Vai trò của công nghiệp văn hóa đối với phát triển kinh tế Nhật Bản Từ những phân tích trên cho thấy, công nghiệp văn hóa đang chiếm một vị trí

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 49 - 55)

7. Cơ cấu của luận văn

2.3. Vai trò của công nghiệp văn hóa đối với phát triển kinh tế Nhật Bản Từ những phân tích trên cho thấy, công nghiệp văn hóa đang chiếm một vị trí

quan trọng trong nền kinh tế của Nhật Bản. Đối với Nhật Bản, công nghiệp văn hóa, đặc biệt là công nghiệp nội dung số được coi là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hàng đầu. Thực tế đã chứng minh công nghiệp văn hóa không chỉ tác động trực tiếp mà còn có thể định lượng được đối với nền kinh tế của một nước và Nhật Bản cũng không phải ngoại lệ.

Trước hết, công nghiệp văn hóa của Nhật Bản góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng GDP của quốc gia và có những đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân cũng như tăng trưởng kinh tế. Theo kết quả điều tra thì “hàng năm doanh thu ròng của ngành công nghiệp này chiếm khoảng 7% doanh thu nền kinh tế”. Số liệu của Ngân hàng Nhật Bản cho thấy trong khi “Tổng xuất khẩu của Nhật Bản từ năm 1997 - 2006 tăng khoảng 1,7 lần, xuất khẩu sản phẩm văn hóa tăng hơn 3 lần. Riêng xuất khẩu phim hoạt hình sang Mỹ tăng gấp 3 lần so với xuất khẩu các sản phẩm thép”. Đó thật sự là những thành tựu quan trọng của công nghiệp văn hóa Nhật Bản trong bối cảnh nền kinh tế và chính trị của nước này trải qua khủng hoảng, trì trệ kéo dài (đặc biệt là thập kỷ 90 của thế kỷ XX). Bên cạnh đó, công nghiệp văn hóa cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất (và xuất khẩu) khác do hiệu ứng mềm có được thông qua tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp văn hóa. Từ việc ngưỡng mộ, yêu mến đất nước và con người Nhật Bản mà người tiêu dùng tìm đến các sản phẩm hàng hóa khác của nước này.

Trên thực tế, những sản phẩm văn hóa như truyện tranh manga, phim hoạt hình anime, trò chơi điện tử, âm nhạc… của Nhật Bản được tiêu thụ rộng khắp trên thế giới. Trong hơn hai thập niên “mất mát” vừa qua của nền kinh tế Nhật Bản, các ngành công nghiệp văn hóa của quốc gia này vẫn tăng trưởng khá đều đặn. Một ví dụ cho thấy từ năm 2004 - 2006, tổng kim ngạch của riêng ngành công nghiệp nội dung số tăng 5,4% từ 13,3 nghìn tỉ Yên lên 14 nghìn tỉ Yên. Chỉ riêng doanh số bản quyền ngoài nước liên quan tới Manga và Anime đã lên tới 3nghìn tỉ Yên (khoảng 26 tỉ USD) năm 2005. Cũng trong năm này, doanh thu vé và DVD của phim hoạt

hình lên tới 5,2 tỉ USD trên toàn thế giới. Cụ thể hơn, riêng doanh thu từ phim hoạt hình Pokemon và các sản phẩm liên quan tại thị trường nước ngoài (từ năm 2004 - 2006) đạt 208.400.000 USD. Chính sự phát triển và nguồn lợi nhuận lớn của công nghiệp văn hóa trong nhiều thập kỷ qua mà Chính phủ Nhật Bản đề xuất ý tưởng

“xuất khẩu văn hóa Nhật Bản” ra nước ngoài và trở thành một trong những chiến lược phát triển đất nước trong thời đại mới - thời đại toàn cầu hóa. Ý tưởng đó đã được hiện thực hóa khi Bộ Kinh tế, Công nghiệp, Thương mại Nhật Bản xây dựng Phòng "Ấn tượng Nhật Bản” (Cool Japan) nhằm phát triển ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản ra nước ngoài. Hơn nữa, đối với các thị trường mới nổi, nhiều tiềm năng như Trung Quốc chẳng hạn, Chính phủ Nhật Bản tiến hành điều tra và mở các Phòng "Ấn tượng Nhật Bản” tại những địa phương quan trọng, đồng thời hỗ trợ các cụng ty văn húa Nhật Bản muốn thõm nhập vào thị trường này. Nhận rừ vai trũ của công nghiệp văn hóa, Chính phủ Nhật Bản coi việc phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ngoài là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển đất nước. Qua đó, mục tiêu của ngành công nghiệp nội dung số ở thị trường nước ngoài từ 700 tỉ Yên (năm 2007) lên 2 nghìn 300 tỉ Yên (năm 2020). Các lĩnh vực thời trang, ẩm thực, du lịch tăng lên 57.000 tỉ Yên (khoảng 670 tỉ USD) trong thời gian tương tự.

