2.3.1. Một số nét khái quát về tình hình GD&ĐT ở huyện Nga Sơn Phát huy truyền thống hiếu học của nền văn hóa Nga Sơn, ngành giáo dục huyện Nga Sơn liên tục có những chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học từng bước được nõng cao, quy mụ trường lớp tăng lờn rừ rệt, trang thiết bị học đường được đầu tư mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Các chỉ số về học sinh giỏi, giáo viên giỏi đều tăng, nhất là những năm gần đây.
Đội ngũ CBQL, GV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ. Việc xây dựng CSVC trường học luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, lãnh đạo nhà trường và toàn thể nhân dân quan tâm; trang thiết bị phục vụ cho dạy và học mỗi năm được bổ sung với số lượng không nhỏ. Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực các bậc học tăng
hàng năm; công tác BDTX của giáo viên luôn được trú trọng đã đảm bảo chất lượng giáo dục bền vững.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, công tác tuyên truyền vận động tất cả mọi người cùng chăm lo cho giáo dục nhìn chung còn yếu, văn hóa chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng giáo dục toàn diện tuy có chuyển biến nhưng chưa đều, chưa vững chắc. Phong trào xây dựng CSVC và xây dựng trường chuẩn quốc gia bị còn chậm.
2.3.2. Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh
Ngành giáo dục Nga Sơn có đủ các bậc học, cấp học. Hiện nay, huyện Nga Sơn có 89 trường phổ thông, trong đó 41 trường Tiểu học, 42 trường THCS, 6 trường THPT. Ngoài ra còn có 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên; 1 Trung tâm giáo dục kỹ thuật, hướng nghiệp, dạy nghề và có 42 trường Mầm non ngoài công lập. Quy mô GD huyện Nga Sơn các năm qua ở các bậc học ổn định, loại hình phát triển, đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh. Trong những năm qua, GD Nga Sơn đã có nhiều cố gắng và sự lớn mạnh không ngừng. Nhìn chung mạng lưới trường lớp được sắp xếp một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Số lớp và HS các trường Tiểu học, THCS giảm dần do thực hiện kế hoạch hóa gia đình và hàng năm các em theo gia đình đi vào miền nam làm ăn, số lớp và số học sinh các trường Mầm non tăng lên do tỉ lệ huy động trẻ tăng theo các năm [Phụ lục 2].
2.3.3. Chất lượng và hiệu quả giáo dục Ngành học Mầm non:
Phòng GD&ĐT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị, trường học triển khai thực hiện nhiệm vụ và Kế hoạch công tác năm học của GDMN.
Triển khai nội dung dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non. Nâng cao chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
Chỉ đạo cỏc trường mầm non thực hiện cõn, đo theo dừi sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới và nhu cầu về dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Kết quả, 100% trẻ được cõn, đo, theo dừi biểu đồ tăng trưởng. Cỏc trường học đã tăng cường đầu tư trang thiết bị giáo dục, tài liệu, phương tiện để thực hiện chương trình GDMN mới. Tổ chức tập huấn thực hiện chương trình GDMN mới cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm non. Chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục mầm non. Giáo dục MN về số lượng và chất lượng đều tăng so với năm học trước, công tác quản lý, nuôi dạy trẻ, xây dựng CSVC đều có chuyển biến tích cực [30].
Ngành học phổ thông:
Cấp tiểu học: Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới đánh giá, xếp loại học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, nhất là ở những nơi có điều kiện.
Tích cực chuẩn bị và triển khai thực hiện đề án dạy học Tiếng Anh ở tiểu học. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở TH. Các đơn vị, trường học đã tập trung chỉ đạo triển khai, thực hiện các văn bản hướng dẫn của ngành một cách kịp thời.
Các trường học đã chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chất lượng PCGDTH-XMC tăng hàng năm. Nga Sơn là huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được công nhận hoàn thành PCGDTH-XMC vào năm 2000 [30].
Cấp THCS: Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện chương trình và kế hoạch thời gian đối với bậc học theo Quyết định của Bộ GD&ĐT; triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông qua việc tập huấn cho cán bộ giáo viên; triển khai dạy học tích hợp giáo dục với môi trường, dạy học tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tập trung đổi mới phương pháp dạy học tích cực thông qua tập huấn đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo nội dung của phong trào
“xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chỉ đạo đảm bảo tiến độ trong quá trình dạy học; chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học gắn với việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh. Các đơn vị, trường học đã có biện pháp chỉ đạo, quản lý chặt chẽ nền nếp dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử; chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Chú trọng đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp; giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh; đẩy mạnh giáo dục môi trường và các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao [30].
