Tình hình khách quốc tế vào Việt Nam qua các năm

Một phần của tài liệu Khóa luận Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Bà rịa Vũng Tàu (Trang 39 - 42)

Thời gian qua, dưới sự nỗ lực của ngành du lịch Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu du lịch cùng với những hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra thế giới, đã mang đến cho ngành du lịch những bước tiến khởi sắc. Thể hiện ở lượng khách quốc tế trong hình 4.1.

Hình 4.1. Lượng Khách Quốc Tế Đến Việt Nam Trong Thời Gian Qua ĐVT: người

Nguồn: Website Tổng cục Du lịch Việt Nam

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đều gia tăng qua các năm với mức tăng bình quân 13,7% trong 4 năm qua. Trong năm 2005, Việt Nam lần đầu đón vị khách quốc tế thứ 3 triệu và đến năm 2006 tổng cộng hơn 3,583 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam. Mặc dù đã có những dấu hiệu khả quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề cho ngành du lịch. Lượng khách du lịch gia tăng hàng năm nhưng với mức tăng giảm dần.

Nếu như lượng khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2004 tăng hơn 20% so với năm 2003 thì đến năm 2005 mức tăng này chỉ còn hơn 18% so với năm 2004 và đến năm 2006 lượng gia tăng khách quốc tế đến Việt Nam so với năm 2005 chỉ đạt gần 4%. Con số trên 3 triệu lượt khách quốc tế một năm vẫn còn rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore hay Mã Lai và đặc biệt là so với tiềm năng du lịch dồi dào của Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề chung của ngành du lịch Việt Nam mà còn là vấn đề cần giải quyết của các địa phương phát triển du lịch trong đó có BR-VT.

Bảng 4.1. Năm Thị Trường Khách Quốc Tế Hàng Đầu Đến Việt Nam Thời Gian Qua

ĐVT: người

Năm Trung Quốc Mỹ Nhật Đài Loan Hàn Quốc

2003 693.000 218.800 209.600 208.100

2004 778.431 272.473 267.210 256.906 232.995

2005 752.576 333.566 320.605 286.324 317.213

2006 516.286 385.654 383.896 274.663 421.741

Tổng số 2.740.293 1.210.493 1.181.311 1.025.993 971.949 Nguồn: Website Tổng cục Du lịch Việt Nam Thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian qua khá đa dạng, trong đó đông nhất vẫn là các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc.

Thị trường khách du lịch tại các quốc gia này chiếm đến gần 60% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam mỗi năm. Dẫn đầu là thị trường khách Trung Quốc với hơn 2,74 triệu lượt khách đến Việt Nam trong 4 năm qua, kế đến là thị trường Mỹ với hơn 1,21 triệu lượt khách đến Việt Nam, thị trường Nhật với hơn 1,181 triệu lượt khách, thị trường Đài Loan đứng thứ tư với hơn 1,025 triệu lượt khách và thị trường Hàn Quốc đứng thứ năm với 971.949 lượt khách đến Việt Nam trong thời gian qua. Thị trường khách Trung Quốc tuy luôn dẫn đầu lượng khách quốc tế đến Việt Nam mỗi năm nhưng lại có sự biến động bất

24

thường trong 4 năm qua. Ngoại trừ có sự gia tăng vào năm 2004 đạt trên 778.000 khách thì từ năm 2005 trở lại đây, du khách đến từ thị trường này giảm hẳn so với các năm trước đó đặc biệt là năm 2006 chỉ đạt 516.286 khách, giảm đến hơn 30% so với năm 2005 .

