4.7. Khả năng phát triển thị trường thuốc sinh học 1. Tình hình chung của các công ty thuốc hóa học
4.7.2. Nguyên nhân thúc đẩy thuốc sinh học phát triển a) Giá thuốc hóa học gia tăng
Do một số loại thuốc hóa học độc hại đối với môi trường và con người nên Nhà nước đã đề ra chính sách thuế đối với một số loại thuốc hóa học mà người nông dân thường sử dụng nhằm làm giảm tiêu dùng của người nông dân, khuyến khích họ chuyển sang sử dụng và thay thế các loại thuốc đó bằng các loại thuốc khác có hiệu quả và an toàn hơn đối với môi trường và con người hơn.
Bảng 4.25. Thuế Giá Trị Gia Tăng Đến Một Số Sản Phẩm Thuốc Hóa Học
Tên sản phẩm ĐVT Giá bán chưa
VAT VAT (5%) Giá bán có
VAT Lyphoxim
Carbenzim Butyl Karate
Đồng/kg Đồng/kg Đồng/kg Đồng/kg
42.000 64.650 66.729 155.689
2.100 3.233 3.336 7.784
43.100 67.883 70.065 163.473 Nguồn tin: Nguyễn Hạnh Tuyền, 2004 Thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm trên là 5%, từ đó đã làm cho giá bán các loại thuốc này tăng lên, đặc biệt là sản phẩm Karate: tăng 7.784 đồng. Giá bán thuốc hóa học tăng sẽ gây khó khăn cho người nông dân trong việc sử dụng các sản phẩm này, nhưng sẽ thuận lợi hơn khi họ sử dụng các sản phẩm thuốc sinh học, khi các sản phẩm này vừa hiệu quả hơn, vừa phun xịt ít hơn nên chi phí sản xuất cũng sẽ thấp hơn, góp phần làm tăng thu nhập từ nông nghiệp cho người nông dân, từ đó sẽ khuyến khích họ sử dụng thuốc sinh học hơn.
b) Hiệu quả của thuốc sinh học
Người nông dân khi sử dụng thuốc để phòng trừ dịch hại đều rất quan tâm đến hiệu quả của thuốc. Kết quả điều tra 20 hộ đã và đang sử dụng thuốc sinh học được biết họ vẫn tiếp tục sử dụng thuốc sinh học cho mùa vụ sau, điều đó cho thấy hiệu quả của thuốc sinh học là hơn hẳn so với thuốc hóa học họ đã từng sử dụng và họ đã bớt được những lo lắng khi sử dụng thuốc sinh học thay thế cho thuốc hóa học.
Bảng 4.26. Nhận Định Nguyên Nhân Thuốc Hóa Học Không Được Sử Dụng Tiếp Tục tại Xã Vĩnh Quới
Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%)
Giá cao
Hiệu quả không dài lâu
0 16
0 80
Tác hại môi trường Tổn hại sức khỏe Không hiệu quả
13 13 15
65 65 75
Nguồn tin: Kết quả điều tra Có 80% trong tổng số 20 nông hộ nhận định thuốc hóa học có hiệu quả không dài lâu, 65% cho rằng thuốc hóa học tác hại đến môi trường và tổn hại đến sức khỏe trong quá trình tiếp xúc với thuốc, và 75% nông dân nhận định thuốc không hiệu quả:
khi phun xịt thì rầy nâu, sâu bệnh chết nhưng chỉ sau 3 – 4 ngày thì rầy nâu và sâu bệnh lại xuất hiện với mật độ dày đặc hơn, vì vậy, liều lượng và mức độ phun xịt phải ngày càng tăng lên, chi phí sản xuất tăng lên, có rầy nâu thì phải phun xịt nhưng càng phun xịt thì lại càng xảy ra hiện tượng tái phát của rầy. Theo kết quả điều tra, không có hộ nào không sử dụng thuốc hóa học vì lo ngại giá cao, đối với họ, nếu lúa của họ có sâu bệnh thì dù loại thuốc đang sử dụng hiệu quả giá có cao thì vẫn phải sử dụng để phun xịt, giá là một vấn đề nhưng hiệu quả là vấn đề còn quan trọng hơn. Điều đó cho thấy người nông dân quan tâm nhiều đến hiệu quả của thuốc trừ sâu, hiệu quả là yếu tố quyết định và ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ. Và kết quả điều tra tại Vĩnh Biên, Vĩnh Quới sẽ giúp đưa ra những đánh giá của nông hộ về hiệu quả so sánh giữa thuốc sinh học và thuốc hóa học để có cái nhìn chung nhất về hiệu quả của hai loại thuốc trừ sâu này.
