Gợi ý giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam từ kinh nghiệm Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 74 - 82)

7. Cơ cấu của luận văn

3.3 Gợi ý giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam từ kinh nghiệm Nhật Bản

Thứ nhất, Việt Nam cần nhận thức rừ hơn nữa vị trớ, ý nghĩa vai trũ của cụng nghiệp văn hóa đối với sự phát triển của đất nước trong thế kỷ XXI. Thực tiễn phát triển của công nghiệp văn hóa của Nhật Bản trong những thập kỷ vừa qua cho thấy, nếu biết khai thác và phát triển đúng hướng, lĩnh vực công nghiệp văn hóa sẽ đem lại lợi nhuận to lớn, thu hút được một lượng lao động rất đáng kể. Theo số liệu năm 2010, lĩnh vực công nghiệp văn hóa Nhật Bản thu hút 2.154.886 lao động, chiếm 5,6% tổng số lao động trong các ngành công nghiệp. Tổng thu nhập của lĩnh vực công nghiệp văn hóa của Nhật Bản là 45,2 nghìn tỉ yên (trong khi tổng thu nhập từ các ngành công nghiệp ô tô của nước này cũng chỉ đạt 47,2 nghìn tỉ yên), chiếm

7,3% tổng thu nhập từ các ngành công nghiệp. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển của mình, Nhật Bản coi công nghiệp văn hóa là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, trọng tâm trong thế kỷ này. Công nghiệp văn hóa trong thế kỷ XXI là ngành có tính hướng ngoại cao, do vậy, sự phát triển của công nghiệp văn hóa của các nước tiên tiến, đặc biệt là Nhật Bản tiếp tục có tác động ngày một gia tăng đến môi trường văn hóa, xã hội của Việt Nam. Trong bối cảnh quá trình tòan cầu hóa ngày một gia tăng, sự phổ biến của các sản phẩm công nghiệp văn hóa ngày một trở nên dễ dàng và không có giới hạn địa lí. Trong khi công chúng có quyền thỏa mãn những nhu cầu văn hóa đa dạng, thì nguy cơ bị “xâm lăng văn hóa” của Việt Nam sẽ ngày một gia tăng và trở thành hiện thực, nếu Việt Nam không sớm nhận thức đẩy đủ và có biện pháp kịp thời để phát triển nền công nghiệp văn hóa của đất nước.

Thứ hai, Việt Nam cần nhận thức rừ phỏt triển cụng nghiệp văn húa cũng là một cách phát triển sức mạnh mềm của quốc gia vừa tạo nên khả năng tự vệ văn hóa dân tộc, vừa quảng bá tích cực hình ảnh đất nước trên trường quốc tế, tạo nên những hiệu ứng tốt để phát triển kinh tế. Tại Nhật Bản, chính phủ nước này chủ trương công nghiệp văn hóa hướng tới mục tiêu là tạo điều kiện để tất cả mọi người dân đều có cơ hội tiếp xúc với công nghiệp văn hóa, từ đó hưởng thụ, am hiểu và công hiến cho dân tộc nhiều nhất có thể. Một khi công nghiệp văn hóa Nhật Bản đáp ứng về cơ bản nhu cầu văn hóa của người dân thì cũng có nghĩa nó đã thực hiện vai trò phục hưng, phát triển nền văn hóa quốc gia. Mặt khác, chính phủ Nhật Bản cũng chủ trương đẩy mạnh làn sóng công nghiệp văn hóa ra nước ngoài nhằm nâng cao lợi ích kinh tế và lợi ích ngoại giao, thông qua sức mạnh mềm văn hóa để cuốn hút nhân dân các nước khác, tạo nên sự đồng cảm về ý thức thẩm mỹ, về giá trị quan liên quan đến hoàn cảnh sản xuất văn hóa và lối sống của người Nhật. Một ví dụ điển hình cho thấy thành công của Nhật Bản khi đem công nghiệp văn hóa làm cây cầu nối giữa Nhật Bản và thế giới phải kể đến chú mèo máy Doraemon, có nguồn gốc từ truyện tranh manga Nhật Bản. Kể từ khi ra mắt cách đây 50 năm, Doraemon đã trở thành một trong số những nhân vật hoạt hình được yêu thích nhất ở châu Á. Truyện tranh Doraemon đã bán được hơn 100 triệu bản và là một trong những tác phẩm bán chạy nhất trên thế giới. Năm 2002, tạp chí Time đã gọi

