Một số nét về tình hình GD&ĐT của tỉnh Thanh Hóa những năm qua

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục huyện nga sơn năm 2015 2016 (Trang 45 - 48)

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng Bộ lần thứ XVI, Giáo dục Thanh Hóa đã đạt nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực: về quy mô mạng lưới trường, lớp;

về chất lượng giáo dục; về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD; về tăng cường cơ sở vật chất, trạng thiết bị dạy học; về xã hội hóa giáo dục và các điều kiện phục vụ cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục.

Trên toàn tỉnh, quy mô mạng lưới trường, lớp được ổn định và phát triển. Năm học 2010 - 2011, khối giáo dục có 2.164 trường, tăng 4 trường so với năm học 2009 - 2010 (Mầm non tăng 1 trường, Tiểu học: 2, THPT: 1), trong đó có: 653 trường Mầm non; 725 trường Tiểu học, 05 trường phổ thông cấp 1 - 2, 648 trường THCS, 104 trường THPT; 28 TTGDTX cấp huyện, 637 TTHTCĐ, 01 Trung tâm khoa học tổng hợp và hướng nghiệp dạy nghề tỉnh.

Mạng lưới các trường chuyên nghiệp trên địa bàn gồm: 4 trường Đại học (thành lập mới trường Đại học Văn hóa - Thể thao và Du lịch); 3 trường Cao đẳng; 1 trường Chính trị tỉnh; 13 trường Trung cấp chuyên nghiệp (trong đó có 9 trường tư thục) và 92 cơ sở đào tạo nghề, trong đó 47 cơ sở dạy nghề công lập, 45 cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Tổng số học sinh: 748.192 học sinh (trong đó, Mầm non: 162.273 trẻ, Tiểu học: 243.891 hs, THCS:

194.430 hs, THPT: 132.298 hs, GDTX: 15.300. So với năm học 2009 - 2010 Mầm non tăng 9.913 cháu, phổ thông giảm 21.700 hs.

Đội ngũ giáo viên, CBQL của ngành học Mầm non, Phổ thông, TTGDTX - DN là 57.018 người, trong đó: GDMN có 13.469 người. GDTH có 17.360 người, THCS có 18.481 người, THPT có 6.727 người, TTGDTX – DN cấp huyện có 829 người. Có 2 cán bộ, giáo viên là anh hùng lao động, 3 nhà giáo nhân dân, 145 nhà giáo ưu tú.

Toàn ngành có 2030 Đảng bộ, Chi bộ, đạt tỷ lệ 94% số cơ sở giáo dục có tổ chức Đảng. Cán bộ, giáo viên là Đảng viên có 21.876 người, đạt

tỷ lệ 38,7% tổng số cán bộ giáo viên toàn ngành [Nguồn Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa].

Cùng với sự phát triển kinh tế, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hóa ngày càng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trong 5 năm từ 2005 - 2010 Thanh Hóa có 300 học sinh đoạt giải quốc gia, 6 học sinh đạt giải Ôlympíc Quốc tế, trong đó có 2 em đoạt huy chương vàng toán Quốc tế năm 2008 tại Tây Ban Nha; nhiều học sinh đạt điểm 30/3 môn thi (9/40 em cả nước); năm 2009, Thanh Hóa có số học sinh thi đại học đạt điểm từ 27 điểm trở lên xếp thứ 2 toàn quốc.

