biết về thuốc sinh học của người nông dân chỉ là ít, điều đó chứng tỏ rằng có những hạn chế về kênh thông tin đến với người nông dân. Vì vậy, tìm hiểu kênh thông tin nào tiếp cận người nông dân là chủ yếu để tăng cường, mở rộng và hoàn thiện kênh thông tin đó là điều cần thiết.

Bảng 4.19. Các Kênh Thông Tin về Thuốc Sinh Học của Các Hộ Điều Tra ở Xã Vĩnh Biên

Kênh thông tin Số hộ Tỉ lệ (%)

Tivi, báo đài Khuyến nông Đại lý

Hộ nông khác

12 24 29 20

30,00 60,00 72,50 50,00

Nguồn tin: Kết quả điều tra Kết quả điều tra cho thấy phần lớn thông tin về thuốc sinh học mà các nông hộ hiện đang sử dụng thuốc hóa học biết được là từ đại lý chiếm 72,50% và từ khuyến nông chiếm 60%. Trong khi đó, thông tin về thuốc sinh học mà người nông dân nhận được từ các phương tiện khác như tivi, báo đài lại chỉ chiếm 30% trong tổng số hộ.

Điều đó cho thấy mức độ đầu tư cho các phương tiện thông tin tivi, báo đài của các công ty thuốc sinh học là còn khá thấp, chưa được quan tâm đúng mức, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế người nông dân sử dụng thuốc sinh học. Thuốc hóa học là sản phẩm có thời gian tồn tại đã lâu và đã quen thuộc với người nông dân khi phần lớn họ xem thuốc hóa học là biện pháp chủ yếu để diệt sâu hại. Do đó, để thuốc sinh học đến với người nông dân thay thế thuốc hóa học sẽ là khó khăn, vì vậy, chỉ tận dụng kênh thông tin từ đại lý và khuyến nông để giới thiệu sản phẩm thuốc sinh học đến người nông dân là chưa đủ, cần phát huy thêm vai trò của tivi, báo đài để sản phẩm thuốc sinh học dần đi vào trí nhớ, vào nhận thức của họ. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần chú trọng những vấn đề này nhiều hơn, nhất là trong thời điểm hiện nay khi tỉnh đã và đang hỗ trợ và chủ trương thay thế thuốc hóa học chuyển dần sang sử dụng thuốc sinh học. Do đó, việc kết hợp với hoạt động của khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, trình diễn thuốc sinh học, tận dụng các kênh thông tin

như tivi, báo đài để quảng bá thông tin, từng bước tạo ấn tượng về nhãn hiệu của thuốc sinh học đối với người nông dân và kết hợp với chính sách của địa phương là hướng đi đúng đắn và sẽ hiệu quả mà thuốc sinh học cần thực hiện.

c) Hạn chế về các lớp tập huấn

Trong mùa vụ, bên cạnh các hoạt động của khuyến nông, các công ty sẽ tổ chức các buổi tập huấn nhằm đưa sản phẩm của họ đến với người nông dân thông qua các hình thức quảng cáo, giới thiệu và cho sử dụng thử nhằm tạo lòng tin đối với người nông dân.