Trái lại khách Hàn Quốc tuy chỉ đứng thứ năm trong số các thị trường khách du lịch đến Việt Nam trong thời gian qua nhưng lại là thị trường rất tiềm năng. Nếu như trong năm 2003 chưa thống kê được lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam thì đến năm 2004 lượng khách đến từ thị trường này đã lên đến 232.995 lượt khách, đứng thứ năm trong số các thị trường dẫn đầu đến Việt Nam trong năm. Năm 2005 lượng khách Hàn Quốc đã vượt qua lượng khách từ thị trường Đài Loan, vươn lên vị trí thứ tư và đến năm 2006 đã vượt qua thị trường khách Mỹ và Nhật vươn lên đứng vị trí thứ hai trong tổng số du khách quốc tế đến Việt Nam trong năm đạt 421.741 lượt khách với mức tăng trưởng hàng năm vào khoảng gần 35%. Điều này cho thấy Việt Nam ngày càng có sức hấp dẫn trong mắt du khách Hàn Quốc và trong tương lai sẽ hứa hẹn đây là một thị trường rất tiềm năng.

Bảng 4.2. Mục Đích Đến Việt Nam của Khách Quốc Tế Thời Gian Qua

Mục đích 2003 2004 2005 2006

Số lượng (khách)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (khách)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (khách)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (khách)

Tỉ lệ (%) Du lịch 1.238.500 50,98 1.583.985 54,10 2.041.529 58,87 2.068.875 57,73 Công việc 468.400 19,28 521.666 17,82 493.335

14,2

3 575.812 16,07 Thăm thân

nhân 392.200 16,14 467.404 15,96 505.327 14,57 560.903 15,65 Mục đích

khác 330.500 13,60 354.821 12,12 427.566

12,3

3 377.896 10,55 Tổng số 2.429.600 100 2.927.876 100 3.467.757 100

3.583.48

6 100

Nguồn: Website Tổng cục Du lịch Việt Nam Cơ cấu mục đích khách quốc tế đến Việt Nam thời gian qua vẫn không có biến động lớn. Phần lớn khách quốc tế đến Việt Nam là để đi du lịch và tỉ trọng khách đi du lịch đang có chiều hướng gia tăng. Năm 2003 có gần 51% khách đến Việt Nam với mục đích du lịch thì năm 2004 con số này là trên 54% và đến năm 2005 lên đến 58,87%. Năm

2006 tỉ trọng khách du lịch giảm xuống còn 57,73% do sự gia tăng tỉ trọng của khách với mục đích đi công tác và thăm thân nhân trong năm. Xếp vị trí thứ hai là lượng khách đến vì mục đích công việc, tuy nhiên tỉ trọng của lượng khách này thay đổi thất thường. Năm 2006 với hàng loạt sự kiện lớn của Việt Nam như gia nhập tổ chức WTO, đăng cai tổ chức hội nghị APEC đã kéo theo sự gia tăng lượng khách quốc tế đến đây với mục đích công việc tìm đối tác đầu tư, chiếm tỉ trọng trên 16% lượng khách đến Việt Nam trong năm. Kế đến là lượng khách với mục đích thăm thân nhân, chiếm tỉ trọng khoảng 15%

mỗi năm. Khách quốc tế đến với mục đích khác chiếm tỉ trọng khoảng trên dưới 12% mỗi năm.

Nhìn chung lượng khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích du lịch và thăm thân nhân đều gia tăng qua các năm, trong khi đó khách đến với mục đích công việc và mục đích khác thay đổi thất thường. Tỉ trọng khách du lịch, là lượng khách chi tiêu nhiều nhất, tuy gia tăng mỗi năm và chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng lượng khách nhưng tỉ trọng này vẫn chưa phải là lý tưởng do lượng khách du lịch đến đây hàng năm chưa cao. Nắm bắt được số lượng cũng như thị trường và mục đích của khách quốc tế đến Việt Nam sẽ giúp cho ngành du lịch Việt Nam và các địa phương có sự chủ động hơn trong công tác thu hút, phục vụ du khách góp phần gia tăng lượng khách du lịch đến Việt Nam trong tương lai.

4.2. Tiềm năng du lịch BR-VT

Một phần của tài liệu Khóa luận Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Bà rịa Vũng Tàu (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w