Thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay .1. Nhận thức về công nghiệp văn hóa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 58 - 72)

7. Cơ cấu của luận văn

3.1 Thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay .1. Nhận thức về công nghiệp văn hóa tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam dường như vẫn chưa có một nền công nghiệp văn hoá thực sự, mà chỉ mới dừng lại ở nhận thức cần thiết phải xây dựng một nền công nghiệp văn hoá. Công nghiệp và dịch vụ văn hoá chỉ mới được hình thành gắn với việc chuyển đổi từ cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường từ năm 1986, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới. Năm 2014, Việt Nam vẫn đang xây dựng dự thảo và cho đến nay vẫn đang chờ Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030. Tuy vậy, ngay cả khái niệm công nghiệp văn hoá vẫn còn khá xa lạ với nhiều người, kể cả trong giới lãnh đạo, quản lý và giới doanh nghiệp trong và ngoài lĩnh vực văn hóa

Thực tế thì đến những năm đầu thế kỷ XXI, ở Việt Nam khái niệm và vai trò của công nghiệp văn hoá mới được bàn đến trong một vài công trình nghiên cứu.

Trong công trình Văn hoá, tiếp cận lý luận và thực tiễn, tác giả Nguyễn Tri Nguyên cho rằng công nghiệp văn hoá là một trong những vấn đề của văn hoá đương đại, gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ [17, tr.22]. Tác giả Tô Huy Rứa bàn cụ thể hơn về khái niệm, vai trò của công nghiệp văn hoá. Tác giả đưa ra quan niệm: “Công nghiệp văn hóa là việc tái sản xuất và truyền bá các dịch vụ văn hóa và sản phẩm văn hóa được tạo ra bằng phương thức công nghiệp hóa, tin học hóa, thương phẩm hóa” [21, tr.15-21]. Cơ cấu của công nghiệp văn hóa theo tác giả, nếu xét theo phạm vi ngành nghề, bao gồm: ngành sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ tin tức, vui chơi giải trí, đào tạo văn nghệ sỹ và kinh doanh tác phẩm nghệ thuật, ngành phát hành, xuất bản, ngành phát thanh truyền hình, điện ảnh, video, quảng cáo...Công nghiệp văn hoá là ngành nghề sản xuất các sản phẩm hàng hoá văn hóa

và cung cấp dịch vụ văn hóa, mục đích lợi nhuận xuất phát từ hoạt động kinh tế đặc biệt lấy sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của xã hội.

Trong hội thảo khoa học về chủ đề “Công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-thực trạng và giải pháp” do Viện Văn hóa Nghệ thuật-Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức (8/2009) tại Hà Nội, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh: Công nghiệp văn hóa là các ngành công nghiệp sử dụng các sáng tạo cá nhân, “công nghiệp” và

“sáng tạo” là đặc trưng chủ yếu trong quan niệm về công nghiệp văn hóa.

Sự khác nhau trong quan niệm về cơ cấu các ngành công nghiệp văn hoá giữa các quốc gia, xuất phát từ sự khác nhau trong nhận thức về vai trò của văn hoá trong phát triển và điều kiện cụ thể của các mô hình kinh tế.

Ở Việt Nam, công nghiệp văn hóa chỉ mới ở mức “bán công nghiệp hoá”, chưa khai thác hết tiềm năng tương xứng. Sản phẩm và dịch vụ văn hoá chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú của người dân trong nước, cũng như chưa tạo ra được ưu thế cạnh tranh để vươn ra chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Trên thực tế, ngành sản xuất các sản phẩm văn hoá ở Việt Nam hiện nay mới chỉ là những cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ. Hiện quá trình sản xuất- phân phối- tiêu dùng các sản phẩm văn hoá vẫn chủ yếu do các đơn vị nhà nước đảm nhiệm. Các đơn vị là doanh nghiệp tư nhân chủ yếu tham gia ở khâu lưu thông trên thị trường, tham gia sản xuất còn quá ít, đặc biệt là chưa mang tính chuyên nghiệp.

Hiện tại, nếu xét trong phạm vi các ngành do Nhà nước đang quản lý và đóng vai trò sở hữu, thì cơ cấu ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như: Công nghiệp truyền thông đại chúng; Công nghiệp âm nhạc;

Công nghiệp điện ảnh; Công nghiệp phục vụ nghệ thuật biểu diễn; Công nghiệp mỹ thuật; Công nghiệp dịch vụ vui chơi, giải trí; Hoạt động kinh doanh thương mại các vật tư chuyên ngành văn hóa và các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ văn hóa....[16, tr.22-29]

3.1.2. Thực trạng một số ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay Để có cái nhìn thực tế và đầy đủ hơn về nền công nghiệp văn hóa nước nhà qua hơn chục năm đổi mới, chúng ta cần phần tích cụ thể thực trạng một số ngành văn hóa chủ chốt và Luận văn chỉ tập trung đề cập tới ba lĩnh vực nổi bật chủ yếu

của nền công nghiệp văn hóa Việt Nam: Điện ảnh, Nghệ thuật biểu diễn, và thủ công mỹ nghệ.