Giáo dục thường xuyên: Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của TTGDTX theo các Chỉ thị của Bộ và của tỉnh; tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và mọi tầng lớp xã hội về vị trí, vai trò của TTHTCĐ, TTGDTX thông qua việc chỉ đạo tổ chức khai giảng, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cơ sở giáo dục thường xuyên; thông qua tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên, báo cáo viên các TTHTCĐ. Nội dung, hình thức hoạt động của các TTHTCĐ ngày càng đa dạng, phong phú, thu hút ngày càng nhiều người tự giác đến học tập; hoạt động ở các TTHTCĐ đã từng bước có nền nếp. Vai trò của
TTHTCĐ từng bước được khẳng định. Trung tâm GDTX đã coi trọng việc xây dựng có nền nếp dạy và học. Hoạt động thao giảng, dự giờ thăm lớp đã được tổ chức có hiệu quả. Nhiều thầy, cô giáo được công nhận là giáo viên dạy giỏi trong phong trào thi đua “Hai tốt”.
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia: Chất lượng xây dựng trường chuẩn Quốc gia cũng tăng, ngành GD Nga Sơn đã tham mưu với huyện ủy, UBND chỉ đạo các địa phương xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
Kết thúc năm học 2010-2011, toàn huyện có 54 trường đạt chuẩn Quốc gia (trong đó: Mầm non 12 trường = 29,2%, Tiểu học 28 = 67,3% (có 3 trường TH đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2), THCS 14 = 33,3%), tăng 3 trường so với năm học 2009-2010 (năm học 2010 - 2011 đã có 03 trường MN mới được kiểm tra, công nhận đạt trường chuẩn Quốc gia) [30].
2.3.4. Đội ngũ CBQL và GV Về số lượng:
Bảng 2.5. Số lượng CB, GV, CNV bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS, GDTX qua các năm. Đơn vị tính: Người.
Bậc học 2006 - 2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011
Mầm non 712 687 654 646 625
Tiểu học 892 884 879 907 936
THCS 1043 1026 959 1024 1064
TTGDTX 40 40 20 20 20
Tổng số 2687 2637 2512 2597 2645
(Nguồn Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nga Sơn)
Về chất lượng: Ngành đã có nhiều giải pháp thiết thức và hiệu quả nhằm củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ, đến nay số giáo viên đạt chuẩn chiếm tỉ lệ 100% và trên chuẩn chiếm tỉ lệ 48%
Bảng 2.6. Chất lượng CB,GV,CNV bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS, GDTX năm học 2010 - 2011
Trình độ
Bậc học
Trình độ chuẩn Trình độ trên chuẩn
CBQL GV NV CBQL GV NV
Mầm non 100% 100% 100% 68% 32% 20%
Tiểu học 100% 100% 100% 87% 57% 39%
THCS 100% 100% 54% 79% 66% 42%
TTGDTX 100% 100% 100% 0% 0% 50%
(Nguồn Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nga Sơn)
Ngành GD&ĐT Nga Sơn đã chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL, GV, NV trường học đến năm 2015. Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả các nội dung, loại hình bồi dưỡng, nhằm nâng cao trình độ về nghiệp vụ sư phạm và năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Duy trì và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm trong toàn ngành.
Hướng dẫn các đơn vị, trường học triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Quyết định số 02 và Quyết định số 14 của Bộ GD&ĐT. Trên 80 hiệu trưởng trường phổ thông tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng theo chương trình hợp tác Việt Nam - Singapore.
Hằng năm, có 100% CBGV tham gia các lớp chuyên đề và học BDTX theo quy định của Bộ GD&ĐT; 100% CBGV đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nhiều sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng đã được phổ biến, ứng dụng có hiệu quả vào công tác chuyên môn và quản lý trường học. CBQL và GV thường xuyên được cập nhật, bồi dưỡng kiến thức [30].
Giáo dục và Đào tạo trong 5 năm qua đã đạt được nhiều thành tích, tính đến năm 2010, Nga Sơn đã xây dựng được 41/41 TTHTCĐ xã, thị trấn hoạt động có nền nếp, hiệu quả vì xã hội học tập, được UBND Tỉnh tặng Bằng khen. 100% các xã thị trấn có trung tâm Mầm non. Phòng GD&ĐT
Nga Sơn trong 5 năm liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2007, Công Đoàn GD Nga Sơn được tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tặng Bằng khen, tặng cờ Đơn vị xuất sắc.
2.3.5. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học
Năm 2006 - 2007, Ngành GD đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng ba đề án: Xây dựng CSVC trường học và trường chuẩn Quốc gia và XHHGD nhằm đảm bảo có sự hướng dẫn, chỉ đạo về quy hoạch, kế hoạch xây dựng CSVC theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, đạt chuẩn về trường, lớp học. Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho HU, HĐND, UBND trích kinh phí hỗ trợ đối với các trường xây dựng chuẩn mức độ I: 100 triệu đồng/trường, mức độ II: 120 triệu đồng/trường và hỗ trợ 50% tổng giá trị xây dựng cơ bản nên đã khuyến khích các địa phương chăm lo đầu tư xây dựng CSVC trường học. Các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; triển khai các chương trình, dự án dành cho tăng cường CSVC trường, lớp học, đồng thời với việc huy động đóng góp của nhân dân và cộng đồng, do vậy số lượng phòng học kiên cố ở tất cả các cấp học được tăng cường.