Bảng 4.27. Mức Độ Hiệu Quả của Thuốc Hóa Học và Thuốc Sinh Học
Mức độ Thuốc Hóa Học Thuốc Sinh Học
Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)
Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Rất ít hiệu quả Tổng
0 2 40 18 60
0 3,33 66,67 30,00 100
5 13 2 0 20
25 65 10 0 100 Nguồn tin: Kết quả điều tra Kết quả điều tra 60 hộ nông dân trên địa bàn xã Vĩnh Biên và Vĩnh Quới: có 2 hộ cho rằng thuốc hóa học là hiệu quả, chiếm tỉ lệ 3,33% tổng số hộ; trong khi 66,67%
tổng số hộ có ý kiến thuốc hóa học có hiệu quả ít và 30% ý kiến là hiệu quả rất ít.
Nhận định về hiệu quả của thuốc sinh học ở 20 hộ đã và đang sử dụng thuốc sinh học tại xã Vĩnh Quới: thuốc sinh học rất hiệu quả chiếm 25%, thuốc hiệu quả chiếm 65% và 10% hộ cho rằng thuốc sinh học có hiệu quả ít. Phần lớn những nhận định này là dựa trên thời gian tác động của thuốc sau khi phun xịt, tâm lý của họ là thời gian rầy nâu, sâu bệnh chết sau khi phun xịt càng ngắn thì thuốc càng hiệu quả. Vì vậy, nhận định của họ về thuốc sinh học phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ là hiệu quả do thuốc sinh học có thời gian tác động lâu, do đó, nếu đánh giá đúng thì mức độ của thuốc sinh học là rất hiệu quả, nhất là trong phòng trừ rầy nâu. Vì những hộ đã sử dụng thuốc sinh học có một nhận thức thuốc sinh học là hiệu quả nên đây sẽ là cơ sở quan trọng để phát triển thị trường thuốc sinh học thay thế thuốc hóa học.
c) Lợi thế về giá trị tiết kiệm - Về phân bón
Kết quả điều tra nông hộ cho thấy sử dụng thuốc sinh học sẽ tiết kiệm được chi phí phân bón, từ đó sẽ thuận lợi hơn cho tái đầu tư của người nông dân vào mùa vụ sau. Đây là đặc điểm riêng có của thuốc sinh học.
Bảng 4.28. So Sánh Chi Phí Phân Bón/Tổng Chi Phí/ha tại Xã Vĩnh Biên và Vĩnh Quới
ĐVT: 1.000 đồng
Xã Tổng chi phí Chi phí phân bón
Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân
Vĩnh Biên Vĩnh Quới
11.320,25 9.663,23
11.743,23 10.318,01
2.068,43 1.589,47
2.097,91 1.550,99 Nguồn tin: ĐT & TTTH Tổng chi phí sản xuất/ha ở Vĩnh Biên vụ Hè Thu: 11.320.250 đồng, vụ Đông Xuân: 11.743.230 đồng, trong khi đó tổng chi phí sản xuất/ha ở Vĩnh Quới vụ Hè Thu là 9.663.230 đồng, vụ Đông Xuân là 10.318.010 đồng. Chi phí phân bón/ha của Vĩnh Biên vụ Hè Thu: 2.068.430 đồng, vụ Đông Xuân: 2.097.910 đồng. Chi phí phân bón/ha của Vĩnh Quới vụ Hè Thu là 1.589.470 đồng, vụ Đông Xuân là 1.550.990 đồng. Cú thể thấy rừ sự chờnh lệch về chi phớ phõn bún/ha của Vĩnh Biờn và Vĩnh Quới. Và phần chênh lệch do giảm được chi phí phân bón này sẽ là nguồn vốn tiết kiệm được của nông hộ tại Vĩnh Quới. Điều đó cho thấy thuốc sinh học đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của người nông dân, tạo điều kiện để họ sử dụng đồng vốn
của mình hiệu quả hơn, tăng lợi nhuận và giúp cải thiện hơn đời sống của họ. Và bảng 4.29 sẽ cung cấp thụng tin để thấy rừ hơn về vấn đề này.
Bảng 4.29. Chi Phí Phân Bón Tiết Kiệm Được Trên 1ha của Xã Vĩnh Quới So với Xã Vĩnh Biên ĐVT: 1.000 đồng
So sánh % chênh lệch CP phân bón Giá trị tiết kiệm/ha
Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân
V.Quới/V.Biên 23,16 26,07 478,97 546,92
Nguồn tin: ĐT & TTTH Theo kết quả điều tra, giữa chi phí phân bón/ha của Vĩnh Biên và Vĩnh Quới có một sự chênh lệch nhau, cụ thể là vụ Hè Thu: Vĩnh Quới giảm được 23,16% chi phí phân bón so với Vĩnh Biên, vụ Đông Xuân là 26,07%. Từ sự chênh lệch chi phí đó, người nông dân sử dụng thuốc sinh học ở Vĩnh Quới đã tiết kiệm được chi phí phân bón vụ Hè Thu là 478.970 đồng/ha, vụ Đông Xuân tiết kiệm được 546.920 đồng/ha.
Sở dĩ có sự chênh lệch về chi phí phân bón này là do thuốc sinh học chỉ tiêu diệt dịch hại mà không ảnh hưởng đến các sinh vật có lợi khác, vì thế nên các loại sinh vật sống trong đất có điều kiện phát triển, làm tơi xốp đất, phân giải các chất dinh dưỡng trong đất nên lượng phân bón vào đất ở xã Vĩnh Quới là giảm so với xã Vĩnh Biên, từ đó đã tiết kiệm được số chi phí trên, đó sẽ là nguồn vốn góp phần trong việc tái đầu tư cho vụ sau của người nông dân ở xã Vĩnh Quới. Với hiệu quả mang lại là cao và tiết kiệm đuợc chi phí phân bón trong sản xuất thì trong thời gian tới, thuốc sinh học sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển.
- Về thuốc sử dụng
Bên cạnh việc tiết kiệm được chi phí phân bón, người nông dân sử dụng thuốc sinh học tại Vĩnh Quới sẽ còn thuận lợi hơn nữa khi theo đánh giá thì chi phí thuốc sử dụng là thấp hơn so với tại Vĩnh Biên.
Bảng 4.30. So Sánh Chi Phí Thuốc Sử Dụng/Tổng Chi Phí/ha tại Xã Vĩnh Biên và Vĩnh Quới
ĐVT: 1.000 đồng
Xã Tổng chi phí Chi phí thuốc
Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân
Vĩnh Biên Vĩnh Quới
11.320,25 9.663,23
11.743,23 10.318,01
4.736,04 3.700,60
5.114,99 4.417,32
Nguồn tin: ĐT & TTTH Tổng chi phí sản xuất/ha ở Vĩnh Biên vụ Hè Thu: 11.320.250 đồng, vụ Đông Xuân: 11.743.230 đồng, trong khi đó tổng chi phí sản xuất/ha ở Vĩnh Quới vụ Hè Thu là 9.663.230 đồng, vụ Đông Xuân là 10.318.010 đồng. Chi phí thuốc/ha của Vĩnh Biên vụ Hè Thu: 4.736.040 đồng, vụ Đông Xuân: 5.114.990 đồng. Chi phí thuốc/ha của Vĩnh Quới vụ Hè Thu là 3.700.600 đồng, vụ Đông Xuân là 4.417.320 đồng. So sánh về chi phớ thuốc trừ sõu sử dụng sẽ thấy rừ cú sự chờnh lệch về chi phớ giữa cỏc nụng hộ điều tra tại Vĩnh Quới và Vĩnh Biên. Sử dụng thuốc sinh học sẽ tiết kiệm được chi phí do lượng thuốc và số lần phun thuốc/vụ là ít, nhưng cụ thể chi phí thuốc trừ sâu tiết kiệm được là bao nhiờu?. Kết quả tớnh toỏn sẽ gúp phần làm rừ.
Bảng 4.31. Chi Phí Thuốc Sử Dụng Tiết Kiệm Được Trên 1ha của Xã Vĩnh Quới So với Xã Vĩnh Biên
ĐVT: 1.000 đồng.