3.1.2.1. Ngành Nghệ thuật biểu diễn

Nghệ thuật Biểu diễn ở Việt Nam bao gồm nhiều loại hình khác nhau, trong đó có: Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch nói, Múa rối, Ca, Múa, Nhạc, Xiếc và Kịch hát của các dân tộc anh em. Các loại hình nghệ thuật này chủ yếu nằm ở hai loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống/dân gian và nghệ thuật đương đại.

Đây là ngành phát triển mạnh và xu hướng trở thành một ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam trong thời gian sớm nhất và hiệu quả. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2012 có tất cả 12 đoàn nghệ thuật trung ương, 105 đoàn nghệ thuật địa phương, 15 đoàn nghệ thuật do các Bộ khác quản lý. Tổng số chương trình ca múa nhạc do các đơn vị nghệ thuật Trung ương (chỉ tính riêng các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) năm 2012 là: 118 chương trình mới, 124 tiết mục mới dàn dựng, 180 chương trình, tiết mục sửa chữa nâng cao, riêng về sân khấu có 21 vở diễn sân khấu mới dàn dựng, 08 chương trình, trích đoạn sân khấu mới dàn dựng, 21 vở diễn sân khấu sửa chữa nâng cao.

Thứ nhất, xét về nguồn nhân lực của ngành nghệ thuật biểu diễn: Theo thống kê của Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho thấy, hiện nay, cả nước có 11 đoàn nghệ thuật quốc gia, 41 đoàn nghệ thuật các tỉnh, thành phố và một số đoàn nghệ thuật của các lực lượng vũ trang ngành quân đội và công an nhân dân do Nhà nước thành lập và đầu tư kinh phí. Ngoài ra còn có gần trên 200 ban, nhóm nghệ thuật tư nhân cùng với hơn 150 câu lạc bộ nghệ thuật hoạt động chủ yếu tại các thành phố lớn [2]. Số liệu này có thể dao động ít nhiều do bản chất của các nhóm nghệ thuật này là dễ thành lập song cũng dễ giải thể. Về số lượng đoàn nghệ thuật có giảm đi chủ yếu là ở cấp tỉnh, thành do những áp lực về ngân sách cũng như thị trường khán thính giả bị co hẹp lại nhiều.

Từ thực trạng trên, chúng ta thấy nhiều vấn đề đang đặt ra từ thực tế đối với nguồn nhân lực của ngành Nghệ thuật biểu diễn. Trước tiên, đội ngũ nghệ sỹ, diễn viên còn bộc lộ những hạn chế nhất định, tuổi đời cao, trình độ chuyên môn chưa

đáp ứng được nhu cầu thị trường đòi hỏi. Lực lượng nghệ sỹ trong các đơn vị nghệ thuật công lập có 5.194 diễn viên, song lại chia nhỏ ra cho 11 loại hình nghệ thuật.

Tuổi trung bình là 37 với 38% là nữ giới. Tỉ lệ có trình độ Đại học là 22%, trung cấp chiếm 60% [3, tr.24]. Bên cạnh đó, thiếu hụt đội ngũ sáng tạo do chưa đào tạo kịp lớp trẻ, nên thiếu hụt rất nhiều đạo diễn, nhà biên kịch, quay phim, hóa trang, thiết kế mỹ thuật sân khấu, các diễn viên, dẫn đến tình trạng “nghiệp dư hóa” đội ngũ. Đội ngũ cán bộ, nghệ sỹ của ngành sân khấu hay điện ảnh phải sử dụng cả giới người mẫu, có một chút năng khiếu, đào tạo họ ngay tại thực tiễn, trở thành những diễn viên. Tình trạng diễn viên kịch nói sang đóng phim nhiều cũng phản ánh sự thiếu hụt nhân lực cho điện ảnh, khi mà hai loại hình này có những khác nhau về ngôn ngữ thể hiện.

Đội ngũ cán bộ, nghệ sỹ làm trong các ngành này cũng có sự mất cân đối trong hoạt động đào tạo, bỗi dưỡng, giữa nhu cầu thực tễ và hiệu quả đào tạo…

Trên thực tế, đội ngũ cán bộ làm công tác biên tập, đạo diễn, diễn viên lại được đào tạo nhiều hơn số nhân lực có liên quan tới nền tảng kỹ thuật như ánh sáng, âm thanh, trang phục, đạo cụ...

