4.2.1. Xu hướng của thế giới
Từ năm 1940, các loại thuốc hóa học trừ sâu bệnh trong nông nghiệp trên thế giới được dùng tăng lên đều đặn khoảng 11% mỗi năm, đạt mức 5 triệu tấn năm 1995.
Nguyên nhân của sự tăng lên đó là do ngay sau khi sử dụng thuốc hóa học thì số lượng dịch hại giảm đi nhanh chóng nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, dịch hại lại phát sinh với số lượng lớn hơn và gây hại nặng hơn. Để khắc phục, người ta tăng liều lượng và số lần dùng thuốc. Sự việc này lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến hiệu quả thuốc giảm đi, số lần tái phát càng nhanh hơn và nặng thêm, dịch hại dễ chống thuốc, sinh vật có ích bị đe doạ, môi trường sống càng bị ô nhiễm. Vì thế, xu hướng nghiên cứu thuốc trừ sâu hiện nay trên thế giới là: Tổng hợp các hợp chất mới, đây là việc làm khó khăn, giá thành rất đắt; Bắt chước các hợp chất tự nhiên đã có để tổng hợp nên các hợp chất mới nhưng khắc phục được các nhược điểm của các hợp chất tự nhiên; Tổng hợp các hợp chất mới dựa trên các hợp chất đã có nhưng khắc phục được nhược điểm của các chất đã có; Nghiên cứu thuốc trừ sâu có tác động chậm.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Australia và Châu Âu đã có hàng chục công ty sản xuất tuyến trùng hữu ích và đã thương mại hóa chế phẩm sinh học. Tại Đông Nam Á, Malaysia và Thái Lan cũng đang nghiên cứu theo hướng này, trong đó Thái Lan đã thương mại hóa một số chế phẩm. Đặc biệt là Trung Quốc cũng đã rất thành công trong việc thương mại hóa các chế phẩm sinh học diệt sâu đục thân hại táo, lê và đào.
Mặt khác, vấn đề nguồn cung cấp lương thực thực phẩm sạch cũng đang là nhu cầu cấp thiết của thế giới, người tiêu dùng có thể chấp nhận sản phẩm bán với giá cao hơn nhưng phải đảm bảo sản phẩm sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn kĩ thuật, nếu không sẽ gặp khó khăn lớn trong thương mại thế giới, mới đây, Nga đã tuyên bố có thể cấm nhập khẩu gạo từ Ấn Độ khi phát hiện trong các lô hàng nhập từ Ấn Độ có thuốc trừ sâu, các chất gây ô nhiễm và thuốc diệt côn trùng bị cấm sử dụng. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải thay thế và loại bỏ thuốc hóa học độc hại, chuyển sang sử dụng thuốc sinh học nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và con người, có như vậy mới nâng cao được khả năng cạnh tranh trong thương mại thế giới và mới có thể đáp ứng được nhu cầu, tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng trên thị trường thế giới.
4.2.2. Xu hướng ở Việt Nam
a) Tình hình chung
Nhiễm độc thuốc hóa học từ nhiều năm nay luôn là một vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng dân cư nông nghiệp, đặc biệt là ở các nước phát triển trong đó có Việt Nam. Vì thế, chuyển dần sang các biện pháp phòng trừ sinh học là một hướng đi đúng đắn của nông nghiệp Việt Nam với mong muốn nghiên cứu được một số loại thuốc sinh học hiệu quả mà không ảnh hưởng đến con người và hệ sinh thái. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này thực sự còn khá mới khi biện pháp phòng trừ sinh học chỉ bắt đầu ứng dụng từ những năm 1970 của thế kỷ này. Dù vậy, thành công đáng ghi nhận là Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật trực thuộc Viện đã tạo ra được 6 chế phẩm sinh học có tên từ Biostar – 1 đến Biostar – 6 và một số loại khác như thuốc trừ sâu sinh học Bt. Loại thuốc trừ sâu sinh học Bt đã được thử nghiệm trên cây bắp cải, và kết quả cho thấy hiệu quả của thuốc đã diệt được 90% sâu hại so với 80%