Tỷ lệ phòng học kiên cố: toàn huyện 1044 phòng đạt 80,6%, trong đó: MN 233 phòng đạt 63,1%; Tiểu học 507 phòng, đạt 91,8%; THCS 304 phòng, đạt 87%; TGDTX 11 phòng, đạt 100%. Số công trình phụ được xây mới 60.
Thiết bị dạy học của các trường học được tăng cường từ nhiều nguồn kinh phí. Phòng GD&ĐT đã chủ động tham mưu cho UBND huyện dành một phần kinh phí ngân sách giáo dục để trang bị thêm bàn, ghế và trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Một số cơ sở giáo dục đã thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện huy động xã hội hóa đã giành kinh phí để mua sắm, bổ sung trang thiết bị giáo dục trường học. Công tác bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học, đã được các đơn vị, trường học quan tâm, sử dụng có
hiệu quả, góp phần tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong ba năm gần đây (năm 2008, 2009, 2010), cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được tăng cường, tổng kinh phí đầu tư hơn 200 tỉ đồng;
mua sắm trang thiết bị dạy học: 13.968 tỉ đồng. Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học đủ đáp ứng cho nhu cầu tối thiểu, ngày càng được đầu tư theo hướng hiện đại, tạo nên diện mạo mới góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trong những năm qua và những năm tiếp theo [30].
2.3.6. Đánh giá chung
Công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của các cấp quản lý giáo dục từ Phòng GD&ĐT đến các đơn vị, trường học trên địa bàn toàn huyện tiếp tục có sự đổi mới và đồng bộ; các văn bản hướng dẫn Bộ, của Sở, của Phòng trên các trang Thông tin điện tử được các đơn vị nhận và triển khai thực hiện một cách chủ động và kịp thời. Cùng với việc triển khai nhiệm vụ công tác từng tháng, toàn ngành đã thống nhất sự chỉ đạo từ Phòng đến các đơn vị, trường học đảm bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả.
Tích cực triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua của Ngành. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục, xây dựng nề nếp và kỷ cương trong ngành được củng cố. Toàn ngành đã triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
Trong những năm qua, ngành GD&ĐT Nga Sơn đã triển khai đồng bộ các hoạt động, trong đó có nhiều mặt đạt chất lượng tốt, như: quy mô, số lượng ổn định, việc đa dạng hóa các loại hình được quan tâm, đã đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em và người lao động, là một trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh hoàn thành PCGDTH và PCGDTHCS đúng độ tuổi. Công tác quy
hoạch mạng lưới trường lớp và đầu tư trang thiết bị dạy học theo hướng tiên tiến, hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
XHHGD được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục ở các ngành học, cấp học được giữ vững và dần nâng cao. Công tác bồi dưỡng CBQL và GV được trú trọng;
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống, tổ chức các hoạt động chính trị xã hội đã được gắn kết với các phong trào và hoạt động chung của toàn huyện. Kết thúc năm học 2010 - 2011, Ngành GD&ĐT Nga Sơn tiếp tục giữ vững đơn vị tốp đầu của ngành Giáo dục Thanh Hoá.
Giáo dục Nga Sơn đạt được nhiều thành tích nêu trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, cụ thể hóa được các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định về công tác giáo dục vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể huyện Nga Sơn. Với sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể và các địa phương, sự cố gắng nổ lực, khắc phục khó khăn của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh. Mặt khác, cuộc vận động XHHGD ngày càng được quán triệt sâu sắc trong cán bộ và nhân dân, tạo khí thế và nội lực cho Ngành GD&ĐT Nga Sơn phát triển mạnh mẽ, vững chắc.
Bên cạnh đó, GD&ĐT huyện Nga Sơn cũng còn gặp không ít khó khăn, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên thiếu nhiều so với yêu cầu, đội ngũ giáo viên thừa về số lượng, nhưng thiếu về bộ môn. Là huyện trung du, nghề chính là sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân không đồng đều, nhất là các xã, như: Xuân Phú, Xuân Thắng, Quảng Phú, Thọ Minh, Xuân Châu,... Giáo dục Mầm non nhiều nơi CSVC còn đơn sơ, thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa được biên chế, đời sống gặp nhiều khó khăn, chất lượng đội ngũ hạn chế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy và học, tổ chức các hoạt động GD chưa đảm bảo, số phòng chức năng, thư viện chuẩn còn nghèo nàn, khuôn viên, công trình giáo dục thể chất, khu vệ sinh chưa hợp lý, chưa