Giải pháp phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu Khóa luận Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Bà rịa Vũng Tàu (Trang 72 - 82)

4.9. Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch BR-VT 1.Giải Pháp Xây Dựng Thương Hiệu

4.9.2. Giải pháp phát triển thương hiệu

Một sản phẩm muốn có một thương hiệu mạnh điều bắt buộc trước tiên nó phải là một sản phẩm tốt. Tương tự đối với lĩnh vực du lịch, ngành du lịch BR-VT muốn có một thương hiệu mạnh cần phải không ngừng nâng cấp và hoàn thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của mình, bên cạnh một chiến lược quảng bá hợp lý. Những sản phẩm du lịch ở đây chính là những danh lam thắng cảnh, những tiện nghi giải trí, môi trường trong lành, an ninh, chất lượng và chủng loại hàng hóa,… Nói cách khác, đó là tất cả những thứ du khách mong muốn thụ hưởng khi họ đến đây nghỉ mát, vui chơi. Một khi tất cả những nhu cầu đó được đáp ứng cao độ và ngày càng thỏa mãn du khách thì hình ảnh du lịch BR-VT sẽ in đậm trong tâm trí du khách, họ sẽ giới thiệu cho nhiều người biết đến và nghiễm nhiên trở thành một công cụ quảng bá hiệu quả du lịch BR-VT, từ đó giúp củng cố và nâng tầm thương hiệu cho du lịch BR-VT. Ở đây, xin được đề cập đến một số giải pháp giúp góp phần hoàn thiện và nâng cấp hình ảnh du lịch từ đó thu hút ngày càng đông du khách đến với BR-VT.

Cải thiện và phát triển các loại hình du lịch. BR-VT có lợi thế vô cùng lớn là nằm sát trung tâm kinh tế của cả nước là TP. HCM, là thị trường du lịch cực lớn và là một

56

trong hai cửa ngừ chớnh đún tiếp du khỏch nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiờn, du khỏch đến đây không trải rộng các ngày trong tuần mà chỉ tập trung vào cuối tuần với phần lớn du khách đến từ TP.HCM. Cùng với sự nổi dậy của những trung tâm du lịch nổi tiếng trong thời gian gần đây như Hạ Long, Nha Trang (2 trong số 29 vịnh đẹp nhất trên thế giới), Đà Nẵng (một trong 4 bãi biển đẹp nhất trên thế giới), hay gần bên là Phan Thiết đang là mối đe dọa làm giảm thị phần du lịch của BR-VT. Trong tương lai, một tuyến đường cao tốc đang được nghiên cứu xây dựng có thể đưa du khách từ TP. HCM đi Nha Trang chỉ trong 2 tiếng đồng hồ, bằng với thời gian đi đến Vũng Tàu. Khi đó, lợi thế về địa lý của BR-VT sẽ chẳng còn ý nghĩa trước sức quyến rũ của một trung tâm du lịch được xếp hạng quốc tế này.

Chính vì vậy để có thể đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt hiện giờ và trong tương lai, BR-VT cần phải biết phát huy các thế mạnh và khắc phục những yếu kém của chính mình. Cần dựa vào sự đa dạng của các loại hình du lịch nơi đây làm điểm mạnh, phát triển theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo nét khác biệt và hấp dẫn riêng so với các vùng khác. Các loại hình du lịch chủ yếu cần tập trung khai thác:

- Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần: Đẩy mạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, coi đó là đòn bẩy để thúc đẩy việc thu hút khách vào các loại hình du lịch khác.

Các khu vực cần phát triển mạnh loại hình nghỉ dưỡng cuối tuần là các khu du lịch ven biển: Chí Linh - Cửa Lấp, bãi tắm Thùy Vân, khu vực Hoa Anh Đào, Minh Đạm, Bến Cát - Hồ Tràm - Hồ Linh, khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu.

- Du lịch hội nghị - khen thưởng: Thành lập đơn vị kinh doanh khu hội chợ, triển lãm của Tỉnh, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất qui mô, đồng bộ, hiện đại, có khả năng tổ chức các hội nghị, hội thảo tầm cỡ quốc tế ở TP.Vũng Tàu (khách sạn Mỹ Lệ, khách sạn Cap Saint Jacques, cụm dịch vụ DIC, các khách sạn lớn của OSC Việt Nam), ở Xuyên Mộc (khu du lịch Bình Châu). Có thể thành lập một tổ chức trực thuộc Hiệp hội Du lịch nhằm tập hợp các doanh nghiệp du lịch có năng lực tiếp thị, phục vụ khách MICE.

