4.4. Đặc điểm của các hộ điều tra 1. Dân cư và trình độ văn hóa
4.4.2. Chi phí, kết quả - Hiệu quả sản xuất lúa năm 2007 của các hộ điều tra ở xã Vĩnh Biên tính trên 1 ha
a) Chi phí sản xuất
Đánh giá từng khoản mục sản xuất trong tổng chi phí sản xuất là cơ sở để xác định tỉ trọng của nó trong tổng chi phí, từ đó có thể nhận định về hiệu quả và đưa ra những giải pháp để sản xuất hiệu quả hơn.
Bảng 4.9. Chi Phí Sản Xuất Lúa Tính Trên 1ha của Các Hộ Điều Tra ở Xã Vĩnh Biên
ĐVT: 1.000 đồng
Hạng mục Hè Thu Đông Xuân
Thành tiền Tỉ lệ (%) Thành tiền Tỉ lệ (%) I. Chi phí vật chất
- Giống - Phân bón - Thuốc hóa học II. Chi phí lao động
- Chuẩn bị đất trồng, làm cỏ
7.279,59 475,13
2.068,43 4.736,04 1.433,38 383,80
64,31 4,20 18,27 41,84 12,66 3,39
7.546,79 333,89
2.097,91 5.114,99 1.604,58 433,30
64,26 2,84 17,86 43,56 13,66 3,69
- Bón phân, phun thuốc - Thu hoạch, đập gom, vận chuyển
III. Chi phí cố định IV. Chi phí khấu hao V. Tổng chi phí
252,64 797,14
72,87 2.534,42 11.320,25
2,23 7,04
0,64 22,39 100
226,05 945,23
72,87 2.518,99 11.743,23
1,92 8,05
0,62 21,45 100 Nguồn tin: ĐT & TTTH Vụ Hè Thu có chi phí bao gồm:
- Chi phí vật chất bao gồm chi phí giống, chi phí thuốc trừ sâu hóa học và chi phí phân bón, tổng chi phí vật chất: 7.279.590 đồng.
- Chi phí lao động có chi phí chuẩn bị đất trồng, làm cỏ, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, gom đập, vận chuyển với tổng chi phí 1.433.380 đồng.
- Chi phí cố định có thủy lợi phí với tổng chi phí 72.870 đồng.
- Chi phí khấu hao là 2.534.420 đồng.
Như vậy, tổng chi phí/ha của vụ Hè Thu là: 11.320.250 đồng.
Chi phí thuốc hóa học chiếm 41,84% trong tổng chi phí vụ Hè Thu và 43,56%
vụ Đông Xuân, tỉ lệ này là khá lớn. Từ đó đã làm cho tỉ lệ chi phí vật chất trong tổng chi phí nâng lên là 64,31% trong vụ Hè Thu và 64,27% vụ Đông Xuân. Trong mùa vụ sẽ xuất hiện các loại sâu bệnh hại lúa là điều không thể tránh khỏi, vì thế nông dân phải sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, nhưng việc sử dụng thuốc trừ sâu kém hiệu quả và sự lạm dụng thuốc hóa học của người nông dân nên từ đó đã làm cho chi phí trong sản xuất tăng cao. Do đó, việc hướng dẫn người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu đúng cách, đúng liều lượng và chuyển sang sử dụng loại thuốc hiệu quả hơn là điều cần thiết, điều đó không chỉ sẽ làm giảm sự tổn hại đến môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm được chi phí sản xuất, tạo điều kiện để người nông dân nâng cao thu nhập và tái đầu tư vào sản xuất mùa vụ sau.
b) Kết quả - Hiệu quả sản xuất
Các chỉ tiêu sử dụng trong phần này dùng để đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất, khả năng sinh lợi từ việc đầu tư vào hoạt động sản xuất. Đó sẽ là cơ sở cho hoạt động sản xuất và tái đầu tư vào mùa vụ sau.
