7. Cơ cấu của luận văn
2.4. Những vấn đề đặt ra đối với các ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản
Nếu như trước kia, nhờ vào việc tiên phong đi đầu cùng vốn văn hóa độc đáo, Nhật Bản đạt được những thành công rực rỡ trong công nghiệp văn hóa thì trong thời đại ngày nay, khi các quốc gia đều nhìn ra tiềm năng và đầu tư vào ngành công nghiệp này thì Nhật Bản lại gặp phải sự cạnh tranh vô cùng gay gắt. Những sản phẩm văn hóa trước kia là độc đáo thì nay lại có nguy cơ bị mờ nhạt trước làn sóng sản phẩm văn hóa đến từ các thị trường khác mới nổi, mới mẻ và cuốn hút hơn. Đây là một thực tế mà Nhật Bản không thể chối bỏ,bởi vậy Nhật Bản cần tìm ra hướng đi mới, cụ thể là chú trọng, nhấn mạnh vào tính sáng tạo dựa trên cơ sở kế thừa những tiềm năng sẵn có, từ đó tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền công nghiệp văn hóa Nhật Bản. Không phát triển một cách lan man và rộng rãi, chú trọng đào
sâu và phát huy những ngành chủ lực, là thế mạnh để tạo dấu ấn của mình đối với thế giới.
Ngoài việc vấp phải những vấn đề cạnh tranh thì công nghiệp văn hóa Nhật Bản nói riêng cũng như ngành công nghiệp văn hóa toàn cầu nói chung còn phải đối mặt với vấn nạn xâm phạm bản quyền, tệ nạn sao chép bất hợp pháp. Ở Nhật Bản, chính phủ đã ban hành luật cấm xâm phạm bản quyền với khung hình phạt rất nặng, tuy nhiên song song với chính sách thúc đẩy xuất khẩu văn hóa thì các sản phẩm công nghiệp văn hóa được xuất khẩu ra ngoài thế giới, đặc biệt là xuất khẩu sang các nước đang phát triển rất khó quản lý và dễ dàng bị sao chế. Việc sao chép bất hợp pháp các sản phẩm văn hóa mỗi năm không những gây là ra tổn thất kinh tế mà trong nhiều trường hợp những sản phẩm bị xuyên tạc sai lệch còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh, uy tín của Nhật Bản. Cho đến nay, đã có những công ước quốc tế bảo vệ bản quyền, tuy nhiên việc triển khai đi vào thực tế của những công ước này gặp không ít khó khăn do đặc thù phức tạp của các sản phẩm văn hóa.
Vấn đề cuối cùng trong khuôn khổ luận văn này, cũng là vấn đề mang tinh sống còn đối với công nghiệp văn hóa Nhật Bản đó là tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng. Đã từ lâu vấn nạn già hóa dân số đã trở thành vấn đề nhức nhối và cấp bách đối với Nhật Bản. Mặc dù chính phủ đã nỗ lực hết sức và tạo mọi điều kiện để cải thiện tình trạng giảm dân số và thiếu hụt trầm trọng lao động ở Nhật Bản nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được lối thoát cho vấn đề này. Để bù lại lượng lao động bị thiếu hụt, gần đây, Nhật Bản mở cửa trào đón nguồn lao động giá rẻ đến từ các nước đang phát triển, tuy nhiên đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Đặc biệt đối với ngành công nghiệp văn hóa gắn liền với đặc trưng dân tộc thì khó lòng thay thế được những lao động bản địa bằng lao động nước ngoài. Nếu như không tìm ra các biện pháp hiệu quả để giải quyết nguồn nhân lực văn hóa, Nhật Bản chắc chắn gặp phải những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển nền công nghiệp văn hóa trong nước cũng như mở rộng thị trường nước ngoài. Như vậy để đạt được mục tiêu trở thành một cường quốc công nghiệp văn hóa đối với Nhật Bản quả là còn không ít khó khăn. Bên cạnh một số khó khăn, thách thức kể trên, nên công nghiệp văn hóa Nhật Bản còn vấp phải những khó khăn về cải cách cơ cấu thị trường trong nước, khai phá những lĩnh vực mới, sự cạnh tranh của thị trường mới nổi, ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vài năm gần đây trong quá trình phát triển.
Tiểu kết chương 2
Tại Nhật Bản lĩnh vực công nghiệp văn hóa, đặc biệt là các ngành công nghiệp nội dung số được xem là động lực, chỉ số phát triển kinh tế quốc gia. Chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa đã trở thành nhận thức chung của chính phủ Nhật Bản. Lý do là bởi công nghiệp văn hóa không những mang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn gián tiếp tác động đến nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ, mang lại lợi ích kinh tế bền vững cho nền kinh tế Nhật Bản. Ngoài những lợi ích về kinh tế, công nghệp văn hóa còn là “quyền lực mềm” hữu hiệu quảng bá hình ảnh Nhật Bản một cách chủ động ra nước ngoài. Hình ảnh một “Cool Japan”
hoàn toàn mới, cuốn hút, thân thiện và xinh đẹp thay vì một Nhật Bản quân phiệt trong quá khứ. “Quyền lực mềm” không những mở ra những quyền lợi về chính trị, ngoại giao mà còn thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp văn hóa Nhật Bản ra nước ngoài, góp phần giúp nền kinh tế Nhật Bản phục hồi và tăng trưởng. Mặc dùy vậy, trong những năm gần đây, có thể thấy các ngành công nghiệp văn hóa tại Nhật Bản đang dần chững lại do vấp phải sự cạnh tranh từ nhiều cường quốc công nghiệp văn hóa trên thế giới cũng như sự xuất hiện của những quốc gia đang phát triển khác. Nhiều vấn đề như bản quyền tác giả hay sự sụt giảm mạnh về dân số cũng đang là những yếu tố ảnh hưởng trầm trọng đến nền công nghiệp văn hóa nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nước này nói chung. Trên cơ sở nghiên cứu những thành công cũng như vấn đề còn đang cần tháo gỡ của một cường quốc công nghiệp văn hóa đi trước như Nhật Bản; luận văn trên cơ sở đó sẽ đưa ra những đề xuất, bài học, giải pháp cho các ngành công nghiệp văn hóa nước ta trong thời gian tới nhằm phát huy hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội của các ngành này, đóng góp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chương 3
PHÁT TRIỂN CễNG NGHIỆP VĂN HểA Ở VIỆT NAM VÀ GỢI í GIẢI PHÁP TỪ KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN
3.1 Thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay