7. Cơ cấu của luận văn
1.5. Xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa trên thế giới
Thứ nhất, phát triển công nghiệp văn hóa với tư cách là một trong những lĩnh vực kinh tế trọng tâm ngày càng trở thành xu hướng phổ biến đối với các nước trên thế giới. Với tính chất là một lĩnh vực trong nền kinh tế sáng tạo mà cả thế giới đang hướng đến, công nghiệp văn hóa là một lĩnh vực công nghiệp tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Nhận thức được điều này, ngày càng có nhiều nước xây dựng các chiến lược và đường lối chỉ đạo mới về công nghiệp văn hóa, nhằm mục tiêu cải thiện mức độ cạnh tranh của nước mình trên thị trường thế giới. Theo báo cáo về Kinh tế Sáng tạo năm 2010 của UNCTAD - Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp
Quốc, xuất khẩu toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ sáng tạo từ các nước đang phát triển ước tính tăng hai lần trong thời gian từ 2002 đến 2008. Tổng giá trị xuất khẩu về hàng hóa và dịch vụ sáng tạo (công nghiệp văn hóa) đạt 592 tỉ USD vào năm 2008, và tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong thời gian 6 năm (2002- 2008) đạt trung bình 14%. Ở khu vực Châu Á, các ngành công nghiệp văn hóa đã được định vị như một lĩnh vực kinh tế chủ chốt, tạo ra ưu thế cạnh tranh tổng thể và thúc đẩy sự đổi mới, cũng như tạo sự cân bằng và đa dạng hơn cho nền kinh tế.
Tại Châu Âu, ngay từ những năm 1990, chính phủ Anh đã nhận thức và xác định rừ đường lối văn húa của mỡnh, trong đú nhấn manh tới ý nghĩa kinh tế của ngành công nghiệp văn hóa, coi công nghiệp văn như là một nguồn tạo việc làm mới và sự tăng trưởng kinh tế. Cho đến nay, những ngành sản xuất nội dung sử dụng công nghệ là ngành công nghiệp tăng trưởng đặc biệt trong nền kinh tế sáng tạo ở Anh. Tại Pháp, công nghiệp văn hóa, đặc biệt là xuất khẩu văn hóa được coi như phương tiện để duy trì và gia tăng ảnh hưởng của Pháp. Vì thế công nghiệp văn hóa có được sự tài trợ tương đối mạnh mẽ từ phía nhà nước. Năm 2015, doanh thu từ công nghiệp văn hóa của Pháp đạt hơn 74 nghìn tỉ EUROS [41], đóng góp cho GDP ước tính khoảng 3%.
Trong khu vực Châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc đang tăng cường đầu tư cho lĩnh này, coi nó không chỉ là nơi đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế mà còn như phương tiện để gia tăng ảnh hưởng văn hóa, ảnh hưởng sức mạnh mềm ra thế giới. Từ năm 2000, Trung Quốc đã coi công nghiệp văn hóa như một ngành công nghiệp then chốt trong bối cảnh kinh tế tri thức, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển tổng thể, nhằm đưa nền kinh tế cất cánh. Để thúc đẩy ngành công nghiệp này, từ năm 2007 đầu tư công cho văn hóa ở Trung Quốc đã tăng 23%
hàng năm. Lợi nhuận của ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc so với doanh thu nhìn chung đạt trên dưới 40% và tỉ lệ đóng góp cho GDP cũng có xu hướng tăng, đạt khoảng 3%. Công nghiệp văn hóa Nhật Bản năm 2015 đạt mức doanh thu khoảng 45 nghìn tỉ yên, chiếm 7% GDP hàng năm.
