Vai trò của công nghiệp văn hóa 1. Hỗ trợ phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 25 - 28)

7. Cơ cấu của luận văn

1.4. Vai trò của công nghiệp văn hóa 1. Hỗ trợ phát triển kinh tế

Ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của mỗi khu vực, mỗi quốc gia hay thậm chí là trên quy mô toàn cầu. Ở các nước phát triển, công nghiệp văn hóa đã và đang trở thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế.

Đối với kinh tế đối nội, khác với các ngành công nghiệp đặc thù trọng về khái thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, công nghiệp văn hóa lại tập trung khai thác nguồn tài nguyên vô hạn là tài nguyên văn hóa, đem văn hóa trở thành công cụ phục vụ phát triển kinh tế quốc gia. Với đặc trưng sáng tạo, kết hợp cùng công nghệ hiện đại, công nghiệp văn hóa đóng vai trò mở ra hướng đi mới đột phá trong phát triển kinh tế tri thức, kinh tế văn hóa nhằm phát triển toàn diện kinh

tế theo chiều sâu. Công nghiệp văn hóa khai thác các giá trị văn hóa trên nền tảng cơ chế thị trường, tạo nguồn lực cho tái đầu tư phát triển văn hóa. Nhờ các thành tựu khoa học công nghệ tạo ra các phương thức sản xuất mới và nhờ sự sáng tạo, các giá trị văn hóa được tiếp biến, hiện đại hóa và phổ biến hiệu quả.

Công nghiệp văn hóa đóng vai trò là một lực lượng sản xuất văn hóa có khả năng tạo ra các sản phẩm tinh thần cao đẹp cho xã hội đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực tạo ra sự phát triển bền vững. Từ góc độ tăng trưởng kinh tế truyền thống, bản thân lực lượng sản xuất văn hóa chính là một bộ phận ngày càng có vị trí quan trọng.

Công nghiệp văn hóa có khả năng giải phóng lực lượng sản xuất to lớn và khai thác những tiềm năng kinh tế dồi dào trong vốn văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia như di sản văn hóa vật chất và tinh thần, cảnh quan thiên nhiên, tập tục bản địa. Công nghiệp văn hóa không chỉ cần đến những nhà sáng tạo mà còn mang đến công ăn việc làm cho nhiều lao động ở những khâu trung gian trong quá trình đưa sản phẩm văn hóa đến với quần chúng.

Công nghiệp văn hóa phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển những ngành công nghiệp liên quan như công nghiệp máy móc, công nghiệp sản xuất trang thiết bị, công nghiệp giải trí và dịch vụ... Tại nhiều nước, công nghiệp văn hóa phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò là ngành công nghiệp trụ cột, là điểm sáng về tăng trưởng trong đời sống kinh tế hiện thực.

Đối với kinh tế đối ngoại, công nghiệp văn hóa không những là công cụ tăng trưởng, đổi mới đem lại lợi nhuận cao cho một nền kinh tế mà trong thời đại toàn cầu hóa, nó còn là ngành xuất khẩu đầy triển vọng đối với nhiều nước trên thế giới, là thành tố quan trọng của thương mại và cạnh tranh quốc tế. Cùng với sự hỗ trợ của quá trình toàn cầu hóa, các phương tiện truyền thông internet hay các dòng di dân, văn hóa cũng như các sản phẩm văn hóa vượt ra khỏi mọi rào cản về biên giới để đi tới tất cả những nơi mà con người đặt chân đến, khiến họ có cái nhìn và hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa, đất nước và con người của một nước khác. Xuất khẩu văn hóa hay toàn cầu hóa văn hóa mang lại những cơ hội tương tác kinh tế toàn cầu tập

trung vào 3 khía cạnh: Toàn cầu hóa về văn hóa ảnh hưởng đến sản xuất bởi lẽ văn hóa tạo nên 1 phần giá trị sản phẩm. Toàn cầu hóa về văn hóa ảnh hưởng đến tổ chức lao động và chất lượng lao động. Toàn cầu hóa về văn hóa quy địnnh những tiêu chuẩn trong sản xuất và lưu thông.