So sánh % chênh lệch CP thuốc Giá trị tiết kiệm/ha
Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân
V.Quới/V.Biên 21,86 13,64 1.035,44 697,67
Nguồn tin: ĐT & TTTH Theo kết quả điều tra, giữa chi phí thuốc/ha của Vĩnh Biên và Vĩnh Quới có một sự chênh lệch nhau, cụ thể là vụ Hè Thu: Vĩnh Quới giảm được 21,86% chi phí thuốc sử dụng so với Vĩnh Biên, vụ Đông Xuân là 13,64%. Từ sự chênh lệch chi phí đó, người nông dân sử dụng thuốc sinh học ở Vĩnh Quới đã tiết kiệm được chi phí thuốc sử dụng vụ Hè Thu là 1.035.440 đồng/ha, vụ Đông Xuân tiết kiệm được 697.670 đồng/ha. Sở dĩ có sự chênh lệch về chi phí thuốc sử dụng giữa hai xã Vĩnh Biên và Vĩnh Quới là vì lượng thuốc sinh học sử dụng của người nông dân ở Vĩnh Quới là ít hơn, họ chỉ sử dụng 1- 2 lần thuốc/vụ, trong khi đó ở xã Vĩnh Biên là 4 - 5 lần thuốc/vụ, có lúc cao điểm của dịch hại phải phun 7 – 8 lần thuốc/vụ.
Người nông dân sử dụng thuốc sinh học ở Vĩnh Quới vừa tiết kiệm được chi phí phân bón, vừa giảm được chi phí thuốc sử dụng và chi phí phun xịt trên mỗi hecta, từ đó, họ sẽ thuận lợi hơn trong việc tái sản xuất vì đã có được nguồn vốn từ tiết kiệm chi phí phân và thuốc sử dụng. Đó chính là ưu điểm khác của thuốc sinh học trong sản xuất.
d) Tác động đến môi trường
Trong phần này, dựa trên kết quả điều tra về mức độ tác động đến môi trường của hai loại thuốc hóa học và thuốc sinh học, khóa luận sẽ đưa ra những nhận định giúp đánh giá mức độ ô nhiễm của chúng đối với môi trường.
- Thuốc hóa học
Thật khó để đánh giá chính xác mức độ tác động gây nên thiệt hại của thuốc hóa học đối với môi trường. Vì vậy, khóa luận chỉ đưa ra những nhận định chung nhất từ các điều tra nông hộ để đánh giá về mức độ tác động đến môi trường của thuốc hóa học.
Bảng 4.32. Mức Độ Ảnh Hưởng của Thuốc Hóa Học Đến Môi Trường của Xã Vĩnh Biên và Vĩnh Quới
Mức độ Số hộ Tỉ lệ (%)
Rất ô nhiễm Ô nhiễm Ít ô nhiễm Tổng
12 31 17 60
20,00 51,67 28,33 100
Nguồn tin: Kết quả điều tra Khảo sát 60 nông hộ ở địa bàn hai xã Vĩnh Biên và Vĩnh Quới, có 12 hộ cho rằng thuốc hóa học làm cho môi trường rất ô nhiễm, chiếm tỉ lệ 20% trong tổng số hộ;
51,67% tổng số hộ nhận định thuốc hóa học làm ô nhiễm môi trường và 28,33% tổng số hộ cho rằng chỉ tác động làm ô nhiễm rất ít đến môi trường. Đây tuy chỉ là những nhận định, đánh giá chủ quan, những điều mắt thấy của người nông dân nhưng cũng đã phản ánh phần nào cái nhìn tổng quát của họ về tác động của thuốc hóa học đối với môi trường, mức độ ô nhiễm của thuốc, và đây cũng là cơ sở để họ sẽ chuyển đổi sang sử dụng loại thuốc khác hiệu quả hơn cho cánh đồng của họ nhưng vẫn đảm bảo ít tác động đến môi trường, đến con tôm, con cá để họ có điều kiện tạo thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống của mình. Đó chính là những tiềm năng để thị trường thuốc sinh học phát triển trong thời gian tới, vì thế sản phẩm thuốc sinh học phải có những chiến lược, những hướng đi đúng đắn để tận dụng, phát huy và mở rộng thị trường tiềm năng này.
- Thuốc sinh học
Bảng 4.33 sẽ tập trung vào tác động của thuốc sinh học đến môi trường qua các ý kiến của các nông hộ điều tra tại Vĩnh Quới. Từ đó sẽ giúp có được cái nhìn tổng quát hơn về tác động của thuốc sinh học đến môi trường.