- Du lịch sinh thái: Hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng hai khu du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Côn Đảo và Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, trên cơ sở các

qui định pháp lý về thuế đất lâm nghiệp phục vụ kinh doanh du lịch, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, tiếp tục phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ môi trường và góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

- Du lịch văn hóa, thể thao: Phối hợp chặt chẽ hai ngành Văn hóa Thông tin và du lịch trong việc trùng tu, tôn tạo, quản lý di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng theo hướng kết hợp dịch vụ phục vụ khách du lịch, chú trọng xây dựng các tour du lịch văn hóa qua các di tích nổi tiếng như: du lịch rừng sác, rừng nguyên sinh, Trận địa pháo cổ Núi Lớn, Núi Nhỏ, Chiến khu Minh Đạm, Địa đạo Long Phước, Căn cứ cách mạng Núi Dinh, Nhà tù Côn Đảo. Bổ sung nâng cấp và khai thác các lễ hội văn hóa truyền thống như: Nghinh Ông, Dinh Cô, Tam Thắng, Đạo ông Trần để thu hút khách, tôn vinh nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng đất BR-VT.

Hình thành các tour du lịch đặc trưng phục vụ cho từng đối tượng khách: Tour thăm chiến trường xưa dành cho cựu binh Mỹ - Úc, tour hành hương đến các chùa chiền ở thành phố Vũng Tàu, Núi Dinh, Long Điền, Long Hải nhân dịp các lễ hội; tour du lịch nghiên cứu sinh thái cho học sinh, sinh viên ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu và vườn quốc gia Côn Đảo; tour nghỉ dưỡng tham gia các trò chơi có thưởng cho giới trẻ; tour du lịch ẩm thực; tour du lịch thể thao, tìm cảm giác mới lạ như chơi golf, ca nô kéo dù, qua đêm trên phao nổi, câu cá sấu, đua xe, đua thuyền.

Tổ chức xây dựng các loại hình du lịch mới lạ, hấp dẫn, khai thác vị thế quốc phòng của Tỉnh sau khi có sự chấp thuận của cơ quan quốc phòng như: nhảy dù, tham quan thành phố bằng máy bay trực thăng, bắn súng thần công, bắn pháo sáng, khinh khí cầu. Hoàn thiện nhà thi đấu đa năng để có thể tổ chức đợt thi đấu, tập huấn, bồi dưỡng của các vận động viên tầm quốc gia, quốc tế, qua đó thu hút du khách hâm mộ thể thao về Tỉnh.

Đưa vào những sản phẩm du lịch độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc phục vụ du khách. Chẳng hạn có thể nghiên cứu phát triển loại hình đội xích lô du lịch - một phương tiên di chuyển mang đậm nét văn hóa dân tộc mà du khách ưa thích, phục vụ du khách nước ngoài trong đó những người đạp xích lô được trang bị những kiến thức, kĩ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ nhất định. Nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm nhiều khu phố ẩm

58

thực bởi theo điều tra chỉ có 36% KDLTN và 40% KDLNN đánh giá ẩm thực tại BR-VT là ngon trong khi đó nơi này không hề thiếu các món đặc sản nổi tiếng. Có thể nghiên cứu thực hiện xây dựng làng ẩm thực 3 miền trong đó ngoài các món ngon đặc trưng của BR- VT có thể đưa vào những món ăn đặc sản của những miền quê khác trong cả nước.

Khuyến khích các khách sạn nhà hàng thực hiện thường xuyên loại hình buffet ghánh mang đậm nét văn hóa dân tộc.

Trong khi du lịch kết hợp mua sắm là một điểm mạnh và là nguồn thu quan trọng cho du lịch ở một vài đất nước trong khu vực như HongKong, Singapore hay Malaysia thì theo điều tra chỉ có 8% KDLTN và 4% KDLNN cảm thấy hài lòng với chất lượng và chủng loại hàng hóa tại đây. BR-VT rất nổi tiếng với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ sò, ốc được thiết kế khéo léo bởi các bàn tay tài hoa của các nghệ nhân trong tỉnh. Tuy nhiên hiện nay các mặt hàng này được bày bán nhỏ lẻ, không tập trung, rất khó đáp ứng nhu cầu của du khách. Với một nơi có tiềm năng kinh tế mạnh và cơ sở hạ tầng tốt như tại BR-VT, có thể nghiên cứu đầu tư hình thành loại hình du lịch mua sắm tại đây. Để làm được điều này cần đầu tư xây dựng những trung tâm mua sắm hiện đại tại trung tâm thành phố Vũng Tàu, có thể kết hợp xây dựng một trung tâm hàng lưu niệm trong đó tập trung không những các mặt hàng sò ốc mỹ nghệ đặc trưng của BR-VT mà có cả các mặt hàng truyền thống của các khu vực khác trong cả nước như tranh thêu XQ Đà Lạt, tranh cát Phan Thiết, các mặt hàng thủ công từ dừa ở Bến Tre,… Như vậy du khách khi đến đây có thể tìm chọn cho mình những món quà lưu niệm độc đáo của khắp các miền quê Việt Nam. Thực hiện nâng cấp chợ Mới Vũng Tàu phù hợp với chợ của một thành phố du lịch.