Bảng 4.10. Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất Lúa Tính Trên 1ha của Các Hộ Điều Tra ở Xã Vĩnh Biên
Hạng mục ĐVT Hè Thu Đông Xuân
Chi phí thuốc/ha 1.000đ 4.736,04 5.114,99
Năng suất bình quân/ha Kg 3.774,82 5.999,42
Đơn giá bình quân 1.000đ 4,20 3,50
Tổng thu/ha 1.000đ 15.854,23 20.997,98
Tổng chi phí/ha 1.000đ 11.320,25 11.743,23
Lợi nhuận bình quân 1.000đ 4.533,98 9.254,74
Thu nhập bình quân Tổng CP/Tổng thu
1.000đ
%
8.501,77 71,40
13.378,32 55,93
Tỉ suất
- LN/Tổng chi phí - LN/Chi phí thuốc - TN/Tổng chi phí - TN/Chi phí thuốc
Lần Lần Lần Lần
0,40 0,96 0,75 1,80
0,79 1,81 1,14 2,62
Nguồn tin: ĐT & TTTH Năng suất bình quân/ha của vụ Hè Thu: 3.774,82 kg. Giá bán bình quân: 4.200 đ/kg. Tổng thu nhập/ha: 15.854.230 đ. Lợi nhuận bình quân/ha: 4.533.980 đ.
Vụ Đông Xuân: năng suất bình quân/ha: 5.999,42 kg. Giá bán bình quân: 3.500 đ/kg. Tổng thu nhập/ha: 20.997.980 đ. Lợi nhuận bình quân/ha: 9.254.740 đ.
Tuy lợi nhuận vụ Hè Thu có thấp hơn vụ Đông Xuân nhưng lợi nhuận các hộ nông dân ở đây vẫn còn khá hơn nhiều nơi trong toàn Tỉnh và còn có khả năng tái đầu tư cho sản xuất vụ tiếp theo sau.
So sánh mức tổng chi phí trong sản xuất với tổng thu, kết quả cho thấy tổng chi phí bằng 71,40% so với tổng thu vụ Hè Thu và bằng 55,93% vụ Đông Xuân, lượng chi phí trong sản xuất tại địa bàn Vĩnh Biên là khá lớn. Đó là do người nông dân quá phụ thuộc vào thuốc hóa học và chưa có được các biện pháp để giảm bớt lượng thuốc phun xịt, phòng trừ sâu bệnh trong mùa vụ, vì vậy chi phí thuốc cao đã làm tăng chi phí trong sản xuất. Đời sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn, điều kiện thời tiết sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa, giá cả không ổn định sẽ khó khăn cho đầu ra. Do đó, giảm chi phí trong sản xuất sẽ góp phần làm cho người nông dân bớt được một nỗi lo khi lợi nhuận trong mùa vụ là tăng lên, họ sẽ có điều kiện để cải thiện, nâng cao mức sống của mình lên và thoát nghèo.
Vụ Hè Thu: tỉ suất thu nhập/tổng chi phí = 0,75, tỉ suất này cho biết 1 đồng chi phí đầu tư sẽ tạo ra được 0,75 đồng thu nhập cho người nông dân. Tỉ suất thu nhập/chi phí thuốc = 1,80 cho biết đầu tư 1 đồng cho thuốc hóa học sẽ tạo ra 1,80 đồng thu nhập. Tỉ suất lợi nhuận/tổng chi phí = 0,40 có ý nghĩa: 1 đồng tổng chi phí tạo ra được 0,40 đồng lợi nhuận cho nông dân. Tỉ suất lợi nhuận/chi phí thuốc hóa học = 0,96 cho biết 1 đồng đầu tư cho thuốc hóa học sẽ tạo ra 0,96 đồng lợi nhuận. Vụ Hè Thu với điều kiện thời tiết không thuận lợi nên năng suất có thấp, tuy nhiên, giá lúa có cao hơn nên người nông dân vẫn có lợi nhuận.