Bảng 4.33. Mức Độ Ảnh Hưởng của Thuốc Sinh Học Đến Môi Trường của Xã Vĩnh Quới
Mức độ Số hộ Tỉ lệ (%)
Ít ô nhiễm Rất ít ô nhiễm Không ô nhiễm Tổng
0 3 17 20
0 15 85 100
Nguồn tin: Kết quả điều tra Kết quả điều tra cho thấy 15% ý kiến cho rằng thuốc sinh học rất ít làm ô nhiễm môi trường và 85% trong tổng số hộ sử dụng thuốc sinh học cho nhận xét thuốc sinh học không làm ô nhiễm môi trường, họ có thể vừa trồng lúa, vừa kết hợp với nuôi cá hoặc tôm rất dễ dàng, thu nhập từ nuôi cá, tôm được gia tăng hơn nhiều trong khi chi phí cho cá, tôm là rất ít, chủ yếu là chi phí thức ăn khi cá, tôm còn nhỏ, họ rất phấn khởi: nuôi thêm cá, tôm – làm chơi nhưng xơi thật. Trên đây là những ưu điểm của thuốc sinh học: vừa tác động thân thiện với môi trường – điều đang rất thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, vừa góp phần vào việc cải thiện thu nhập cho nông hộ. Chính vì thế, sản phẩm thuốc sinh học tận dụng được điều này sẽ tạo nên những ưu thế rất lớn so với thuốc hóa học để mở rộng và phát triển thị trường.
e) Tác động đến sức khỏe - Thuốc hóa học
Nhiều thập kỷ qua, vấn đề thuốc hóa học tác động gây tổn hại sức khỏe con người là một vấn đề rất thu hút sự quan tâm, cứ sử dụng thuốc hóa học thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng để đánh giá được sự ảnh hưởng đó thì thật không dễ dàng vỡ thuốc tỏc động lờn con người sau một khoảng thời gian dài mới cú biểu hiện rừ rệt như: nhiễm độc cấp tính, ... Dù vậy nhưng mức độ nhận thức của người nông dân ở địa bàn nghiên cứu cũng đã tiến bộ rất nhiều, họ đã có cái nhìn đúng hơn về tác động của thuốc hóa học đến sức khỏe của họ: 65% ý kiến cho rằng thuốc hóa học tác động nhiều đến sức khỏe của họ, và chỉ có 35% cho rằng thuốc ảnh hưởng ít đến sức khỏe của họ.
Bảng 4.34. Mức Độ Ảnh Hưởng của Thuốc Hóa Học Đến Sức Khỏe của Các Hộ Điều Tra
Mức độ ảnh hưởng Số hộ Tỉ lệ (%)
Nhiều Ít
Không ảnh hưởng Tổng
39 21 0 60
65 35 0 100
Nguồn tin: Kết quả điều tra Người nông dân đã nhận thức được thuốc hóa học tác động nhiều đến sức khỏe của họ. Do đó, việc chuyển đổi sang sử dụng loại thuốc trừ sâu khác hiệu quả và không tổn hại đến sức khỏe của họ như thuốc sinh học sẽ được dễ dàng hơn và đây sẽ là thị trường tiềm năng để thuốc sinh học phỏt triển nếu cú chiến lược marketing rừ ràng và hiệu quả.
- Thuốc sinh học
Tác động của thuốc trừ sâu đến sức khỏe của người nông dân là vấn đề luôn được quan tâm. Vì vậy, thông qua kết quả điều tra, phần này sẽ đưa ra những nhận định sơ lược về tác động của thuốc trừ sâu sinh học đến sức khỏe nông hộ.
Bảng 4.35. Mức Độ Ảnh Hưởng của Thuốc Sinh Học Đến Sức Khỏe của Các Hộ Điều Tra
Mức độ ảnh hưởng Số hộ Tỉ lệ (%)
Rất ít
Không ảnh hưởng Tổng
0 20 20
0 100 100
Nguồn tin: Kết quả điều tra Kết quả điều tra: 100% trong tổng số hộ sử dụng thuốc sinh học cho nhận định thuốc sinh học không ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, kể cả các biểu hiện như cay mắt, nhức đầu, chóng mặt, ... mà số lần phun xịt lại ít hơn (1 – 2 lần/vụ). Khi được hỏi về vụ sau sẽ sử dụng loại thuốc nào cho ruộng lúa của mình, họ đã tự tin phát biểu là sẽ dùng thuốc sinh học và không dùng thêm thuốc hóa học nữa, và họ sẽ giới thiệu cho người khác cùng dùng thuốc sinh học – mặc dù thời gian tác động của thuốc có lâu, họ có nóng lòng khi thấy rầy nâu, sâu bệnh vẫn sống sau khi phun xịt thuốc nhưng thuốc đã tiêu diệt dịch hại ngay sau khoảng thời gian đó và nhất là không còn hiện tượng tái