Phối hợp với sở Thương mại xây dựng mô hình sản xuất và bán hàng nông sản, hải sản tươi sống tại các tuyến điểm du lịch, tạo thành điểm tham quan, mua sắm thuận tiện cho khách du lịch. Xây dựng các phố đi bộ, mua sắm, ẩm thực ban đêm tại khu vực chợ Cũ góp phần đa dạng các loại hình vui chơi về đêm, kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Song song đó cần thực hiện nghiên cứu khắc phục những yếu kém của ngành du lịch tỉnh như thực hiện nghiên cứu tác động ao xoáy và áp dụng phương pháp khắc phục ao xoáy cho các bờ biển nguy hiểm đảm bảo an toàn và lòng tin cho du khách khi nghỉ mát tại đây; tiếp tục giám sát và thực hiện chiến dịch bình ổn giá cả, nâng cao chất lượng

dịch vụ trên cơ sở “Chương trình những địa chỉ tin cậy của Du lịch BR-VT”, nghiên cứu đưa vào mức giá hợp lý, tránh tình trạng các địa điểm kinh doanh du lịch nâng giá quá cao, gây ấn tượng xấu đối với du khách. Một khi giá cả của các sản phẩm nơi đây phù hợp với chất lượng thì chẳng những khuyến khích du khách đẩy mạnh chi tiêu khi đi du lịch nơi đây mà còn góp phần tạo hình ảnh đẹp đối với du khách về BR-VT; nghiên cứu trùng tu, tôn tạo các làng nghề truyền thống đang bị mai một của BR-VT như đúc đồng, làm bánh tráng, sản xuất thủ công mỹ nghệ. Điều này chẳng những giúp duy trì các làng nghề văn hóa đặc trưng của tỉnh mà còn góp phần đa dạng thêm các điểm tham quan văn hóa cho du khách đặc biệt là du khách nước ngoài.

Cải thiện và nâng cấp môi trường du lịch. Vấn đề môi trường có vai trò rất lớn trong việc thu hút du khách, bởi lẽ khi đi du lịch du khách muốn tìm cho mình một nơi trong lành, sạch sẽ vốn dĩ có lợi cho sức khỏe của họ nhẳm giúp họ tận hưởng sự trong lành của thiên nhiên và xua tan đi mọi mệt mỏi mà công việc đời thường mang lại. Nhìn chung môi trường tại BR-VT khá tốt khi các khu du lịch đều được xây dựng xa khu dân cư và khu công nghiệp, đường phố được nâng cấp sạch đẹp và quét dọn hàng ngày, tạo cho nơi đây một bộ mặt ngày càng khang trang. Tuy nhiên vấn đề rác thải tại các bãi biển đặc biệt vào mùa cao điểm vẫn còn; hệ thống nước thải tại một số con đường ven biển lại được dẫn ra biển; tình trạng khai thác quá mức các tài nguyên núi, đồi phục vụ cho các công trình du lịch làm mất đi tính tự nhiên của cảnh vật,... Vấn đề này gây ấn tượng rất xấu đến du khách có thể ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch BR-VT trong mắt du khách. Do đó để cải thiện vấn đề về môi trường có thể xem xét một vài giải pháp sau:

- Thực hiện các paneaux tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi tại các trục đường lớn đặc biệt tại các khu du lịch ven biển. Có thể xem xét xây dựng một cuộc thi quy tụ đông đảo các họa sĩ nhằm chọn những thiết kế paneaux đẹp mắt, ấn tượng. Điều này không những có thể tác động tích cực tới nhận thức bảo vệ môi trường du lịch của du khách mà còn tạo được mỹ quan đô thị bởi các paneaux được thiết kế và chọn lọc kĩ lưỡng.

- Thực hiện quy hoạch hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải trên toàn địa bàn tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển. Cần thực

60

hiện kiếm chỗ di dời đội tàu đánh bắt cá neo đậu tại khu vực bãi Trước – thành phố Vũng Tàu, bởi đây là vùng biển kín gió, lại nằm ngay mặt vị trí rất đẹp là mặt tiền thành phố rất có tiềm năng trong việc quy hoạch thành một bãi tắm lý tưởng cho du khách. Tuy nhiên việc cho tàu thuyền neo đậu tại khu vực này đã làm ô nhiễm nghiêm trọng vùng nước nơi đây.