Thứ hai, xu hướng phân cực trên phạm vi toàn cầu giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp văn hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế gia tăng, một số quốc gia trên thế giới và khu vực do sớm chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa nên đã có lợi thế phát triển, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường sản phẩm công nghiệp văn hóa. Hơn thế nữa, thực tiễn phát triển cho thấy, công nghiệp văn hóa của các nước đi trước đều ngày một thể hiện tính hướng ngoại. Đó là việc lấy mục tiêu tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài là trọng tâm. Chính vì vậy, áp lực cạnh tranh đối với các nước chậm phát triển trong lĩnh vực này ngày một gia tang. Ví dụ:
sự nổi trội của các ngành công nghiệp văn hóa Mỹ với sự áp đảo trên thị trường điện ảnh, công nghiệp giải trí; sự nổi trội của ngành công nghiệp ghi âm của Anh Quốc, tổ chức sự kiện của Tây Ban Nha, Úc, Anh quốc, bảo tàng của Pháp; sự phổ biến và áp đảo tại các nước Đông Bắc Á của điện ảnh, âm nhạc Hàn Quốc, truyện tranh manga, phim hoạt hình anime của Nhật Bản, game, phim dã sử Trung Quốc…
Thực trạng này nổi lên vấn đề rất đang quan tâm. Đó là hình thành những nước thuộc trung tâm sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa và phần còn lại trở thành thị trưởng tiêu thụ văn hóa. Các nước thuộc trung tâm sản xuất sẽ có nhiều ưu thế và điều kiện thuận lợi để tiêu thụ hàng hóa do mình sản xuất và qua đó quảng bá giá trị văn hóa của đất nước ra hải ngoại tạo nên cái gọi là sức mạnh mềm văn hóa. Trong khi đó, các nước tiêu thụ do công nghiệp văn hóa trong nước yếu kém sẽ không chỉ đánh mất thị trường mà còn là nơi cho các làn song văn hóa ngoại quốc hoành hành.
Những quốc gia này nếu không nhanh chóng đặt công nghiệp văn hóa vào trọng tâm chính sách phát triển sẽ đối mặt với nguy cơ bị “xâm lăng văn hóa”. Ở một khía cạnh nào đó, hiện tường “Hàn lưu”, “Nhật lưu”, “Hoa lưu” (làn sóng văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) trong thời gian vừa qua tại các quốc gia Châu Á là những biểu hiện như vậy.
Thứ ba, xu hướng liên kết quốc tế đang hình thành. Để nhanh chóng tạo dựng cơ sở vật chất và công nghệ, kinh nghiệm, nhiều quốc gia đang có xu hướng liên kết với các nước khác để đẩy nhanh trình độ phát triển và sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp văn hóa trong nước. Ví dụ, thị trường ngành công nghiệp sáng tạo tại
Singapore, với 7000 công ty đa quốc gia đang đặt trụ sở tại Singapore, các công ty thiết kế, quảng cáo, truyền thông ở Singapore mỗi năm thực hiện hàng triệu hợp đồng quảng cáo, thiết kế cho các công ty đa quốc gia này và các chi nhánh của họ ở nhiều nước trong khu vực. Thị trường sáng tạo ở Singapore đang phát triển mạnh mẽ và sôi động, vì vậy, có vô số cơ hội học tập, làm việc trong ngành nghệ thuật, thiết kế và truyền thông mới. Trên cơ sở đó, Singapore có thể khắc phục được sự hạn chế về dân số, tận dụng được tiểm năng sang tạo và công nghệ thế giới để tạo nên sức mạnh nội lực cho công nghiệp văn hóa.
Thứ tư, lấy các ngành công nghiệp nội dung số (content industries) làm trọng tâm. Đây là lĩnh vực phát triển trọng tâm của thế kỷ XXI. Do sự phát triển mạnh cơ sở hạ tầng thông tin với mạng băng thông rộng và cáp quang cũng như sự phát triển của rất nhiều các phần mềm tiện ích ứng dụng 3D cho làm phim, thiết kế đồ họa, thời trang, kiến trúc mà lĩnh vực này ngày một có nhiều lợi thế cả về mặt sang tạo, sản xuất, lưu thong trên phạm vi toàn cầu. Đây là lĩnh vực mang tính sang tạo cao, các nước đi sau nếu có chính sách phát triển dung đắn sẽ có nhiều cơ hội để tạo nên sức bật vượt trội. Bên cạnh đó, để các ngành công nghiệp nội dung số phát triển được, các nước có xu hướng phát triển hệ thống công nghiệp phụ trợ đi kèm một sản phẩm, tạo nên những hiệu ứng “dây chuyền” để gia tăng lợi nhuận. Ví dụ, hình tượng chuột Mikey, mèo Kitty… luôn đi kèm với các loại đồ chơi, truyện tranh, búp bê… và hệ thống phân phối.