Doraemon là “một trong những người hùng của châu Á”. Ở Việt Nam, chú mèo máy Doraemon đã trở thành người bạn tuổi thơ thân thiết với nhiều thế hệ thiếu nhi từ những năm 2000. Cùng với Doraemon, Nhật Bản đã vươn ra thế giới, tiếp cận nhiều đất nước, nhiều nền văn hóa với tốc độ vượt bậc và giành được thiện cảm đặc biệt là của trẻ em trên toàn thế giới. Năm 2008, Doraemon thậm chí còn được bổ nhiệm làm Đại sứ phim hoạt hình của Nhật Bản. Việc bổ nhiệm Doraemon làm Đại sứ phim hoạt hình là một phần trong những nỗ lực của Nhật Bản nhằm sử dụng sức mạnh văn hóa đại chúng đương đại trong ngoại giao. Từ đó, kinh nghiệm trên của Nhật Bản, có thể thấy nếu Việt Nam tận dụng và làm chủ được công nghiệp văn hóa, thì đây cũng sẽ là công cụ để gia tăng sức mạnh văn hóa dân tộc, vì trong quá trình phát triển, công nghiệp văn hóa có sức phát huy hiệu quả nhất các giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc biến chúng thành những thương phẩm văn hóa trên thị trường. Sự đa dạng và hấp dẫn của những sản phẩm văn hóa trong nước đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân sẽ giúp hạn chế được sự phổ biến của các sản phẩm văn hóa nước ngoài, tránh được nguy cơ bị xâm lăng văn hóa. Về đối ngoại, nếu sản phẩm công nghiệp văn hóa của Việt Nam phát triển được tại thị trường hải ngoại, nó sẽ tạo ra sức mạnh mềm cho quốc gia, tạo ra thương hiệu Việt Nam. Từ những mối thiện cảm có được thông qua tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp văn hóa mà người ta sẽ chú ý, tìm đến mua sắm, tiêu dùng các sản phẩm khác tăng sức tiêu thụ của hàng hóa Việt Nam ở hải ngoại, làm gia tăng sức hút cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, tạo đà cho kinh tế phát triển.

Thứ ba, cần nhanh chóng xây dựng hệ thống chính sách về phát triển công nghiệp văn hóa nhằm tạo ra khung pháp lí và khuyến khích sự phát triển của các ngành sản xuất văn hóa. Tại Nhật Bản, có thể thấy sở dĩ sản phẩm ngành công nghiệp nội dung số của Nhật Bản xuất ra nước ngoài đem lại hiệu quả kinh tế to lớn cho nước này là do Chính phủ nước này đã sớm có chính sách đúng về đào tạo nhân tài, công nhận quyền sở hữu trí tuệ, chính sách thuế có tính khuyến khích mạnh mẽ . Nhật Bản chủ trương mỗi cơ quan đại diện của Nhật Bản ở nước ngoài phải trở thành nơi quảng cáo cho thương hiệu Nhật Bản, phải góp phần tạo nên sức hút cho

thương hiệu Nhật Bản. Ví dụ: về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, Nhật Bản đã ban hành “Luật Cơ bản thúc đẩy phát triển văn hóa nghệ thuật” đồng thời liên tục sửa đổi “Phương châm mang tính cơ bản liên quan đến thúc đẩy phát triển văn hóa nghệ thuật” nhấn mạnh việc đào tạo nhân lực kế thừa, sáng tạo và gánh vác nền văn hóa nghệ thuật Nhật Bản. Hằng năm, Nhật Bản có các chính sách hỗ trợ cho biểu diễn nghệ thuật: Hỗ trợ kinh phí tổ chức lễ hội phim; truyện tranh; phim họat hình với nhiều các hạng mục giải thưởng, đã khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, đơn vị tham gia. Từ các hoạt động này để bồi dưỡng nguồn nhân lực sáng tạo văn hóa.