- Lập đội bảo vệ môi trường ven biển, thường xuyên kiểm tra, thu gom rác thải tại những khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao kết hợp quản lý chặt chẽ việc bảo vệ môi trường tại các khu du lịch, xử lý mạnh tay những nơi để xảy ra tình trạng ô nhiệm tại khu vực mình quản lý.

- Quản lý và hạn chế mức thấp nhất việc khai thác quá tay các tài nguyên thiên nhiên, giữ vững không gian xanh và vẻ tự nhiên cho cảnh vật. Tăng cường cây xanh và bóng mát cho các tuyến đường trong thành phố.

Đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Thời gian qua tình hình đầu tư vào lĩnh vực du lịch tỉnh BR-VT còn ít những dự án có quy mô lớn dù cho tiềm năng du lịch ở BR-VT là rất lớn và vẫn chưa được khai thác hết. Chính vì vậy tỉnh vẫn còn thiếu những công trình tầm cỡ có đủ sức thu hút du khách quốc tế và khách du lịch cao cấp.

Do đó các ban ngành có liên quan cần thực hiện một cơ chế chính sách phù hợp, khẩn trương xây dựng các cơ sở hạ tầng trực tiếp cho ngành du lịch nhằm kêu gọi các dự án tầm cỡ phục vụ cho du lịch. Có thể nghiên cứu xây dựng một công viên giải trí ven biển hiện đại tại bãi tắm Chí Linh (Vũng Tàu), do nơi này nằm gần ngay trung tâm thành phố, bãi tắm đẹp mà quỹ đất dành cho đầu tư còn rất rộng, chưa được khai thác hết. Từ đó gia tăng các loại hình giải trí hòng làm đòn bẩy nâng cao hình ảnh du lịch BR-VT.

Đặc biệt chú trọng khuyến khích đầu tư vào xây dựng các khách sạn cao cấp, các trung tâm hội nghị, triển lãm đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch MICE tại thành phố Vũng Tàu. Thực hiện xúc tiến, đảm bảo đúng tiến độ việc xây dựng các khách sạn 5 sao Imperial, Agribank, tổ hợp trung tâm hội nghị, khách sạn 5 sao gần khu vực Đài liệt sĩ (bãi Sau) làm tiền đề cho việc thu hút thêm nhiều du khách cao cấp.

Bên cạnh đó Tỉnh cần dành quỹ đất thích hợp trong một quy hoạch tổng thể chung phục vụ các dự án đầu tư tránh tình trạng đầu tư nhỏ lẻ, manh mún, thiếu quy hoạch gây ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đô thị.

Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Dù những năm gần đây ngành du lịch tỉnh BR-VT đã có những bước tiến trong việc chú trọng đào tạo nguồn lực du lịch, tuy nhiên lực lượng phục vụ du lịch tại BR-VT vẫn chưa gây được ấn tượng tốt trong mắt du khách khi phần lớn du khách trong cuộc khảo sát đều đánh giá nguồn nhân lực nơi đây ở mức trung bình, chỉ khoảng 40% KDLTN và 6%

KDLNN hài lòng với nhân viên nơi đây. Nguyên nhân một phần có thể do nguồn cung ứng lao động chuyên nghiệp về du lịch còn thiếu khi toàn tỉnh chỉ có một trường trung cấp chuyên đào tạo về du lịch, ngoài ra phải dựa vào các trung tâm đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh.

Do đó để nâng cao chất lượng cũng như số lượng cho đội ngũ nhân viên du lịch nơi đây, trước hết cần phải dựa vào và phát huy nguồn lực sẵn có tại các trung tâm đào tạo trong tỉnh như thực hiện việc nâng cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu, có thể nghiên cứu nâng cấp trường thành trường cao đẳng Du lịch, đưa thêm ngành Du lịch vào chương trình đào tạo của trường đại học BR-VT tạo điều kiện cho việc học tập và trao đổi kinh nghiệm của các cán bộ quản lý cũng như nhân viên trong ngành du lịch.

Phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, trường đại học Kinh tế và các trường chuyên đào tạo du lịch tại TP.HCM mở các lớp đào tạo, hướng dẫn viên du lịch, đại học du lịch tại Vũng Tàu, giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực sẽ xảy ra khi các dự án đầu tư đưa vào khai thác kinh doanh.

Ngoài ra tiếp tục tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ viên chức ở các doanh nghiệp. Tổ chức các khóa tập huấn theo chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về văn minh giao tiếp với du khách. Thường xuyên mời các chuyên gia trong ngành thực hiện các buổi nói chuyện chuyên đề. Hiện nay BR-VT vẫn chưa tổ chức được lớp học ngoại ngữ chuyên về du lịch nào cho nhân viên nơi đây. Các buổi nói chuyện chuyên đề cũng ít được thực hiện. Bên

62

Một phần của tài liệu Khóa luận Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Bà rịa Vũng Tàu (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w