Bảng 4.20. Số Lần Tập Huấn/Vụ ở Xã Vĩnh Biên

Đối tượng tổ chức Tổng số lần/Vụ Số lần/Vụ/Người Khuyến nông

Công ty thuốc sinh học Công ty thuốc hóa học

144 44 96

3,6 1,1 2,4

Nguồn tin: ĐT & TTTH Kết quả bảng 4.20 cho thấy: Số lần khuyến nông/vụ là 144 lần, trung bình 3,6 lần/vụ/người. Trong số lần tập huấn của mình, khuyến nông cũng đã tổ chức những buổi hội thảo về thuốc sinh học và xây dựng các điểm trình diễn thuốc sinh học, tuy nhiên, mức độ quy mô còn nhỏ và mới chỉ diễn ra trong vài vụ gần đây, do đó, mức độ truyền tải thông tin về thuốc sinh học đến với người nông dân là chưa nhiều. Về phía công ty thuốc sinh học, tổng số lần tập huấn/vụ là 44 lần, và trung bình mỗi người nông dân tham gia 1,1 lần tập huấn/vụ về thuốc sinh học, trong khi đó, số lần tập huấn/vụ của các công ty thuốc hóa học là cao hơn so với công ty thuốc sinh học, trung bình 2,4 lần/vụ/người. Số lần tập huấn/vụ cao hơn cùng với hệ thống marketing hoàn thiện và được thực hiện nhiều năm qua thì các công ty thuốc hoá học đã tạo dựng được vị trí trong lòng người nông dân, từ đó sẽ khó khăn cho thuốc sinh học nếu muốn xâm nhập vào thị trường này và phát triển. Tuy nhiên, vấn đề sẽ được cải thiện nếu các công ty thuốc sinh học làm tốt và biết gắn kết với hoạt động khuyến nông, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động, nhất là trong trình diễn thuốc sinh học trên đồng ruộng để tạo sự quan tâm cho người nông dân, từ đó sẽ khuyến khích người nông dân sử dụng thuốc sinh học, điều này sẽ còn thuận lợi hơn khi hiện nay chính sách nông nghiệp tỉnh Sóc

Trăng đang có xu hướng hạn chế sử dụng thuốc hóa học, thay thế và chuyển dần sang sử dụng thuốc sinh học.

d) Hiểu biết về thuốc sinh học của các nông hộ tại xã Vĩnh Biên

Thuốc sinh học là sản phẩm vừa hiệu quả trong phòng trừ dịch hại, lại vừa đảm bảo an toàn với môi trường và con người nhưng tại xã Vĩnh Biên, thuốc sinh học vẫn chưa được sử dụng trong khi thuốc hóa học thì không hiệu quả, lại gây tái phát rầy nâu trong mùa vụ, vậy đâu là nguyên nhân.

Bảng 4.21. Nhận Định về Thuốc Sinh Học của Các Hộ Điều Tra Tại Xã Vĩnh Biên

Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%)

Sản phẩm mới Khó mua

Thời gian tác động lâu Chưa thấy rừ hiệu quả

Chưa nghe đến thuốc sinh học

12 17 24 28 6

30,00 42,50 60,00 70,00 15,00

Nguồn tin: Kết quả điều tra Kết quả điều tra cho thấy: 24 trong tổng số 40 hộ tại xã Vĩnh Biên, chiếm 60%, họ có biết về thuốc sinh học nhưng còn lo ngại trong việc sử dụng cho đồng ruộng của mình do thuốc sinh học có thời gian tác động lâu, và có 70% trong tổng số hộ lo ngại vỡ chưa thấy rừ hiệu quả do thời gian tỏc động của thuốc sinh học là dài, tiờu diệt rầy nâu, sâu bệnh dần dần nên người nông dân rất nóng lòng cho đồng ruộng của mình là tại sao sau khi phun thuốc thì rầy nâu và sâu bệnh vẫn chưa chết nên họ kết luận rằng thuốc sinh học chưa hiệu quả và họ tiếp tục phun thuốc hóa học, nên từ đó đã làm giảm hiệu lực của thuốc sinh học, kết quả là chưa thấy rừ hiệu quả của thuốc sinh học, có 30% lo ngại thuốc sinh học là sản phẩm mới nên chưa sử dụng, 42,5% nông hộ cho rằng thuốc sinh học là khó mua sẽ khó khăn cho việc sử dụng vì hệ thống phân phối còn nhỏ lẻ, nguồn cung cấp chưa phong phú và đầy đủ, nhất là trong mùa vụ, và có đến 15% nông hộ chưa biết đến thông tin về thuốc sinh học. Nhìn chung, thời gian thuốc sinh học tỏc động lõu và người nụng dõn chưa thấy rừ hiệu quả của thuốc là những nguyên nhân làm cho thuốc sinh học bị hạn chế trong sử dụng tại Vĩnh Biên.

Đó cũng là những yếu tố tâm lý chung của người nông dân khi nhận định về thuốc sinh học, từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng thuốc của họ.

Một phần của tài liệu khóa luận nghiên cứu khả năng phát triển thị trường thuốc sinh học tại huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w