Qua những phân tích trên sẽ thấy được hiệu quả của thuốc hóa học làm giảm lượng sâu bệnh góp phần làm tăng năng suất lúa, làm tăng lợi nhuận và thu nhập của nông hộ. Câu hỏi đặt ra: liệu nếu đầu tư cho loại hóa chất này càng nhiều thì hiệu quả mang lại sẽ càng cao? Để có thể lý giải, nhất thiết phải tính hiệu quả sản xuất của các hộ theo các mức đầu tư khác nhau cho thuốc hóa học để biết được với mức đầu tư nào sẽ mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.
c) Hiệu quả sản xuất theo các mức đầu tư cho thuốc hóa học tính trên 1 ha ở xã Vĩnh Biên
Hiệu quả sản xuất tính theo các mức độ đầu tư cho thuốc hóa học của các hộ ở xã Vĩnh Biên được thể hiện qua bảng 4.11:
Bảng 4.11. Hiệu Quả Đầu Tư Thuốc Hóa Học Vụ Hè Thu ở Xã Vĩnh Biên
Chỉ tiêu ĐVT Các mức đầu tư
Cao (>3 triệu) TB (2–3 triệu) Thấp (<2triệu) Tổng số hộ Hộ 7 21 12
Năng suất bq/ha Kg 4.025,36 4.200,58 4.970,45
Tổng thu/ha 1.000đ 16.906,51 17.642,43 20.875,89
Chi phí sản xuất/ha - Chi phí thuốc
1.000đ 1.000đ
13.841,79 4.732,56
10.654,79 2.386,17
10.517,08 1.668,78
Lợi nhuận/ha 1.000đ 3.064,72 6.987,64 10.358,81
Thu nhập/ha 1.000đ 6.042,42 9.047,35 12.047,97
Nguồn tin: ĐT & TTTH Bảng có 3 mức đầu tư: mức đầu tư cao có chi phí thuốc hóa học trên 3 triệu đồng; mức đầu tư trung bình là mức đầu tư có chi phí thuốc từ 2 – 3 triệu đồng và mức đầu tư thấp là mức đầu tư có chi phí thuốc là dưới 2 triệu đồng.
Mức đầu tư 1 là mức đầu tư cao có 7 hộ với tổng diện tích là 11,9 ha. Diện tích bình quân/hộ là 1,7 ha, năng suất bình quân/ha: 4.025,36 kg. Tổng thu/ha: 16.906.512
đồng, tổng chi phí/ha: 13.841.792 đồng, với chi phí thuốc/ha: 4.732.560 đồng, lợi nhuận/ha: 3.064.720 đồng, thu nhập/ha là 6.042.420 đồng.
Mức đầu tư 2 là mức đầu tư trung bình, chi phí thuốc/ha: 2.386.170 đồng thấp hơn mức đầu tư 1 là 1,98 lần, lợi nhuận/ha: 6.987.640 đồng, thu nhập/ha là 9.047.350 đồng.
Mức đầu tư 3 là mức đầu tư thấp, có chi phí thuốc/ha: 1.668.780 đồng thấp hơn 2,84 lần so với chi phí thuốc ở mức đầu tư 1 và thấp hơn 1,43 lần so với chi phí thuốc ở mức đầu tư 2, trong khi đó lợi nhuận/ha: 10.358.810 đồng và thu nhập/ha là 12.047.970 đồng là cao hơn hẳn so với mức đầu tư 1 và 2.
Qua bảng 4.11 cho thấy mức đầu tư 3 là mức đầu tư có hiệu quả hơn so với mức đầu tư 1 và 2 trong khi chi phí về thuốc hóa học đã được giảm đi đáng kể. Điều này cho thấy các hộ nông dân cần phải điều chỉnh lượng thuốc hóa học sử dụng của mình lại cho thích hợp. Không phải cứ phun nhiều thuốc là có năng suất cao, lợi nhuận nhiều mà phải sử dụng thuốc đúng lượng, phun đúng liều, đúng lúc khi đó năng suất đạt được sẽ cao và chi phí sẽ giảm nhiều sẽ làm cho lợi nhuận và thu nhập đạt được là cao. Đó là vấn đề mà các nông hộ cần chú ý đến để sử dụng đồng vốn của mình một cách có hiệu quả hơn nữa.
4.4.3. Chi phí, kết quả - Hiệu quả sản xuất lúa năm 2007 của các hộ điều tra ở xã