Các nghệ sỹ đào tạo ở nước ngoài rất hiếm, chủ yếu là do các cá nhân tự lo, không có một chiến lược phát triển nhân lực bậc cao cho ngành nghệ thuật biểu diễn trên cơ sở tiếp thu các tinh hoa nghệ thuật các nước phát triển, thiếu hụt các nhân lực vừa có trình độ cao, vừa có thể có tiếng Anh để giao lưu với các nghệ sĩ nước ngoài.

Hiện nay, đã xuất hiện ở Việt Nam hình thức biểu diễn sân khấu như thời trang, thi hoa hậu. Đây là những hình thức nghệ thuật mới, chủ yếu xuất hiện ở khu vực đô thị, phục vụ nhu cầu giải trí ở khu vực đô thị. Hiện chưa có bất cứ một số liệu thống kê nào về khía cạnh thương mại của những loại hình này. Đây là khu vực năng động về chiều cạnh thương mai, với sự tham gia của các yếu tố nước ngoài, có những công ty tổ chức biểu diễn riêng, có nhiều tiềm lực kinh doanh. Vì là một công nghệ tổ chức nên đã hình thành một chuỗi các sự kiện/hoạt động, từ sáng tạo (nhà thiết kế, đạo diễn, tuyển chọn), đến tổ chức sự kiện (nhà sản xuất, các chuyên

gia về biểu diễn, hoá trang, âm thanh ánh sáng, sân khấu, các cuộc thi…). Việt Nam là nước được đánh giá có tiềm năng trong lĩnh vực thời trang, song chưa có một chiến lược phát triển chúng, bảo đảm các yếu tố nghệ thuật, thương mại và công nghệ.

Thứ hai, về thực trạng vốn đầu tư cho ngành: Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này chiếm chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Các nguồn vồn khác hầu như không có hoặc có cũng chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn trong tổng vốn được đầu tư.

Điều này, một mặt phản ánh sự khó khăn trong lượng vốn đầu tư phát triển ngành.

Mặt khác, phản ánh quá trình kinh doanh các sản phẩm văn hóa của ngành chưa được phát huy đúng tiềm năng, đồng thời đặt ra vấn đề phải tạo ra một hệ thống các giải pháp về cơ chế, chính sách, thể chế trong sự phát triển ngành này thành một ngành công nghiệp văn hóa trong hội nhập quốc tế.

Bảng 3.1: Đầu tư, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng Ngân sách cấp cho các đoàn nghệ thuật Trung Ương

HẠNG MỤC 2007 2008 2009

Số tiền Tỉ

lệ

Số tiền Tỉ

lệ

Số tiền Tỉ

lệ Ngân sách cấp

từ nhà nước

68.266.013.000 84,4 85.285.705.000 91,7 82.544.751.410 83 Ngân sách từ

các hoạt động của đơn vị

12.128.013.000 15 7.469.809.500 8 16.368.200.196 16,5

Ngân sách từ tài trợ:

- Trong nước - Nước ngoài

350.000.000 184.000.000

0,4 0,2

250.000.000 0

0,3 0

200.000.000 285.600.000

0,2 0,3

Khác 0 0 0 0 0 0

Tổng 80.928.026.000 100 93.005.514.500 100 99.398.551.606 100 Nguồn: Cục Nghệ thuật biểu diễn: Số liệu thống kê năm 2010 (Đơn vị: đồng)

Theo bảng thống kê, trong 3 năm nguồn từ ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cuả ngành đều chiếm từ 83% đến gần 92 % tổng vốn đầu tư cho ngành. Số ngân sách từ các nguồn khác (tài trợ, vốn nước ngoài đầu tư) là con số rất khiêm tốn.Vấn đề đặt ra là cần có định hướng phát triển trong hợp tác liên kết giữa các cơ

quan nhà nước và khối tư nhân trong quá trình đầu tư phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, về thị trường và công nghệ biểu diễn: Nghệ thuật biểu diễn đang trong giai đoạn khủng hoảng về chất lượng nghệ thuật khi có những lúng túng về mô hình quản lý các nhà hát công lập và khối tư nhân lại chưa thoát khỏi sức ép của nguồn vốn đầu tư cho sáng tạo. Điều này đặt ra vấn đề xác lập thị trường của các nhà hát là rất khó khăn khi mà nguồn đầu tư của nhà nước không đáng kể và doanh thu từ bán vé vừa ít, lại không có các ngân sách từ tài trợ của các quỹ và các doanh nghiệp. Các nhà hát và đoàn nghệ thuật đều lỗ là chính.

