Chính sách công nghiệp văn hóa của Chính phủ Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 34 - 38)

7. Cơ cấu của luận văn

2.1. Chính sách công nghiệp văn hóa của Chính phủ Nhật Bản

Có thể thấy, những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Chính phủ Nhật Bản thực sự được chú trọng trong những năm đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, ngay từ những năm 1980, sau một thời kỳ kinh tế tăng trưởng ngoạn mục, nhưng văn hóa lại được coi là chưa có bước phát triển xứng tầm, Chính phủ Nhật Bản đã nhận thấy cần có những chính sách thúc đẩy sự phát triển văn hóa nghệ thuật để xây dựng một nước Nhật xứng đáng là một cường quốc mọi mặt. Năm 1990, Quỹ Hỗ trợ phát triển Văn hóa nghệ thuật được thành lập với hơn 54,1 tỉ Yên của chính phủ và 12,6 tỉ Yên huy động từ phía người dân [48, tr.1]. Quy mô này tiếp tục được duy trì cho đến hiện nay. Theo công bố của Bộ Văn hóa- Giáo dục Nhật Bản, từ năm 1995 đến nay, ngân sách dành cho Cục Văn hóa chiếm khoảng 1,18% ngân sách của Bộ, chiếm 0,094% ngân sách cả nước.

Trên cơ sở những thành tựu thu được từ sự phát triển của một số ngành công nghiệp văn hóa trọng tâm thu được trong những thập niên cuối thế kỷ XX như manga, phim hoạt hình anime, bước sang thế kỷ XXI, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra hàng loạt đối sách thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển đặc biệt bằng những chớnh sỏch cốt lừi như sau:

Trước hết là chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của văn hóa nghệ thuật.

Kể từ năm 2002, Cục Văn hóa Nhật Bản đã bốn lần ban hành “Phương châm cơ bản liên quan đến thúc đẩy phát triển văn hóa nghệ thuật”. Lần thứ nhất vào năm 2002, lần thứ 2 vào năm 2007, lần thứ 3 vào năm 2011, lần thứ 4 vào năm 2015. Trong lần ban hành mới đây nhất vào năm 2015, chính sách này đi đề cập đi sâu vào 5 chiến lược chính: Chiến lược 1: hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật;

Chiến lược 2: Tăng cường nguồn nhân lực cho văn hóa và nghệ thuật và tăng cường chính sách thúc đẩy phát triển văn hóa nghệ thuật ở thế hệ thanh, thiếu niên và trẻ em; Chiến lược 3: đảm bảo sự thừa kế văn hóa nghệ thuật ở thế hệ tiếp theo; Chiến

lược 4: Khuyến khích sự đa dạng văn hóa và sự hiểu biết lẫn nhau trong nước và quốc tế; Chiến lược 5: Thiết lập một hệ thống thúc đẩy phát triển Văn hóa Nghệ thuật.

“Luật liên quan đến xúc tiến hoạt động và bảo hộ sự nghiệp sáng tạo văn hóa giải trí” (2004) cũng là một trong những chính sách thúc đẩy và đảm bảo về mặt pháp lí cho sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa. Mục đích của luật này, đó là nhằm “ Đem lại sự lý giải một cách cơ bản về luật tài sản trí thức”, “ Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy một cách toàn diện và hiệu quả sự bảo hộ, hoạt động, và sự sáng tạo của công nghiệp giải trí, hơn thế nữa đó là sự cống hiến cho sự phát triển toàn diện của kinh tế và đời sống sinh hoạt tinh thần của người dân”. Bộ luật cũng nêu lên trách nhiệm của nhà nước bằng các biện pháp xử lý của cơ quan luật pháp đưa ra giải pháp quản lý sản phẩm văn hóa; Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng, tác giả, và người có quyền sở hữu…Những qui định cơ bản về trách nhiệm của những người thực thi chế tác văn hóa, các đoàn thể công cộng, các địa phương, và chính phủ…Đây được coi là “ Bộ luật cơ bản về tài sản trí tuệ” vì đã đưa ra các qui định về quyền được phép (sao chép, sử dụng), quyền nhãn hiệu, quyền tác giả….

Năm 2007, Nhật Bản công bố “Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp du lịch” (6/2007) nhằm thu hút khách du lịch đến Nhật Bản. Có một thực tế trong nhiều năm qua là lượng khách du lịch đến Nhật Bản thường thấp hơn nhiều so với lượng khách Nhật Bản đi nước ngoài du lịch. Lý do chủ yếu là bởi giá cả hàng hóa tại Nhật Bản khá cao, kèm theo đó là hạn chế về việc sử dụng tiếng Anh tại Nhật Bản. Nhận thức rừ thực trạng ngành cụng nghiệp du lịch, thỏng 6 năm 2007, Nội Các Nhật Bản đã thông qua chiến lược phát triển công nghiệp du lịch hướng tới 5 mục tiêu cụ thể vào năm 2015: (1) Đạt 10 triệu lượt khách du lịch nước ngoài đến thăm Nhật Bản ; (2) Đạt 20 triệu lượt du khách Nhật Bản đi du lịch nước ngoài; (3) Chi tiêu du lịch trong nước đạt 30 tỉ yên; (4) Các tour du lịch trong nước tăng lên 4 ngày đêm; (5) Tăng gấp 5 lần số hội nghị quốc tế. [47, tr.17]

Năm 2007, Bộ Kinh tế và Công nghiệp công bố “Chiến lược Toàn cầu hóa Công nghiệp nội dung số”, trong đó nhấn mạnh đến thị trường điện ảnh quốc tế, thị

trường thương mại điện tử và các lễ hội văn hóa quốc tế nhằm quảng bá thông tin.