Ngoài ra, Chính phủ cũng có những chính sách hỗ trợ cho đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân lực cho ngành điện ảnh (năm 2010 là 150 triệu yên). Việc phát hiện, bồi dưỡng nguồn nhân tài cho công nghiệp văn hóa được chính phủ Nhật Bản hết sức quan tâm. Về khía cạnh bảo vệ quyền , chống sao chép bất hợp phá, Nhật Bản có “Luật liên quan đến xúc tiến hoạt động và bảo hộ sự nghiệp sáng tạo văn hóa giải trí” ( công bố 4/6/2004) đưa ra giải pháp quản lý sản phẩm văn hóa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng, tác giả, và người có quyền sở hữu. Ở Việt Nam, những việc này cần được tiến hành đồng bộ với việc đẩy nhanh quá trình đổi mới nhận thức, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí văn hóa và tăng cường học tập kinh nghiệm xây dựng chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của các nước phát triển, nhất là kinh nghiệm của Nhật Bản vì đây là quốc gia trong khu vực, có văn hóa truyền thống với nhiều nét tương đồng với văn hóa Việt Nam. Cần có chính sách hỗ trợ công nghiệp văn hoá đặc biệt là ở 3 lĩnh vực: (1) Đào tạo nguồn nhân lực, (2) Nguồn vốn, (3) Minh bạch thị trường công nghiệp văn hóa. Đồng thời cần khẩn trương có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền có hiệu quả nhằm bảo vệ phong tục, tập quán văn hóa lành mạnh của dân tộc.[10]

Cần chú trọng đặc biệt cho việc đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghiệp văn hóa vì công nghiệp văn hóa trong thế kỷ XXI đã đi vào giai đoạn công nghiệp sáng tạo. Các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách phát triển công nghiệp văn hóa cho rằng, giai đoạn 3 thập niên cuối thế kỷ XX, công nghiệp văn hóa chủ yếu dựa trên những thành tựu kỹ thuật số hay công nghệ thông tin (IT), có

ý kiến còn gọi đó là nền công nghiệp IT. Bước sang thế kỷ XXI, công nghiệp văn hóa chính là lĩnh vực công nghiệp được đặc trưng bởi tính sáng tạo, còn gọi là công nghiệp sáng tạo (Creative Industries). Trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo, nguồn lực lao động có đặc trưng là sáng tạo và súc cảm, sản phẩm lao động là sản phẩm vô hình. Do vậy, nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm.

Bên cạnh đó, nguồn vốn cũng là yếu tố sống còn, vì công nghiệp văn hóa trong thế kỷ XXI đòi hỏi nền tảng công nghệ cao, cần phải đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại và phát triển quy mô lớn. Lối làm ăn manh mún, quy mô vốn nhỏ khó có cơ hội tồn tại trước sự cạnh tranh mang tính tòan cầu. Minh bạch thị trường chính là điều kiện để phát huy mọi tiềm năng công nghiệp văn hóa được phát triển công bằng.

Ngoài ra cần hoàn thiện luật “quyền sở hữu trí tuệ”; cần có chính sách khuyến khích sáng tạo văn hoá; có chiến dịch quảng bá, tuyên truyền cho các sản phẩm công nghiệp văn hoá Việt Nam. Việc tôn trọng quyền sẽ đảm bảo được lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia, như chủ sở hữu sáng tác, sở hữu tác phẩm và lợi ích của người tiêu dùng và xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia được một số Công ước quốc tế và xây dựng chính sách về bản quyền của quốc gia, song vẫn còn quá nhiều bất cập trước thực trạng phát triển có tính tự phát của ngành công nghiệp này.

Vấn đề bảo hộ bản quyền, đặc biệt là quyền tác giả và các quyền liên quan có vai trò thúc đẩy ngành công nghiệp văn hoá và thị trường văn hoá phẩm phát triển bền vững, lành mạnh [9, tr.131]. Bởi các sản phẩm của công nghiệp văn hóa không phải là những thứ hàng hóa thông thường, không chỉ có giá trị về kinh tế. Cho nên, nếu không có chính sách của Nhà nước về văn hóa, không có hệ thống tài trợ và áp dụng hạn ngạch, hay trợ cấp, thì sản phẩm văn hóa có nguy cơ bị kinh tế thị trường thao túng, chạy theo lợi nhuận thuần tuý. Những bất cập này sẽ còn dẫn đến hệ luỵ về văn hoá xã hội không lường hết được.

Thứ tư, do cơ cấu, trình độ và nội lực phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam còn rất hạn chế nên cần phải nghiên cứu tìm ra những lĩnh vực mũi nhọn mà Việt Nam có nhiều lợi thế để tạo ra bước đột phá chứ không thể phát