Hệ thống rạp, nhà hát được chia ra thành ba loại. Rạp do đơn vị biểu diễn nghệ thuật quản lý; các rạp, cung văn hoá, Nhà văn hoá do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành phố quản lý và rạp do các Bộ ngành khác quản lý (có sân khấu biểu diễn). Như vậy, cả nước hiện có 169 điểm diễn. Phần lớn các Nhà hát chưa được đầu tư rạp hát biểu diễn chuyên nghiệp cho chính các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp của riêng mình, dẫn đến hiện tượng bị động trong việc tìm địa điểm diễn. Hầu hết trang thiết bị kỹ thuật sân khấu và thiết kế rạp đã trở nên lạc hậu đối với nhu cầu thưởng thức của khán giả hiện nay. Tất cả đều chưa được điện tử hoá, vẫn sử dụng thiết bị cơ học. Các sân khấu ngoài trời đã có những đầu tư từ khu vực tư nhân, của các công ty tổ chức sự kiện hay quảng cáo là chủ yếu. Thiết kế, dàn dựng, thi công và lắp đặt sân khấu ngoài trời là một yếu tố không thể thiếu góp phần vào sự thành công của tổ chức biểu diễn nên đã tạo ra được một thị trường dịch vụ hữu ích cho ngành biểu diễn.

Đi cùng với cơ sở vật chất phải kể đến trang thiết bị. Bởi nó chính là phương tiện để truyền tải nội dung trình diễn như thiết bị âm thanh và ánh sáng, nhạc cụ…

Mặc dù, Nhà nước có chính sách đầu tư, nhưng các đơn vị nghệ thuật vẫn thường xuyên phải đối phó với tình trạng thiết bị âm thanh, ánh sáng thiếu thốn và lạc hậu.

Hiện đã có trang bị cho khu vực nhà nước hoặc được các công ty tư nhân đầu tư, cho thuê lại các trang bị điện tử là các bộ điều khiển âm thanh, ánh sáng điện tử, áp dụng kỹ thuật số. Tuy nhiên, do thiếu nguồn vốn nên 100% các thiết bị hiện nay đang sử dụng ở các đơn vị nghệ thuật là không đồng bộ và hiện đại vì mua từ nhiều

hãng khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau, chất lượng khác nhau... nhưng vẫn phải lắp vào dùng chung, các phụ kiện kèm theo hầu hết là tự chế.

Nhìn chung, cơ sở vật chất của ngành nghệ thuật biểu diễn Việt Nam còn chắp vá, cũ kỹ, lạc hậu, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sáng tạo biểu diễn của nghệ sỹ và sự cảm thụ nghệ thuật của khán giả.

Về mặt công nghệ kỹ thuật, đối với các lĩnh vực âm nhạc, sân khấu, ngoài các sản phẩm là các show diễn trực tiếp còn có các sản phẩm là băng đĩa CD, DVD.

Hệ thống công nghệ này chủ yếu là nhập khẩu thiết bị sản xuất, in sao, nhân bản rồi phát hành trên thị trường.

Về công nghệ tổ chức sản phẩm nghệ thuật, đã xuất hiện ở Việt Nam công nghệ tổ chức sự kiện nghệ thuật theo các kinh nghiệm học hỏi từ các nước phương Tây, từ hình thành ý tưởng, nội dung chương trình, kế hoạch hoá, marketing sản phẩm, gây quỹ và tài trợ, quản lý phòng tránh rủi ro, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, tổ chức sân khấu hoá, đánh giá. Đây là một quy trình tổ chức sản phẩm nghệ thuật một cách khoa học, áp dụng vào quản trị sự kiện nghệ thuật và văn hoá như festival, các cuộc thi thời trang, hoa hậu… Trong thực tiễn, chúng ta đã bắt đầu ứng dụng công nghệ này bởi các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, chủ yếu do khu vực tư nhân đảm nhiệm..

3.1.2.2. Ngành thủ công mỹ nghệ:

Sản phẩm thủ công Việt Nam rất phong phú đa dạng và phần nhiều trong số chúng xuất hiện từ hàng nghìn năm trước. Ta có thể hiểu: “Mặt hàng thủ công là những mặt hàng có quy trình sản xuất thủ công là chủ yếu, được truyền từ đời này qua đời khác, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ và thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của dân tộc” Các sản phẩm thủ công chứa nội dung văn hóa tinh thần kết tinh trong văn hóa vật thể. Hầu hết các sản phẩm thủ công được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời, gắn liền với lịch sử thăng trầm của lịch sử xã hội.

Những sản phẩm này thường phản ánh sâu sắc tư tưởng, tình cảm và quan niệm thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam. Những kỹ năng, kinh nghiệm và sản xuất được đúc rút và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành một nghề tồn tại độc lập. Sản phẩm thủ công thường có tính cá biệt, mang phong cách riêng của mỗi nghệ nhân tài hoa và nét đặc trưng địa phương. Ở mỗi làng nghề, sản phẩm thủ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 58 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w