36
Nguồn nhân lực là vấn đề hết sức quan trọng trong phát triển du lịch. Địa phương nào có lực lượng lao động hùng hậu, chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn và tay nghề cao sẽ có lợi thế trong phát triển du lịch. Bởi một địa phương kinh doanh du lịch không chỉ thu hút du khách bằng những hạ tầng cơ sở tiện nghi, hiện đại, những thắng cảnh, những lễ hội đặc sắc riêng có của mình mà còn thông qua sự hài lòng của du khách đối với đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch nơi đó. Đội ngũ này tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với du khách, có thể xem như là đại diện cho bộ mặt của địa phương trong thu hút du lịch.
Bảng 4.5. Số Lượng và Trình Độ Nguồn Nhân Lực Hoạt Động trong Lĩnh Vực Du Lịch BR-VT từ 2003 - 2005
Nguồn: Sở Du lịch BR-VT Dựa vào bảng 4.5 có thể thấy lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực du lịch ngày càng gia tăng qua các năm. Nếu như trong năm 2003 có 5.505 người hoạt động trong ngành du lịch thì đến năm 2004 đã tăng lên 5.725 người và đến năm 2005 là 6.041 người, lực lượng lao động đều gia tăng ở mọi trình độ. Sự gia tăng nhanh chóng lực lượng lao động vào lĩnh vực du lịch đã chứng tỏ sức hấp dẫn của ngành này đối với lực lượng lao động hiện nay. Nhìn chung trong tổng số lao động hiện tại của ngành du lịch chiếm số đông vẫn là lực lượng lao động bậc thấp và công nhân kĩ thuật (65%), kế đó là trình độ cao đẳng, trung cấp (18%). Lực lượng lao động trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm khoảng 15% đến 17%, đặc biệt lực lượng quản trị nhà hàng, khách sạn chiếm số lượng rất
khiêm tốn (1 người). Điều này đặt ra cho ngành du lịch cần tăng cường hơn nữa trong vấn
Trình độ 2003 2004 2005
Số lượng
(người) Tỉ lệ Số lượng
(người) Tỉ lệ Số lượng
(người) Tỉ lệ
Đại học và trên đại học 819 0,15 859 0,15 1.003 0,17
Cao đẳng và trung cấp 917 0,17 1.031 0,18 1.083 0,18
Sơ cấp 53 0,01 68 0,01 68 0,01
Công nhân kĩ thuật 1.617 0,29 1.885 0,33 1.981 0,33
Lao động khác 2.098 0,38 1.881 0,33 1.905 0,32
Quản trị nhà hàng khách
sạn 1 0,00 1 0,00 1 0,00
Tổng cộng 5.505 1 5.725 1 6.041 1
đề đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho lực lượng lao động, tăng cường hơn nữa đóng góp của lực lượng lao động trong sự phát triển chung của toàn ngành du lịch trong thời gian tới.
Hình 4.4. Thu Nhập Trung Bình Nguồn Nhân Lực Du Lịch BR-VT từ 2003 – 2005 (đơn vị: nghìn đồng)
Nguồn: Sở Du lịch BR-VT Ngành du lịch đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động trong thời gian qua, góp phần rất lớn trong việc giải quyết tình trạng thiếu hụt việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. Thu nhập bình quân đầu người của nguồn lực lao động tỉnh trong lĩnh vực du lịch trong thời gian qua đều gia tăng, cụ thể vào năm 2003, thu nhập bình quân đầu người của nhân viên phục vụ trong ngành du lịch là 19,618 triệu đồng đến năm 2004 tăng lên 20,666 triệu đồng và đến năm 2005 thì con số đó là 23,069 triệu đồng, tăng gần 18% sau hai năm. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của việc phát triển du lịch, sẽ là động lực tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao mức sống cho lực lượng lao động trong ngành du lịch. Mặt khác, việc chăm lo đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẽ là nhân tố quan trọng cho việc phát triển du lịch BR-VT trong thời gian tới.
Bảng 4.6. Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Lực Lượng Lao Động Ngành Du Lịch BR-VT Thời Gian Qua
19.618
20.666
23.069
17.000 18.000 19.000 20.000 21.000 22.000 23.000 24.000
2003 2004 2005
Năm
Thu Nhập
38
Nguồn: Sở Du lịch BR-VT Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng dành cho nhân viên ngành du lịch trong thời gian qua nhìn chung khá đa dạng, từ những kiến thức bổ trợ cho đến những nghiệp vụ chuyên ngành. Trong năm 2006, triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực theo kế hoạch đề ra, sở du lịch đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức chiêu sinh và khai giảng 20 lớp tập huấn, bồi dưỡng: nghiệp vụ buồng bàn; cấp cứu thủy nạn;
văn minh giao tiếp; kiến thức quản lý nhà nước về du lịch; phòng cháy chữa cháy; thi nâng ngạch;… cho khoảng 4000 lượt công nhân lao động, nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp du lịch và các đơn vị có liên quan, có tiếp xúc trực tiếp với du khách, các Ban Quản lý các KDL và đội ngũ cán bộ công chức phòng kinh tế các Huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Đây là những hoạt động rất bổ ích thiết thực góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên du lịch, tạo đà cho ngành du lịch phát triển.
Trong thời gian tới, ngành du lịch cần duy trì tốt và tăng cường hơn nữa các hoạt động
Diễn giải Số lớp Số học viên
1/ Số cán bộ công chức của Sở được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
a - Về Chuyên môn nghiệp vụ 19 96 Lượt
b - Về trình độ Chính trị 3 5 Học viên
c - Về ngoại ngữ
d - Về tin học 7 17 học viên
e - Về đại học 3 2 học viên
Tổng số 32
2/ Số lớp đào tạo, bồi dưỡng do Sở tổ chức cho Ngành
a - Văn minh giao tiếp 7 315 học viên
b - Nghiệp vụ bảo vệ 4 129 học viên
c - Cấp cứu thủy nạn 6 125 học viên
d - Quản lý khách sạn- Nhà hàng 2 56 học viên
e - Nghiệp vụ buồng 4 105 học viên
f - Nghiệp vụ bàn 5 219 học viên
g - Nghiệp vụ buồng - bàn 1 37 học viên
h - Sơ cấp cứu Y tế 1 79 học viên
I - Bồi dưỡng nghiệp vụ khác 17 Trên 1400 học viên
Tổng số 47
đào tạo và bồi dưỡng, nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng lao động nơi đây, nâng cao tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch.