Các giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục huyện nga sơn năm 2015 2016 (Trang 77 - 96)

3.2.1. Tuyên truyền sâu rộng công tác XHHGD trong cộng đồng Giải pháp này nhằm góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về giá trị, vai trò, lợi ích của giáo dục, vị trí, tầm quan trọng của việc tiến hành thực hiện XHHGD. Đây là bước căn bản để tiến hành quản lý tốt hoạt động XHHGD trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nhận thức đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động thực tiễn của con người. Thực tế sự thành công trong công tác XHHGD ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều địa phương trong cả nước cho thấy nguyên nhân chính là do vấn đề nhận thức. Xã hội hóa là một chủ trương hết sức đúng đắn, phù hợp của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Nhờ XHH, Đảng và Nhà nước ta đã huy động sức mạnh của

khối đại đoàn kết toàn dân, tập trung cho từng giai đoạn cách mạng.

Trong công tác giáo dục, XHH càng cần thiết.

Điều quan trọng hàng đầu hiện nay là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục, về công tác XHHGD, giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân nhận thức đầy đủ hơn nữa về quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển bền vững”, nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tăng cường tuyên truyền thực hiện Luật Giáo dục và những chủ trương đổi mới giáo dục của Nhà nước, Chính phủ ban hành. Đây là cơ sở quan trọng để thống nhất ý chí, thống nhất hành động cho toàn xã hội trong việc phát triển giáo dục nâng cao hiệu quả công tác XHHGD. Để làm tốt điều này, trách nhiệm lớn nhất thuộc về ban Tuyên giáo Huyện ủy và Phòng GD&ĐT huyện là chọn được người có trình độ, có khả năng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, nhằm xây dựng được chương trình, kế hoạch cụ thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhiều hình thức, cả truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp, nhằm gửi tới cộng đồng những thông điệp cần thiết.

Tuyên truyền vận động toàn dân, trước hết là thế hệ trẻ và những người trong độ tuổi thấy được lợi ích, vai trò của GD. Giáo dục thực sự là chìa khóa để mở cánh cổng cuộc đời cho mọi người hướng tới tương lai.

Nhưng trong những điều kiện lịch sử, cụ thể có lúc, có nơi, có người chưa thật chú trọng đến công tác giáo dục, chưa nhận thức đúng vai trò của công tác XHHGD. Mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng có những tác động tiêu cực đến nhận thức về giáo dục. Thực tế ngày nay, nếu không học thì không thể biết, không thể làm việc, không thể tồn tại và không thể chung sống. Đây chính là 4 vấn đề cơ bản, 4 trụ cột của XHHT mà tổ chức UNESCO đã khuyến cáo.

XHHGD nhằm mục tiêu “giáo dục cho mọi người”, nhờ vậy mọi người đều được tham gia vào giáo dục. Điều đó đòi hỏi phải tuyên truyền

về giá trị của học tập để tạo động lực cho người học. Bên cạnh việc tuyên truyền cũng cần có các chính sách khen thưởng, chính sách sử dụng, đãi ngộ thích đáng đối với người học tốt, học giỏi, có những sáng kiến kỹ thuật. Tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội cho tất cả những ai muốn học đều được học, được cống hiến hết mình. Có nhận thức được đầy đủ lợi ích giá trị của việc học thì mọi người mới học tiên tục, học suốt đời, học từ xa, học ở nhà, học ở thầy, học qua bạn, học qua mạng, học trong sách vở, học ở thực tiễn, cần gì học nấy.

3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp xã hội đối với công tác XHHGD

Cấp ủy Đảng:

Nguyên tắc của chế độ ta là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Vì vậy, đối với giáo dục, các cấp ủy Đảng có vai trò hết sức to lớn trong việc hoạch định các chính sách để phát triển sự nghiệp GD&ĐT.

Các cấp ủy Đảng ở Nga Sơn đã triển khai Nghị quyết TW 4 - khóa VII và Nghị quyết TW 2 - khóa VIII. Tuy nhiên để tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong quản lý công tác XHHGD, huyện Nga Sơn cần tập trung một số hoạt động sau:

Lãnh đạo từng cấp đẩy mạnh quản lý công tác XHHGD bằng các việc làm cụ thể: giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ xã, thị trấn, thôn, xóm về XHHGD, về quản lý công tác XHHGD; triển khai công tác XHHGD một cách sáng tạo và đều khắp các xã nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân đối với giáo dục về XHHGD.