Bên cạnh đó, việc tiếp thị, giao lưu, trao đổi, quảng bá văn hóa, xây dựng biểu tượng văn hóa quốc gia và một số thương hiệu sản phẩm văn hóa quốc gia, sử dụng văn hóa dân tộc để làm ảnh hưởng, tác động tới các quốc gia khác có tác dụng nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế đồng thời xây dựng thị phần cho công nghiệp văn hóa quốc gia trên thị trường quốc tế, mặt khác, hình thành xu hướng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ văn hóa của đất nước đó. Nếu một quốc gia không chú trọng tới nền công nghiệp văn hóa, dẫn đến nền công nghiệp văn hóa yếu kém thì sẽ không thể xuất khẩu sản phẩm văn hóa sang nước khác mà chỉ có thể nhập khẩu sản phẩm văn hóa của nước khác (do không có sản phẩm văn hóa hay các sản phẩm văn hóa có chất lượng yếu kém, không thể cạnh tranh) từ đó dẫn đến nhập siêu các sản phẩm văn hóa, dẫn đến sự phụ thuộc và bị chi phối từ bên ngoài, kéo theo những hệ lụy khác cả về kinh tế-văn hóa- chính trị.

1.4.2. Hỗ trợ phát triển văn hóa - xã hội trong nước và quảng bá hình ảnh quốc gia trên thế giới

Nhờ có công nghiệp văn hóa mà nhiều loại hình văn hóa được phổ biến rộng khắp, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng và cảm nhận giá trị tinh thần của xã hội. Công nghiệp văn hóa khuyến khích sự đa dạng và tính độc đáo trong suy nghĩ, thúc đẩy những ý tưởng mang tính sáng tạo, góp phần tăng sự hiểu biết và phát triển xã hội.

Từ việc được tiếp xúc, hiểu biết hơn về các giá trị truyền thống-hiện đại của dân tộc; mà con người hình thành nên ý thức, niềm tự hào và sự thôi thúc cống hiến cho nền văn hóa nói riêng cũng như dân tộc, quốc gia nơi mình sinh sống nói chung.

Công nghiệp văn hóa đóng vai trò lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp, tuyên truyền lịch sử dân tộc, đề cao lòng yêu nước, giúp xây dựng chuẩn mực văn hóa quốc dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững các giá trị truyền thống tốt đẹp.

UNESCO 2007 đã khẳng định “công nghiệp văn hóa giúp khỏa lấp khoảng cách giữa các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, đảm bảo việc tham gia cụng bằng trong xó hội tri thức. Bờn cạnh những giỏ trị kinh tế cốt lừi, cụng nghiệp văn hóa chính là công cụ hữu hiệu truyền đạt những giá trị văn hóa của quốc gia đến với toàn thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau nhằm xây dựng những mối quan hệ hợp tác quốc tế bình đẳng. Công nghiệp văn hóa là “sức mạnh mềm” mang ra thế giới những sản phẩm văn hóa đậm đà bản sắc, chủ động đem đến cái nhìn tích cực về diện mạo dân tộc [15, tr.7-11]. Từ cái nhìn thiện cảm, tích cực về một đất nước mà con người có xu hướng yêu thích, sử dụng và tiêu thụ nhiều hơn các mặt hàng có liên quan tới quốc gia đó, kéo theo nhiều lợi ích kinh tế khác.

Văn hóa đối ngoại còn góp một phần quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc tế;

mang văn hóa hội nhập quốc tế là đỏi hỏi khách quan của sự phát triển, là bộ phận hợp thành quan trọng của sức mạnh tổng hợp đất nước. Trình độ phát triển công nghiệp văn hóa đóng vai trò quan trọng thể hiện trình độ phát triển văn hóa đất nước. Đây là lý do mà nhiều quốc gia chú trọng thúc đẩy chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của nước mình. Hơn nữa, trong bối cảnh cần giữ vững chủ quyền và tính độc lập của văn hóa, muốn chống lại ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai nhất là sự xâm thực của nhiều hiện tượng phản văn hóa thì việc phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao sức cạnh tranh và tỉ lệ thị phần quốc nội trong thị trường hàng hóa văn hóa lại càng trở nên quan trọng.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w