Bảng 2.1. Quy mô phát triển học sinh các cấp học từ năm 2006 - 2011, đơn vị tính: HS

Năm học Mầm non Tiểu học THCS THPT Tổng

2006-2007 144971 264432 315298 186509 911220

2007-2008 146386 250497 281603 184313 862799

2008-2009 150261 242706 244224 173038 810229

2009-2010 152067 245088 221927 160684 779766

2010-2011 162.273 243.891 194.430 132.298 748.192 (Nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa)

Bảng 2.2. Mạng lưới trường lớp, đơn vị tính:trường

Năm học Mầm non Tiểu học THCS PT nhiều cấp (C1,2)

THPT Tổng

2006-2007 644 730 652 0 102 2126

2007-2008 646 729 650 2 103 2128

2008-2009 649 725 647 3 104 2126

2009-2010 652 725 648 5 105 2131

2010-2011 653 725 648 5 105 2137

(Nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cung cấp) Bảng 2.3. Đội ngũ cán bộ giáo viên, đơn vị tính:người

Năm học Mầm non Tiểu học THCS THPT Tổng

2008-2009 9526 14756 16146 6289 47717

2009-2010 9526 14549 16059 6017 46151

2010-2011 13.469 17.360 18.481 6727 57.018

(Nguồn Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa cung cấp)

Qua thống kê ở các bảng 2.1, 2.2, 2.3, có thể đánh giá được quy mô phát triển về số lượng trường lớp học, học sinh và giáo viên của ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua ngày càng tăng. Để tăng về số lượng, không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, ngành giáo dục Thanh Hóa cần có biện pháp quản lý tốt những hoạt động GD&ĐT nói chung, đặc biệt quản lý chặt chẽ công tác XHHGD.

Về trình độ đào tạo: Mầm non có 10938 người, tốt nghiệp ĐH 1090, CĐSP 5382, THSP 3726; Bậc tiểu học có 14206 người, ĐH & cao đẳng 10.993, THSP 3203; Cấp THCS có 12482 người, Thạc sỹ 26, ĐH 5678, CĐSP 6778; Cấp THPT có 6714 người, thạc sỹ 345, ĐHSP 6369 .

Về chất lượng: Tỷ lệ giáo viên đạt từ chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. Mầm non đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là 8,7%; Tiểu học đạt chuẩn là 100%; trên chuẩn là 12,06%; Cấp THCS 100%; trên chuẩn là 24,2%;

Cấp THPT đạt chuẩn là 100% trên chuẩn là 9,2%.

Bảng 2.4. Thống kê xây dựng kiên cố phòng học các năm: 2005- 2010, đơn vị tính: Phòng.

Thời gian Vùng miền

Phòng học tạm

Phòng học cấp 4

Phòng học kiên

cố

Tổng số

Tỷ lệ kiên cố hoá

Năm 2005

Miền núi 1082 2564 3896 7542 74,0 %

Trung du 0 4287 4835 9122 82,0 %

TP, TX 0 487 1426 1913 91,2%

Toàn tỉnh 1109 9828 14488 25425 80,5%

Năm 2010

Miền núi 1095 594 6306 7704 74,0%

Trung du 401 1059 6664 8124 80,2%

TP, TX 71 81 1580 1732 91,2%

Toàn tỉnh 2105 2626 20190 25092 83,5%

(Nguồn Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa cung cấp).

Qua bảng 2.4, có thể rút ra nhận xét, Thanh Hóa là địa phương có số lượng trường, lớp học, học sinh và số lượng cán bộ, giáo viên rất lớn. Do đặc điểm của nền kinh tế, văn hoá, GD đa dạng, phức tạp nên hoạt động của công

tác QLGD còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi vẫn chưa đánh giá hết những thực trạng khó khăn của các cơ sở GD nằm trong những vùng sâu vùng xa.

Tỉnh Thanh Hóa đã xác định mục tiêu tổng quát về xây dựng đội ngũ nhà giáo đến năm 2015 là: xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước [15, tr.26].

Tuy nền kinh tế có bước phát triển, nhưng so với bình diện chung của cả nước thì Thanh Hóa vẫn là địa phương nghèo, vì vậy nguồn lực tài chính đầu tư cho GD còn hạn chế, chưa đáp ứng được với quy mô, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác XHHGD và thực hiện công bằng xã hội trong GD&ĐT.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục huyện nga sơn năm 2015 2016 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w