triển theo hướng đồng đều. Trong công nghiệp văn hóa của Nhật Bản, sáng tác và tiêu thụ truyện tranh vốn là một nét văn hóa truyền thống rồi phát triển thành một trào lưu có tính quốc tế. Từ truyện tranh và phim hoạt hình, game được chú trọng và trở thành thế mạnh. Ở Nhật Bản, doanh thu từ việc sản xuất truyện tranh và trò chơi điện tử cũng đem lại cho quốc gia này nguồn thu khổng lồ mỗi năm. Chỉ tính riêng doanh thu từ bộ truyện tranh nổi tiếng Doraemon trong đó bao gồm việc xuất bản truyện, sản xuất các ấn bản sản phẩm lưu niệm…đã lên đến 2 tỉ đô. Doraemon chỉ là một trong số hàng chục bộ truyện tranh của Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới. Phát triển công nghiệp văn hóa, muốn tận dụng, phát huy thế mạnh của nó thì không thể chỉ hướng nội mà phải coi hướng ngoại là hướng chiến lược. Chính vì vậy, phải lựa chọn được thế mạnh có sức cạnh tranh quốc tế. Ở Việt Nam, nguồn vốn và nhân lực chất lượng cao còn hạn chế vì thế chúng ta không thể đầu tư giàn trải mà phải tập trung vào lĩnh vực mũi nhọn, có khả năng bắt kịp với các nước khác trên thế giới.

Công nghiệp game hứa hẹn là một lĩnh vực công nghiệp văn hóa tiềm năng ở Việt Nam. Việt Nam hiện nay là thị trường game lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2013, doanh thu công nghiệp game Việt Nam đạt 237 triệu USD, đứng thứ 6 ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Năm 2014, game Flappy Bird của Việt Nam lọt vào top 10 ứng dụng được tải nhiều nhất trên App Store toàn thế giới, Flappy Bird đã trở thành một hiện tượng "gây bão" và thu hút sự chú ý của giới truyền thông khắp nơi. Với 90 triệu dân cùng nhu cầu tiêu dùng game khổng lồ, Việt Nam sở hữu một thị trường vô cùng lý tưởng để game nội địa phát triển.

Thứ năm, cần có chương trình nghiên cứu tổng thể các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cả nước cũng như từng địa phương để phát triển văn hóa du lịch và công nghiệp nội dung số, từ đó xác định được một số lĩnh vực đầu tư phát triển trọng điểm. Trong chiến lược công nghiệp văn hóa của Nhật Bản rất chú trọng việc nghiên cứu, phát huy những giá trị văn hóa địa phương, vung miền vào trong công nghiệp nội dung số. Trong các giá trị văn hóa đặc sắc vùng miền, điều tra nghiên cứu lĩnh vực nào có giá trị kinh tế cao để đầu tư phát triển. Xây dựng và tạo ra được nét riêng đặc sắc của từng vùng sẽ phát triển được du lịch để lấy đó làm nguồn thu tái đầu tư. Thực tế, Việt Nam đã nhận thức được điều này tuy nhiên việc thực hiện

vẫn chưa tới, như việc sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ hay quà lưu niệm cho khách nước ngoài chất lượng còn thấp, mẫu mã rập khuôn, chưa đa dạng, sáng tạo.

Tiểu kết chương 3

Thông qua phân tích thực trang công nghiệp văn hóa Việt Nam như trên, bước đầu có thể thấy nước ta đang chập chững hòa nhịp cùng xu thế phát triển công nghiệp văn hóa hết sức sôi nổi của thế giới. Mặc dù chỉ là nước đi sau và còn gặp nhiều hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như khả năng tài chính có giới hạn, nhưng rừ ràng Việt Nam với vốn văn húa dồi dào, là nước rất cú tiềm lực phát triển công nghiệp văn hóa. Bằng những nghiên cứu đã đưa ra ở chương 2, để nắm bắt và có cái nhìn thực tế về một nền công nghiệp văn hóa phát triển lâu đời, được đầu tư bài bản cũng như đã đạt được những thành công nhất định là Nhật Bản;

người viết hi vọng Việt Nam có được cái nhìn thực tế cả về những thành công hay hạn chế của một cường quốc công nghiệp văn hóa châu Á đi trước, có nhiều nét đồng điệu với Việt Nam; từ đó rút ra những bài học phù hợp với bản thân. Cụ thể, chúng ta cần một hành lang phát lý đầy đủ, khuyến khích và tạo điều khiện để công nghiệp văn hóa phát triển. Mỗi ngành công nghiệp văn hóa cần có những chính sách riờng phự hợp với từng ngành. Thờm vào đú, cần xỏc định rừ đõu là thế mạnh, ưu tiên những ngành công nghiệp văn hóa chủ lực, những lĩnh vực công nghiệp văn hóa có thể mang lại tỉ lệ thu hồi vốn cao khi đầu tư, tránh tình trạng đầu tư giản trải, kém hiệu quả. Nhiệm vụ trọng tâm để phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam là cần phải sử dụng tri thức thời đại kết hợp với sáng tạo tri thức mới để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w