của thuốc hóa học, không những vậy, thuốc trừ sâu sinh học Bt – cũng như các loại thuốc sinh học khác – còn có thêm ưu điểm nổi bật so với thuốc trừ sâu hóa học là có khả năng phổ diệt sâu rộng, không gây ô nhiễm môi trường, không diệt các côn trùng hữu ích, không gây khả năng kháng thuốc ở sâu hại, đặc biệt là không độc hại đối với con người. Ứng dụng thành tựu này, Viện Khoa học và Công nghệ đã chuyển giao công nghệ sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu keo da láng hại nho ở Ninh Thuận, phòng trừ sâu xám hại thuốc lá ở Ba Vì – Hà Tây, phòng trừ bọ hung hại mía ở Thạch Thành – Thanh Hóa và cung cấp cho chương trình phòng trừ tổng hợp IPM – FAO Việt Nam để thử nghiệm phòng trừ bọ nhảy hại rau ở Hải Phòng (Báo Khoa học và đời sống). Và gần đây nhất là chế phẩm sinh học Metarhizium Anisopliae Sorok (MA) – công trình nghiên cứu của sinh viên Lê Thuỳ Quyên, giải nhất Vifotec – Vef, giải thưởng sáng tạo kĩ thuật dành cho sinh viên năm 2006. Chế phẩm MA cũng là một trong những công trình có ứng dụng cao khi đã phòng trừ được bọ dừa ở 30 tỉnh thuộc miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Chi cục Bảo vệ Thực vật thành phố Hải Phòng đã ứng dụng vi nấm này để trừ bọ hại dừa ở Đồ Sơn, kết quả đạt được rất tốt khi chỉ phun thuốc 1 lần nhưng hiệu quả được 6 tháng. Đây là những thành tựu bước đầu nhưng có ý nghĩa rất lớn trong quá trình chuyển dần sang biện pháp phòng trừ sinh học trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Nước ta cũng đã đẩy mạnh việc quản lý các thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
Năm 1992, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã có quyết định cấm sử dụng 20 loại hoạt chất và hạn chế sử dụng 14 loại hoạt chất bảo vệ thực vật. Từ năm 1997, khối lượng thuốc hạn chế sử dụng chỉ được nhập 2.500 tấn (trên tổng số khoảng 15.000 tấn được nhập), đồng thời các thuốc thông thường nhóm lân hữu cơ như Methyl, Parathion Metamidophos, Monocrotophos đã bị cấm hoàn toàn hoặc bị cấm nhập khẩu.
b) Tại Sóc Trăng
Vụ Đông Xuân này, toàn tỉnh Sóc Trăng đã xuống giống 140.731 ha nhưng diện tích đã tiêu hủy do rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá là 2.305 ha, sản lượng ước mất 12.563 tấn (ước tính năng suất 5,45 tấn/ha), đáng lưu ý là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa xuất hiện với diện tích cao nhất là 7.269 ha. Ngoài ra, với diễn biến phức tạp của thời tiết khô hanh, sáng nhiều sương mù, ẩm độ không khí cao nên bệnh vàng lá vi khuẩn xuất hiện và lây lan rất nhanh đã có 7.252 ha lúa nhiễm bệnh.
Bệnh vàng lá vi khuẩn tạp nhiễm với vàng lùn, lùn xoắn lá đã làm tăng mức độ suy yếu của lúa. Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch hại trên, tỉnh đã có chủ trương khẩn trương thực hiện phòng chống rầy nâu và sâu bệnh khác trên lúa, ngăn chặn triệt để, không để xảy ra dịch rầy nâu, góp phần làm giảm khả năng lây lan bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên diện rộng. Tỉnh đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, mở thêm các lớp huấn luyện IPM nhằm nâng cao khả năng quyết định của người nông dân thông qua phương pháp vừa học vừa làm, hướng dẫn họ sử dụng thuốc sinh học như thế nào để vừa ít tốn chi phí, vừa có hiệu quả phòng trừ cao để từ đó giúp họ giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học cũng như giảm bớt việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp. Nếu tính lũy tiến từ năm 2000 đến năm 2005, chương trình IPM đã huấn luyện, tác động làm người nông dân giảm số lần phun thuốc trên vụ. Từ đó đã giảm được số lượng lớn thuốc trừ sâu đổ xuống đồng ruộng.
Bảng 4.3. Số Lượng Thuốc Trừ Sâu Hóa Học Nông Dân Tiết Giảm Đổ Xuống Đồng Ruộng qua Các Năm
Năm Lượng thuốc tiết giảm (lít) Tiết giảm so với năm trước (lít)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng
11.340 26.172 69.774 157.740 256.512 349.374 870.912
- 14.832 43.602 87.966 98.772 92.862 338.034
Nguồn tin: Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Tỉnh Sóc Trăng Các lớp tập huấn IPM được tổ chức đúng lúc và hiệu quả đã giúp người nông dân vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế, đáp ứng được mục tiêu năng suất và tăng thu nhập người nông dân một cách bền vững, vừa tạo ra được những sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng: tỉnh đã hình thành vùng rau an toàn ở rẫy Xã Trời phường 3 thị xã Sóc Trăng, vùng rau an toàn An Hiệp – Phú Tân huyện Mỹ Tú và Đại Tâm, Tham Đôn huyện Mỹ Xuyên…
Tất cả các hoạt động trên đều nhằm hướng cho nền nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng mang tính bền vững hơn bằng cách giảm bớt việc sử dụng thuốc hóa học khi thuốc hóa học ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng và sử dụng thuốc hóa học liên tục sẽ làm bùng phát dịch hại, nhất là dịch rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Từ đó, tỉnh đã khuyến khích sử dụng thuốc sinh học, thuốc sinh học là một biện pháp rất quan trọng và cần thiết để khống chế rầy nâu, tạo ra những nông sản sạch, an toàn và là một hướng đi mới đáp ứng được mục tiêu năng suất và thu nhập hộ nông dân tăng trưởng một cách bền vững.
b) Tại huyện Ngã Năm
Ngã Năm là một huyện nông nghiệp và lúa là loại cây trồng chủ đạo trên nền đất của huyện, chiếm hơn 82% diện tích đất trồng cây hàng năm. Thu nhập bình quân đầu người của huyện còn thấp, khả năng tích lũy cho đầu tư của người nông dân còn chưa cao. Chính vì thế, việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp của huyện là cần thiết để nâng cao năng suất cây lúa và cải thiện thu nhập cho người nông dân, nhất là khi hiện nay, cây lúa đang có lợi thế về thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, đặc biệt là lúa chất lượng cao và lúa đặc sản. Do đó, huyện phải huy hoạch phát triển nông thôn theo hướng bền vững để vừa đảm bảo mức tăng trưởng liên tục vừa chú trọng bảo
vệ môi trường. Và mô hình sản xuất kết hợp: lúa – cá, lúa – màu hiện nay là những mô hình hiệu quả và bền vững mà toàn huyện đã và đang hướng tới, đặt ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2005 – 2015.
Bảng 4.4. Dự Báo Giá Trị Sản Xuất Các Mô Hình Sản Xuất Huyện Ngã Năm Năm
Mô hình
Giá trị sản xuất (ngàn đồng/ha)
2005 2010 2015
Lúa – cá Lúa – màu Chuyên màu
26.668 42.462 62.400
52.802 72.610 98.592
104.548 114.723 155.775 Nguồn tin: Uỷ Ban Nhân Dân huyện Ngã Năm, 2005 Từ các dự báo cho thấy giá trị sản xuất mô hình lúa – cá, lúa – màu liên tục gia tăng qua các năm 2005, 2010 và 2015. Đây sẽ là những mô hình sản xuất kết hợp đơn giản khi thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của người nông dân khi lượng đầu tư là rất ít: người nông dân chỉ đầu tư chi phí cho cá giống và thức ăn khi cá còn nhỏ, khi cá lớn thì chi phí thức ăn này là không cần nữa vì đã tận dụng được lượng thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa, nhưng thu nhập mang lại là khá cao khi bình quân mô hình lúa – cá là 26.668.000 đồng/ha, theo dự báo, các khoản thu nhập này sẽ tăng liên tục trong thời gian tới. Và để có thể thực hiện tốt được các mô hình sản xuất kết hợp này, huyện phải thực hiện tốt việc hạn chế sử dụng thuốc hóa học và chuyển sang thuốc sinh học để đảm bảo môi trường được bền vững, nuôi cá với trồng rau màu có thể kết hợp với trồng lúa mang lại thu nhập cho người nông dân, điều mà khi người nông dân sử dụng thuốc hóa học sẽ không đạt được. Trong thời gian tới với việc phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất kết hợp này, thuốc sinh học sẽ có điều kiện phát triển khi đã đáp ứng được các mục tiêu nâng cao thu nhập nông hộ, phát triển nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.
4.3. Nhu cầu thị trường về thuốc sinh học