Một điểm nữa cần nhấn mạnh đó là công nghiệp văn hóa với vai trò được xem là động lực, chỉ số phát triển kinh tế quốc gia. Từ những năm cuối thế kỷ XX, đặc biệt từ đầu thế kỷ XXI đến nay, chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa trở thành nhận thức chung của Chính phủ Nhật Bản. Nguyên do là tỉ trọng công nghiệp văn hóa trong hệ thống kinh tế quốc gia đã được nâng lên với tốc độ nhanh chóng và nó đang trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp trụ cột trong nền kinh tế. Hơn nữa, sản phẩm của công nghiệp văn hóa là kết quả của sự kết tinh giữa công nghệ cao và sáng tạo văn hóa nên các sản phẩm văn hóa được sản xuất với khối lượng lớn và ngày càng đa dạng. Một mặt, ngành công nghiệp văn hóa tạo nên những giá trị văn hóa mới làm cho đời sống tinh thần của người dân ngày càng phong phú, mặt khác tạo nên một thị trường tiêu thụ rộng lớn với tất cả những phương thức quản lý, kinh doanh của một ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, công nghiệp văn hóa còn là việc khai thác và sử dụng hiệu quả tính sáng tạo, kỹ

năng sở hữu trí tuệ, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ có nội dung văn hóa.

Ngành du lịch của Nhật Bản, một lĩnh vực quan trọng trong công nghiệp văn húa cho thấy rừ nhận định trờn. Từ lõu, ngành du lịch Nhật Bản thực hiện khẩu hiệu “du lịch kiến thiết đất nước” cho thấy vai trò kích thích nền kinh tế và là phương thức hữu hiệu nhất để thu ngoại tệ. Tại Nhật Bản, ngành du lịch đã nhanh chóng thu được nguồn ngoại tệ khổng lồ, đóng vai trò to lớn trong công cuộc khôi phục lại đất nước sau Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi các ngành chủ chốt khác như ngành công nghiệp chế tạo phát triển thực sự. Từ thành công của du lịch, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục đưa các lĩnh vực khác thuộc công nghiệp văn hóa dần trở thành các ngành mũi nhọn nhằm tạo ra xung lực mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Thực tế chứng minh rằng, khi nền kinh tế Nhật Bản trì trệ kéo dài thì nhiều lĩnh vực của công nghiệp văn hóa trở thành động lực, nguồn sức mạnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại thị trường trong nước và quốc tế. Thậm chí, ngành in ấn xuất bản là ngành kinh doanh mang tính chuyên môn nhằm phổ biến kiến thức, trí tuệ, thông tin bằng chữ viết cũng được Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài bằng việc chuyển giao kỹ thuật in hiện đại và việc tăng cường xuất khẩu đem lại ngoại tệ trong một số trường hợp.

Công nghiệp văn hóa còn có vai trò mở ra cơ hội, tạo việc làm và đem lại sự giàu có cho cá nhân và xã hội. Một khi công nghiệp văn hóa trở thành mũi nhọn hay một trong những ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế thì lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào các lĩnh vực của ngành này là rất lớn.

Quả vậy, lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa của Nhật Bản năm 2004 là khoảng 2.150.000 người, năm 2010 lên tới khoảng hơn 3.000.000 người thu hút từ 5% - 7% nhân công lao động toàn quốc. Chỉ tính riêng nhân công lao động trong ngành công nghiệp nội dung số là 310.000 người (năm 2007), dự báo sẽ tăng lên hơn 500.000 người (năm 2020). Đặc biệt, trong các lĩnh vực thời trang, ẩm thực và du lịch tăng thêm 500.000 người (năm 2020).

Không chỉ vậy, công nghiệp văn hóa còn gián tiếp tạo ra việc làm thông qua sự phát triển đồng hành với ngành công nghiệp khác trong quá trình sản xuất sản phẩm văn hóa. Bên cạnh đó, công nghiệp văn hóa còn hỗ trợ phát triển kinh tế

địa phương thông qua việc thu đẩy sản xuất các sản phẩm văn hóa của địa phương, thúc đẩy kinh tế thị trường nói chung, kinh tế địa phương nói riêng phát triển hơn nữa. Chính sự hỗ trợ phát triển như thế tất đòi hỏi gia tăng lực lượng lao động, tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều người.

2.3.1. Vai trò của công nghiệp văn hóa trong việc ứng biến với xu hướng toàn cầu hóa

Trong xu hướng toàn cầu hóa những năm 1990, sự sụp đổ của bong bóng kinh tế đã làm thay đổi diện mạo của kinh tế và xã hội Nhật Bản. Sự khác biệt giữa thủ đô Tokyo và các thành phố khác ngày càng rộng, Tokyo trở thành nơi ươm mầm cho những công việc đòi hỏi chuyên môn cao như kế toán, tài chính, dịch vụ thông tin và quản lý (Kakiuchi, 2013b) [35, tr.98-111]. Ngược lại, các thành phố khác tập trung đào tạo nên nguồn nhân lực cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, dẫn tới việc các nguồn nhân lực này bị hạn chế trong việc phát triển văn hóa địa phương, bản sắc và gắn kết xã hội. Các thành phố địa phương nhỏ mất dần chỗ đứng như một mạng lưới của sản xuất công nghiệp, do sự dịch chuyển của sản xuất công nghiệp sang các quốc gia có chi phí rẻ hơn.

Những thành phố này phải đối mặt giải quyết vấn đề then chốt là làm sao đảm bảo được việc làm và duy trì sức sống của thành phố theo những cách rất khác so với các thời kỳ trước. Và công nghiệp văn hóa của Nhật Bản đã trở thành lời giải đáp cho câu hỏi này. Ý niệm về thành phố sáng tạo văn hóa được giới thiệu tại Nhật Bản như một công cụ quy hoạch đô thị (Landry, 2000) [39, tr.55], và như một cổng trung tâm cho lực lượng sáng tạo (Florida, 2002) [30, tr.32].

Trong tiến trình thay đổi nhanh về xã hội và toàn cầu hóa, ý niệm cải tiến cơ cấu kinh tế và bản sắc văn hóa độc đáo có thể song hành cùng tương hỗ phát triển, điều này giúp công nghệ văn hóa có môi trường phát triển mạnh mẽ. Mặc dù mâu thuẫn với lập luận thông thường rằng các thành phố có cơ sở hạ tầng giao thông tốt và tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể thu hút lực lượng lao động và phát triển, những người ủng hộ phát triển công nghiệp văn hóa cho rằng trong hiện tại và tương lại, những thành phố có thể thu hút những người sáng tạo sẽ phát triển và thu hút các nghành công nghiệp, doanh nghiệp, nhà

đầu tư. Các ngành công nghiệp văn hóa được kỳ vọng sản sinh ra giá trị thặng dư và giúp thịnh vượng nền kinh tế. Ở các nơi khác, Châu Âu là một ví dụ điển hình thành công trong việc phát triển mô hình phát triển dựa trên nền tảng là công nghiệp sáng tạo và văn hóa (Unesco-uis, 2012) [44, tr.34]. Như vây, công nghiệp văn hóa sẽ một lần nữa tái sinh và mở ra hướng phát triển mới bền vững hơn cho những thành phố công nghiệp, kể cả những thành phố hạn chế về tài nguyên tự nhiên.

2.3.2. Vai trò của công nghiệp văn hóa trong xuất nhập khẩu

Một khía cạnh quan trọng mà ngành công nghiệp văn hóa tác động tới là xuất khẩu. Tại Anh, khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ được đóng góp bởi các ngành công nghiệp văn hóa (DCMS 2011). Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của công nghiệp văn hóa trong kinh tế Anh.

Tại Nhật Bản, với một số biến động do môi trường quốc tế và trong nước, cán cân thương mại thể hiện tích cực trong suốt ba thập kỷ trước khi bị ảnh hưởng bởi trận động đất Tohoku và thảm họa hạt nhân năm 2011 (thảm họa kép), khiến ngành điện hạt nhân phải đình chỉ buộc Nhật Bản phải tăng nhập khẩu nguyên liệu hóa thạch. Xuất khẩu dịch vụ giữ mức 13-15% trong suốt thập kỷ trước, nhập khẩu dịch vụ thì ở mức 17-18%. Các mặt hàng xuất khẩu như "hóa chất", "máy móc",

"thiết bị điện", "nguyên vật liệu" và "thiết bị vận tải" vẫn đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu (khoảng 80% năm 2012). Trong khi ngành dệt sợi và vải chỉ chiếm khoảng 1%.

Trong các ngành dịch vụ xuất khẩu, “vận tải”, “tiền bản quyền và phí giấy phép”, “các dịch vụ kinh doanh khác” và “du lịch” đóng góp hơn 80%

tổng kim ngạch năm 2012. Đáng chú ý, dịch vụ “tiền bản quyền và phí giấy phép” đã tăng vọt trong thập kỷ này. Việc liên tục sản xuất tại nước ngoài của các công ty Nhật Bản đã giúp tăng nguồn thu từ tiền bản quyền và phí giấy phép, góp phần cải thiện cán cân thương mại trong những năm vừa qua. Các

dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí chỉ chiếm 0,1% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tại Nhật Bản.

2.3.3. Hiệu quả kinh tế của các ngành công nghiệp văn hóa trên khía cạnh giá trị gia tăng và thị trường lao động

Theo số liệu của METI [40], tại Nhật Bản, số lượng nhân công trong các ngành công nghiệp văn hóa đạt 4,2% tổng số nhân công, chiếm 3,3% doanh số bán hàng, và 5,3% giá trị gia tăng (bảng 3). Giá trị gia tăng trung bình mỗi nhân công ngành công nghiệp văn hóa đạt 6,282 triệu Yên, trong khi của các ngành khác chỉ đạt 4,982 triệu Yên. Điều này khẳng định rằng các ngành công nghiêp văn hóa tạo ra nhiều việc làm hơn, và các ngành công nghiệp văn hóa dịch vụ nói riêng đã tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn trên doanh số.

Bảng 2.2: Giá trị gia tăng và số lượng nhân công

Các ngành công nghiệp

Giá trị gia tăng trên nhân

công (đơn vị: nghìn

Yên)

Nhân công (% trên tổng sổ)

Giá trị bán hàng (doanh thu) (đơn vị: triệu Yên)

(% trên tổng số)

Giá trị đống góp (Đơn vị: Tỉ Yên) (% trên tổng số)

Tất cả các ngành 5,032 48,761,693 1,336,872,217 245,355

Công nghiệp văn hóa 6,282 2,053,217 (4.2%) 44,134,549 (3.3%) 12,898 (5.3%) Các ngành công nghiệp

sản xuất

6,071 9,305,701 343,326,819 56,498

Các ngành công nghiệp văn hóa sản xuất

5,522 456,407 (4.9%) 6,070,201 (1.8%) 2,521 (4.5%)

Các ngành công nghiệp dịch vụ

4,830 35,660,977 905,589,213 172,237

Các ngành công nghiệp văn hóa dịch vụ

6,499 1,596,810 (4.5%) 38,064,348 (4.2%) 10,378,110 (6.0%)

Nguồn: GRIPS Discussion Paper 2014 -“Creative industries: Reality and potential in Japan

Biểu đồ 2.4: Trung bình giá trị đóng góp trên từng nhân công trong các ngành công nghiệp

Nguồn: GRIPS Discussion Paper 2014 -“Creative industries: Reality and potential in Japan

Biểu đồ 2.4. cho thấy giá trị gia tăng trên nhân công trong từng ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp văn hóa nằm phía trên các ngành khác, chỉ theo sau các ngành điện tử, công nghệ thông tin và tài chính. Do đó, mặc dù chỉ đóng góp một phần nhỏ vào kinh tế Nhật Bản nhưng công nghiệp văn hóa lại tạo ra giá trị mạnh khi so sánh bình quân với tất cả các ngành khác.

2.4. Những vấn đề đặt ra đối với các ngành công nghiệp văn hóa Nhật

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w