Tóm lại, công nghiệp văn hóa ngày càng trở thành xu hướng phát triển kinh tế chủ đạo ở nhiều nước trên thế giới. Một điều khiến các nhà đầu tư hết sức quan tâm khi nghiên cứu, tìm kiếm thị trường phát triển công nghiệp văn hóa của mình ra nước ngoài là vấn đề thông tin môi trường xuất khẩu. Càng có nhiều thông tin về môi trường xuất khẩu chiến lược thì cơ hội thành công của nhà đầu tư ở thị trường đó càng cao. Những yếu tố quan trọng trong khuôn khổ thông tin môi trường xuất khẩu nước ngoài được các nhà đầu quan tâm đến nhiều là: chính trị, tiền năng thị trường, kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý [43]. Để công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế trụ cột đòi hỏi rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như nhận
thức phát triển, sức mạnh tài chính, sự phát triển về mặt khoa học công nghệ và hệ thống thể chế, cơ cấu chính sách đi cùng nhằm hiện thực hóa chiến lược đó.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận văn đã tìm hiểu cơ bản và khái quát về các ngành công nghiệp văn hóa bao gồm khái niệm các ngành công nghiệp văn hóa, quy trình sáng tạo và phân phối, đặc điểm cũng như vai trò của ngành công nghiệp văn hóa đối với phát triển kinh tế và phát triển văn hóa xã hội. Mặc dù khái niệm về công nghiệp văn hóa cho đến nay còn chưa thống nhất, có nhiều cách gọi, nhiều quan niệm khác nhau ở mỗi quốc gia hay mỗi tổ chức quốc tế, nhưng đều có thế nhận thấy những khái niệm này đều gặp nhau ở những điểm chung khi nhấn mạnh đến yếu tố sáng tạo, sản xuất, và phân phối các sản phẩm văn hóa. Từ đó, có thể khẳng định các ngành công nghiệp văn hóa có sự gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa và kinh tế, giữa văn hóa và công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, dù mỗi ngành công nghiệp văn hóa đều có phương thức sản xuất và tiêu thụ riêng nhưng nhìn chung chúng đều tuân theo quy trình bao gồm các công đoạn từ phát triển ý tưởng về sản phẩm, sáng tạo và sản xuất sản phẩm đến phân phối, tiêu thụ, bảo quản các sản phẩm văn hóa. Cùng với sự phát triển và ứng dụng các thành tự khoa học công nghệ, các hoạt động từ sản xuất đến phân phối, kinh doanh các sản phẩm văn hóa đều có những phương thức hết sức mới mẻ và đa dạng.
Về vai trò, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp cho phát triển kinh tế, thể hiện ở việc tạo thu nhập và việc làm, khai thác các giá trị phi vật thể để tạo thành sản phẩm dịch vụ có giá trị kinh tế-xã hội và tạo ra các nội dung, ý tưởng, tri thức, góp phần phát triển kinh tế tri thức. Về văn hóa-xã hội, các ngành công nghiệp văn hóa góp phần đổi mới phương thức quản lý văn hóa, tăng cường khả năng tiếp cận văn hóa của người dân và hỗ trợ việc giữ gìn phát huy bản sác dân tộc, bảo vệ đa dạng văn hóa trên toàn cầu. Tuy mỗi nước có chính sách phát triển các ngành
công nghiệp văn hóa khác nhau nhưng tựu chung lại đều có xu hướng xuất khẩu và phổ biến các sản phẩm công nghiệp văn hóa ra toàn cầu. Mỗi nước đều chú trọng đến các lĩnh vực công nghiệp văn hóa mũi nhọn và tập trung đầu tư, thúc đẩy các lĩnh vực này.
Chương 2
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CễNG NGHIỆP VĂN HểA Ở NHẬT BẢN