Huy động các tổ chức cơ sở Đảng tham gia trực tiếp vào quản lý XHHGD ở từng đơn vị. Mỗi Đảng bộ, Chi bộ phải là một cộng đồng học tốt, cộng đồng lao động sáng tạo và cộng đồng văn hoá, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Mỗi cán bộ Đảng viên phải là một chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong việc tuyên truyền, thực hiện XHHGD, tích cực vận động quần chúng thi đua thực hiện XHHGD, xây dựng XHHT.

Các cấp ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các cá nhân đảng viên đóng góp cho sự phát triển giáo dục.

Xây dựng tiêu chí thi đua, đánh giá và xếp loại thi đua gắn công tác XHHGD với công tác đảng của từng Chi bộ, Đảng bộ hàng năm.

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện XHHGD của các địa phương, kịp thời điều chỉnh những thiếu sót, nâng cao hiệu quả công tác quản lý XHHGD trên địa bàn toàn huyện.

HĐND, UBND các cấp:

HĐND phải có Nghị quyết chuyên đề về XHHGD, điều này thể hiện được ý chí nguyện vọng của nhân dân về giáo dục. HĐND phải có những đề xuất và giám sát các cấp chính quyền trong việc thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục và thực hiện chủ trương XHHGD đối với các tổ chức và cá nhân. Hội đồng phải cụ thể hóa các chủ trương, Nghị quyết của cấp Ủy về công tác XHHGD. Bên cạnh đó cần phải thường xuyên giám sát tiến độ, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và động viên khen thưởng kịp thời các đơn vị cá nhân thực hiện tốt và có những đóng góp cho công tác XHHGD.

UBND các cấp nghiêm chỉnh thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị về công tác XHHGD. Phải “huy động toàn xã hội làm giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước”. Nhà nước có vai trò quyết định trong mọi hoạt động giáo dục như đầu tư ngân sách, XDCSVC, thiết bị giảng dạy,... Mặt khác, phải tăng cường quản lý Nhà nước đối với giáo dục. Cụ thể:

Quán triệt các chủ trương của Đảng và Nhà nước về XHHGD trong đơn vị thuộc phạm vi quản lý, đồng thời thể chế hóa các chủ trương chính sách đó thành các Chỉ thị, Nghị quyết.

Quy hoạch phát triển giáo dục ở địa phương theo hướng trước mắt và lâu dài và phải đưa chương trình quy hoạch này vào Nghị quyết HĐND các cấp.

Thông qua Đại hội giáo dục cơ sở để có kế hoạch huy động các tiềm lực kinh tế trong xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan trường học, xây dựng quỹ bảo trợ, quỹ học bổng, quỹ khuyến học,...

Chỉ đạo các đoàn thể các tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục tại địa phương. Tích cực XĐGN, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, hướng tới mục tiêu cạnh tranh và hội nhập, hình thành động cơ ở người học.

Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế quốc dân đang là một thách thức đối với những quốc gia phát triển chậm như ở Việt Nam. Đảng ta chủ trương thực hiện CNH, HĐH nền kinh tế là một giải pháp mang tính chiến lược.

Nhưng bất cập lớn nhất của Nga Sơn hiện nay là trình độ người lao động chưa theo kịp, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế tri thức. Từ sự đầu tư của UBND tỉnh trong chương trình xây dựng kinh tế, liên kết đào tạo, kêu gọi đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại; gắn việc tuyển dụng những người có trình độ, chuyên môn cao với bố trí công việc và trả lương hợp lý, thậm chí đào thải những người trình độ yếu kém, lười lao động và học tập,... sẽ tạo ra những người lao động không chỉ có ý thức làm việc mà còn luôn vươn lên tiếp cận những tri thức khoa học mới. Từ đó hình thành động cơ học tập, học trong nhà trường, học trong lao động trực tiếp, học theo phương thức chính quy, phi chính quy, không chính quy.