Tiếp theo đó, năm 2010, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhât Bản tiếp tục đưa ra “Chiến lược xuất khẩu công nghiệp văn hóa” (công bố ngày 19/8/2010).

Trọng tâm là các nước châu Á đặc biệt là các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Thái Lan, Philipin….Chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng ngoài việc mang lại nguồn doanh thu khổng lồ thì còn xuất phát từ những lý do như thị trường nội địa Nhật Bản đang dần co hẹp lại bởi tình trạng già hóa dân số trong khi tỉ lệ cạnh tranh trong nước là rất cao. Bên cạnh đó, việc mở rộng thị trường công nghiệp văn hóa sang các nước khác cũng là phương thức hữu hiệu để nâng cao tầm ảnh hưởng “sức mạnh mềm” của Nhật Bản. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm công nghiệp văn hóa nhấn mạnh đến các ngành công nghiệp giải trí như: Manga, anime, game, và âm nhạc (J-pop)...và công nghiệp thời trang, đặc biệt là thời trang ứng dụng trong cuộc sống kết hợp với công nghệ cao.

Chiến lược “Cool Japan” (công bố tháng 4/ 2016) như một biểu hiện cho sự trỗi dậy của Nhật Bản với vị thế của một siêu cường văn hoá. “Cool Japan” nỗ lực phổ biến một Nhật Bản quyến rũ, hấp dẫn đến với thế giới, hỗ trợ đắc lực cho chính sách xuất khẩu công nghiệp văn hóa của Nhật Bản.[6, tr.65]

Qua các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa của Nhật Bản có thể thấy nổi lên một số điểm trọng tâm chính sau đây:

Thứ nhất là tăng cường đầu tư nguồn vốn. Có thể thấy, nguồn vốn mà Chính phủ Nhật Bản dành cho văn hóa nghệ thuật luôn luôn ổn định, thậm chí có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2003, lần đầu tiên nguồn vốn này đạt con số 100 tỉ yên. Năm 2004, con số này tăng lên mức 101, 6 tỉ yên. Những năm tiếp sau, mặc dù tình hình kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy giảm song con số này vẫn được duy trì ở mức ổn định, không suy giảm. Đáng chú ý là năm 2014, nguồn vốn này tăng lên mức cao nhất so với các nước trước, đạt 103, 3 tỉ yên.

Con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2015, đạt mức 103,793 tỉ yên; năm 2016 là 103,965 tỉ yên, tăng 172 triệu yên so với năm trước [49, tr.5].

Vốn dành cho công nghiệp văn hóa nằm trong 37,8% ngân sách chi cho xúc tiến văn hóa nghệ thuật. Các chính sách của Nhật Bản còn tạo điều kiện pháp lí cho các nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư kinh doanh thuận lợi trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Hệ thống Ngân hàng Chính sách Nhật Bản đưa ra Chế độ Bảo chứng nợ và Cho vay đối với công nghiệp giải trí. Chính phủ đã ban hành những chính sách đãi ngộ thuế để tạo môi trường đầu tư cho công nghiệp văn hóa.

Thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực: gồm 2 khía cạnh đáng chú ý, trước hết là tăng cường việc đào tạo nguồn nhân lực trong nước thông qua số trường đại học đào tào cán bộ quản lý văn hóa và nghiên cứu chính sách văn hóa tăng lên. Các trường đại học của Nhật Bản cũng nghiên cứu và đưa vào giảng dạy các mô hình quản lý văn hóa của các nước phương Tây. Mặt khác có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài để bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động chất lượng cao trong nước. Điều này được thể hiện rất rừ trong “Chiến lược cửa ngừ Châu Á” được xây dựng trong năm 2010.

Thứ ba là mở rộng thị trường hải ngoại nhằm tăng cường sức tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp văn hóa để phát huy vai trò kinh tế cũng như vai trò quảng bá văn hóa, gia tăng sức mạnh mềm, tạo nên sức mạnh cuốn hút của Nhật Bản ở nước ngoài; đáng chú ý là Châu Á, trong đó có Việt Nam được coi như một trong những trọng điểm của chính sách quảng bá sản phẩm công nghiệp văn hóa, gia tăng ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản trong những năm gần đây.

Thứ tư là tạo mọi điều kiện cho người dân được tiếp xúc và hưởng thụ các sản phẩm công nghiệp văn hóa. Chính phủ Nhật Bản đã cho xây dựng nhiều nhà văn hóa, nhà hát công cộng; đưa ra nhiều quy định miễn phí vé thăm quan bảo tàng;

qui định kênh truyền hình miễn phí… Khuyến khích mọi người dân tham gia hoạt động sáng tạo văn hóa; Hỗ trợ tổ chức các lễ hội văn hóa của địa phương…Hỗ trợ cho các nghệ sĩ và các nhóm biểu diễn nghệ thuật biểu diễn phục vụ trong các nhà dưỡng lão, cho người tàn tật, trẻ em…

Thứ năm là tăng cường việc chống vi phạm bản quyền. Nêu cao trách nhiệm của nhà nước trong các biện pháp xử lý, giải pháp quản lý sản phẩm văn hóa, bảo vệ

quyền lợi hợp pháp của người sử dụng, tác giả, và người có quyền sở hữu … Những qui định cơ bản về trách nhiệm của những người thực thi chế tác văn hóa, các đoàn thể công cộng, các địa phương, và chính phủ…

Có thể thấy, những chính sách phát triển văn hóa cũng như những chính sách lien quan trực tiếp đến phát triển công nghiệp văn hóa của Chính phủ Nhật Bản đã có ảnh hưởng định hướng, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, có trọng tâm của các ngành công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản trong thời gian vừa qua.

2.2. Thực trạng phát triển của nền Công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w