Cách đây không xa, tâm lý “bằng lòng, thoả mãn” xuất hiện khá phổ biến ở người lao động. Nhưng nay đã khác, chúng ta đã gia nhập WTO và hội nhập toàn cầu, là một xu thế tất yếu với nhiều thuận lợi và không ít khó khăn thách thức, nếu sản phẩm của chúng ta làm ra kém chất lượng, không

có thương hiệu thì sẽ không cạnh tranh được với hàng hóa các nước. Khi đó chúng ta sẽ bị gạt ra ngoài tiến trình hội nhập. Như vậy, sự vận động về tri thức vẫn là sự vận động mang lại hiệu quả nhất. Đây thực sự là động cơ thúc đẩy mọi người vươn lên bằng con đường học tập. Đó là nhân tố quan trọng của XHHGD và xã hội học tập.

Ngành giáo dục:

Muốn XHHGD đạt kết quả tốt trước hết Ngành giáo dục Nga Sơn phải phát huy vai trò trung tâm, phát huy nội lực.

Phòng GD&ĐT: Là cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục ở cơ sở, Phòng GD&ĐT một mặt tổ chức thực hiện các văn bản, chỉ thị về XHHGD của cấp trên, đồng thời tham mưu để xây dựng chính sách, kế hoạch và thực hiện có hiệu quả công tác XHHGD trên địa bàn. Bên cạnh đó cần quy hoạch chiến lược phát triển giáo dục trên địa bàn huyện để từ đó tham mưu đưa ra các giải pháp khả thi.

Nhà trường: Chủ động tham mưu đề xuất với lãnh đạo địa phương các nội dung cần thiết của công tác XHHGD, đồng thời tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ XHHGD do địa phương đề ra. Nhà trường là trung tâm tập hợp các lực lượng, xây dựng các mối quan hệ giữa lãnh đạo địa phương và nhân dân, nên nhà trường phải phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng nhận thức tạo môi trường, động lực cho các lực lượng xã hội và người dân trong công tác XHHGD.

Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội:

Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tham gia quản lý công tác XHHGD ở các khâu: xây dựng kế hoạch, cung cấp và hỗ trợ nguồn lực (gồm: Tài chính, con người, tài liệu, phương tiện,...); tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, tham mưu cho lãnh đạo trong việc xây dựng chính sách về XHHGD; thực hiện quản lý công tác XHHGD trong tổ chức của mình.

Cần tăng cường tính tự quản trong các ngành, các tổ chức xã hội, coi đó là một trong những điều kiện để thực hiện quản lý công tác XHHGD và góp

phần xây dựng XHHT. Trước hết phải đảm bảo dân chủ hóa trong quản lý xã hội, nâng cao tính tích cực cá nhân của mỗi thành viên. Người lãnh đạo quản lý phải biết đón nhận những sáng kiến của quần chúng và làm cho năng lực sáng tạo của mỗi thành viên được sử dụng có hiệu quả cao nhất. Như vậy sẽ hình thành nhu cầu làm chủ ở nơi làm việc và từ đó làm cho hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ nhân viên trong hệ thống các tổ chức trở thành tự giác.

Các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể cần có kế hoạch lồng ghép trong từng chương trình, từng hoạt động và phải phối hợp chặt chẽ để thực hiện có hiệu quả quản lý công tác XHHGD, coi quản lý công tác XHHGD là trách nhiệm của chính tổ chức mình.

3.2.3. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường thể chế hóa sự quản lý của nhà nước trong công tác XHHGD

Xây dựng hệ thống chính sách mới, thực hiện đúng và đủ những chính sách đã ban hành để tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục tự phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt cho sự nghiệp GD.

Tiến hành xây dựng mới, bổ sung những chính sách còn thiếu; hoàn thiện sửa đổi những chính sách đã có nhưng còn bất cập để tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt là các cơ chế chính sách tinh giản biên chế, về định mức lao động, chế độ tiền lương, tuyển dụng, sàng lọc, thu hút, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL, phân cấp trách nhiệm của Ngành, địa phương và cơ sở giáo dục.

Thể chế hóa trách nhiệm, quyền lợi của các lực lượng xã hội, của nhân dân trong việc tham gia công tác XHHGD. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, các văn bản pháp quy, các chính sách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các lực lượng xã hội tham gia công tác XHHGD. Có cơ chế về tổ chức sự tham gia của các lực lượng xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tính chất của từng ban ngành cụ thể (như: tổ chức HĐGD các

cấp, thành lập HĐGD các cấp, thành lập TTHTCĐ,...). Hoàn thiện chính sách khuyến khích hỗ trợ các nhóm đối tượng thiệt thòi, yếu thế trong xã hội (người nghèo, phụ nữ, trẻ em gái, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người dân sống ở vùng miền núi).

Có các chính sách động viên, khen thưởng xứng đáng với người học giỏi, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

3.2.4. Tăng cường nguồn lực, đa dạng hóa nguồn đầu tư, vận động cộng đồng đóng góp xây dựng CSVC, trang thiết bị cho giáo dục

Trước hết, cần xác định nội dung nguồn lực và các hình thức huy động nguồn lực cho giáo dục.

Theo UNESCO, các nguồn lực bao gồm: Nguồn lực tài chính - tài lực: Tiền; Nguồn vật chất - vật lực: Cơ sở vật chất, trang thiết bị; Nguồn nhân lực: Lao động chân tay, hoặc tinh thần; Nguồn công nghệ: Sự tư vấn, hiến kế quy trình hoặc các giải pháp kỹ thuật...

Nguồn lực có thể chia thành 02 nhóm: nguồn lực vật chất: tài lực, vật lực, nhân lực; nguồn lực phi vật chất: các yếu tố tinh thần (sự ủng hộ khích lệ, vận động người khác, sự tư vấn, trao đổi thông tin,...)

Việc huy động nguồn lực là một trong các nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý giáo dục, thường được tổ chức dưới 3 hình thức: đầu tư bằng đất đai, phòng học, nhà ở cho giáo viên, vật liệu xây dựng, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học; đóng góp bằng chi phí thường xuyên như: đóng góp tiền để chi lương cho giáo viên, tổ chức các hoạt động chuyên đề, ngoại khoá, xây dựng các loại quỹ hỗ trợ cho giáo dục,...; đóng góp bằng sức lao động và chuyên môn: tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, tu sửa trường lớp, chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Biện pháp cần tập trung:

Xác định trọng tâm nguồn lực. Cần căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội, mức sống của người dân ở từng địa phương để huy động nguồn lực. Ở những vùng kinh tế khó khăn, mức sống người dân thấp thì nguồn lực huy

động chủ yếu không phải là vật lực, tài lực mà chú trọng đến nguồn lực phi vật chất (vận động trẻ đến trường, đóng góp ngày công, vận động người dân tham gia các lớp tập huấn,...)

Chú trọng nguyên tắc lợi ích hai chiều trong việc huy động các nguồn lực. Quan tâm đến lợi ích có được hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự đóng góp của cộng đồng cho nhà trường cũng như đối với con em của họ.

Đặc biệt quan tâm đến mức độ sử dụng những kiến thức đã được học vào việc làm hoặc ứng dụng vào cuộc sống. Người dân hay tổ chức có thể đóng góp chi phí cho học tập nếu những kiến thức được học có lợi ích thực sự đối với họ hay thành viên của tổ chức.

Thể chế hóa và công khai hóa các nguồn lực. Các cuộc vận động đóng góp dù ở mức độ phạm vi nào cũng cần phải được các cấp có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản. Mặt khác, người dân phải được biết, được bàn bạc, được giám sát nguồn huy động cũng như mục đích, hiệu quả sử dụng.

Có 2 nhóm đối tượng cần vận động:

Nhóm thứ nhất: vận động nguồn ngân sách Nhà nước.

Nhóm thứ hai: vận động các tổ chức đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng và cá nhân trong và ngoài nước.

Điều quan trọng là Nhà nước phải tăng cường đầu tư cho giáo dục.

Nhà nước và nhân dân cùng làm mới đa dạng hóa nguồn lực cho giáo dục.

3.2.5. Tăng cường sự phối hợp của nhà trường với hội Cha mẹ học sinh thực hiện các mục tiêu XHHGD

Giải pháp này nhằm phát huy vai trò của hội Cha mẹ học sinh, nâng cao hiệu quả GD gia đình, phối hợp với các lực lượng trong xã hội tham gia tham gia thực hiện quản lý công tác XHHGD.

Xây dựng hội Cha mẹ HS vững mạnh, được kiện toàn hàng năm. Hội hoạt động theo điều lệ, luôn giữ mối liên hệ trực tiếp, thường xuyên với Ban lãnh đạo nhà trường nhằm cập nhật những thông tin cần thiết cho nhà

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục huyện nga sơn năm 2015 2016 (Trang 77 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w