2.4.1. Những chủ trương xã hội hóa giáo dục của tỉnh Thanh Hóa và huyện Nga Sơn
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đẩy mạnh công tác XHHGD, tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo sự nghiệp GD&ĐT; đồng thời, thực hiện quyết định số 159/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có Chỉ thị số 14/CT-UB ngày 14 tháng 4 năm 2003 về việc triển khai chương trình xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học, nhằm xoá toàn bộ phòng học tranh tre, nứa lá vào năm 2003-2005.
Từ năm 1990, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã có Nghị quyết chuyên đề về vấn đề văn hóa xã hội. Nghị quyết kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh Thanh Húa, ngày 24/02/1990, nờu rừ: Cần cú cỏc biện phỏp kết hợp những cố gắng của Nhà nước với đóng góp của nhân dân để chống xuống cấp trong ngành giáo dục về cơ sở vật chất và chất lượng toàn diện.
Nhờ sự quan tâm đúng mức của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các cấp, chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh đã từng bước được nâng lên. Đánh giá tại báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đó nờu rừ: “Chất lượng gỏo dục toàn diện được quan tâm. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt mục tiêu kế hoạch trước thời hạn. Giáo dục mũi nhọn có tiến bộ; nhiều năm tỉnh có học sinh đạt giỏi tại các kì thi quốc tế. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại
học ngày một tăng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học được nâng lên.
Số trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2010 gấp gần 1,8 lần so với năm 2005.
Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển nhanh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 27% năm 2005 lên 40% năm 2010, vượt mục tiêu kế hoạch. Xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, đào tạo đạt kết quả bước đầu. Phong trào khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đã có trung tâm giáo dục cộng đồng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập thường xuyên của nhân dân” [15, tr.6].
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục đại trà ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, các xã bãi ngang ven biển, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng công giáo còn chuyển biến chậm; CSVC và các điều kiện phục vụ dạy học còn khó khăn; việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 05/NQ-CP của Chính phủ còn chậm so với yêu cầu đề ra. Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tại Đại hội lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2011-2015) đó xỏc định rừ phương hướng: “Tăng cường đầu tư xõy dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội; tạo sự chuyển biến rừ nột về chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao các hoạt động văn hóa - xã hội” [15, tr.16]; đặt mục tiêu: “Trong 5 năm giải quyết việc làm cho trên 300000 người; tỷ lệ lao động được đào tạo năm 2015 đạt 55% trở lên; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 47,8% vào năm 2015” [15, tr.17].
Nhiệm kỡ XVII của Đảng bộ tỉnh Thanh Húa cũng xỏc định rừ cỏc nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, trong đó nhấn mạnh: “Đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa - xã hội, y tế, thể dục thể thao; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”. Đối với giáo dục và đào tạo, báo cáo tại Đại hội xác định: “Thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành và khả năng lập nghiệp của học
sinh; mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ ở tất cả các cấp học; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở;
sớm hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi… tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thừa, thiếu giáo viên gắn với xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy”; “Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động nguồn lực của toàn xã hội cho sự phát triển giáo dục đào tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng; đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” [15, tr.30].
Từ năm 2001 đến nay, Huyện ủy Nga Sơn đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, chuyên đề về công tác GD&ĐT. Các văn bản tập trung sự lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT trên địa bàn. Tuy không có Nghị quyết chuyên đề về công tác XHHGD, nhưng trong các văn bản, vấn đề XHHGD đều được trú trọng. Quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Huyện ủy, UBND, HĐND huyện đã đưa ra các Nghị quyết và kế hoạch thực hiện công tác GD&ĐT. Sau Chỉ thị 14/CT-UB ngày 14 tháng 4 năm 2003 về việc triển khai chương trình xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học, nhằm xoá toàn bộ phòng học tranh tre, nứa lá vào năm 2003-2005 của chủ tịch UBND tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chủ tịch UBND đã xây dựng 2 đề án “Xây dựng cơ sở vật chất trường học” và đề án “Xây dựng trường chuẩn Quốc gia”, ngày 15/8/2003, Thường vụ Huyện ủy Nga Sơn đã có thông báo và kết luận những nội dung cơ bản của hai đề án này. Thông báo kết luận của Thường vụ Huyện ủy được phổ biến rộng rãi đến tất cả các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc, các xã, thị trấn, các trường học, các phòng, ban, ngành và đoàn thể trong huyện để tổ chức thực hiện.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa 24 đã ra Nghị quyết số 07 về phát triển GD&ĐT giai đoạn 2007-2010 định hướng đến năm 2015. Trong đó, yêu cầu cấp Ủy các cấp tiến hành triển khai Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân; tập trung thảo luận, ra Nghị quyết chuyên
đề, tập trung lãnh đạo và đầu tư công tác giáo dục ở đơn vị mình; HĐND các cấp ra Nghị quyết, UBND xây dựng chương trình, lập kế hoạch sử dụng vốn ngân sách, huy động đóng góp của nhân dân và các nguồn lực khác trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tập trung đầu tư cho xây dựng CSVC và trang thiết bị trường học. Đó chính là thực hiện nhất quán quan điểm lấy phát triển GD&ĐT, ứng dụng khoa học công nghệ làm yếu tố cơ bản, là khâu đột phá trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ngay trên chính quê hương Nga Sơn anh hùng.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ XXV - nhiệm kỳ 2010-2015 xác định mục tiêu phấn đấu: cơ bản hoàn thành chuẩn quốc gia mức độ 1, mức độ 2 cho các trường, các cấp học vào năm 2015;
… hàng năm giải quyết việc làm cho trên 3000 lao động trở lên. Đồng thời xác định giải pháp trọng tâm: Điều chỉnh quy mô các cấp học, ngành học phù hợp với tình hình hiện nay, chú trọng giáo dục mầm non.
Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hoá, đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, mức độ 2 cho các trường, các cấp học vào năm 2015. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt. Nâng cao chất lượng XHHGD. Quan tâm đến vấn đề đạo đức học đường, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện trong các nhà trường [14, tr.18].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Ngành GD&ĐT huyện Nga Sơn đã tham mưu cho HĐND và UBND huyện xây dựng các kế hoạch về thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS; tổ chức Đại hội giáo dục và khuyến học các cấp; xây dựng kế hoạch hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn; kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia; kế hoạch bồi dưỡng giáo viên; kế hoạch huy động các nguồn lực cho giáo dục; tăng cường nguồn ngân sách cho giáo dục,...
Những chủ trương và chính sách đó đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ của lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và mọi người dân đối với giáo dục. Các cấp ủy Đảng, chính quyền các xã, thị trấn đã kịp thời cụ thể hóa nhiều chủ trương, chính sách thành kế hoạch hoạt động phù hợp với hoàn cảnh địa phương mình. 100% các xã, thị trấn có Nghị quyết chuyên đề về giáo dục, có kế hoạch triển khai cụ thể, được cán bộ, đảng viên và nhân dân quán triệt và thực hiện đầy đủ. Trên cơ sở này, các xã, thị trấn thành lập các Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện chủ trương XHHGD đảm bảo sát, đúng và hiệu quả.
Quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, kế hoạch hoạt động của chính quyền, Ngành Giáo dục Nga Sơn đã cụ thể hóa thành chương trình, đề án có tính khả thi trong thực tế. Phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, nhân dân về GD&ĐT, về công tác XHHGD; từ đó triển khai việc tổ chức thực hiện tốt các chủ trương của các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, của Ngành GD&ĐT các cấp,... trên cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ mỗi năm học, từng học kỳ, từng tháng.
2.4.2. Một số kết quả của việc thực hiện công tác XHHGD ở huyện Nga Sơn
2.4.2.1. Về nhận thức
Việc triển khai thực hiện công tác XHHGD đã giúp phần lớn cán bộ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến các xã và nhân dân nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của GD&ĐT trong phát triển kinh tế - xã hội; xác định được tầm quan trọng của công tác XHHGD, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Quá trình thực hiện công tác XHHGD đã giúp được nhiều người nhận thức được nội dung, bản chất của XHHGD và biết cách làm giáo dục theo tinh thần xã hội hoá; các cấp, các ngành đã ý thức được việc vận dụng đường lối của Đảng về giáo dục - đào tạo, có biện pháp huy động mọi lực
lượng xã hội tham gia vào GD và tạo ra sự phối hợp liên ngành dưới sự lónh đạo, chỉ đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; đồng thời hiểu rừ mục tiêu của XHH là huy động sức mạnh của toàn xã hội tạo ra nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân.
2.4.2.2. Về sự tham gia của các lực lượng xã hội
Nhận thức rừ đầu tư cho GD là đầu tư cho sự phỏt triển bền vững.
Thực hiện XHHGD vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của mọi người, của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, nên từ huyện đến các xã, thị trấn đã tích cực vận động quần chúng tham gia công tác GD.
Tính đến năm 2010, Nga Sơn đã xây dựng 41/41 TTHTCĐ ở xã, thị trấn. Các trung tâm này, những năm qua, đã hoạt động đi vào nề nếp và có hiệu quả, đặt mục tiêu vì xã hội học tập. Là 1 trong 14 huyện, thị được UBND Tỉnh tặng Bằng khen. Đặc biệt, toàn Đảng, toàn dân trong huyện đã chung sức, chung lòng tích cực xây dựng 100% các xã, thị trấn có TTMN.
Trong các hoạt động GD&ĐT phong trào VNTDTT, xây dựng trường học có nếp sống văn hóa cấp huyện của ngành đạt hiệu quả cao.
Hội Khuyến học huyện và cơ sở xã, thị trấn được thành lập. Đến nay, 100% các xã, thị trấn có Hội Khuyến học. Số Hội cơ sở cả huyện là 49 với 985 Chi hội. Trong đó: 100% thôn xóm, bản làng, trường học đều có Chi hội Khuyến học. Số Chi hội dòng họ hằng năm tăng từ 10 đến 15%. Năm 2006, số Hội viên là 22.442 (chiếm 9% dân số). Năm 2010 tăng lên là 36.944 đạt 15,5% dân số. Trong đó có 32.333 số hộ gia đình có hội viên, 20.714 hội viên đóng hội phí và 17.885 hội viên được trao thẻ. Những xã có hội viên đạt tỉ lệ cao là: Xuân Sơn 1019 hội viên, Xuân Bái 1229 hội viên, Thị trấn Nga Sơn 1032 hội viên. Hội Khuyến học có nhiều hoạt động sáng tạo, hỗ trợ có hiệu quả giáo dục trường học, tăng thêm các điều kiện thuận lợi và tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho việc dạy tốt, học tốt
nâng cao giáo dục toàn diện. Góp phần duy trì số lượng HS ở các cấp. Vận động các tập thể, các cá nhân hảo tâm ủng hộ tăng cường thêm cơ sở vật chất và các điều kiện để dạy và học tốt hơn. Trong 5 năm, Hội đã vận động được 7.182 triệu đồng để góp phần xây dựng phòng học, nhà ở giáo viên và mua sắm trang thiết bị dạy học, vận động ủng hộ 21.493 cuốn sách giáo khoa cho HS nghèo, 6830 cuốn sách cho Thư viện trường. Các cấp Hội đã trích 11.487 triệu đồng quỹ Khuyến học trao học bổng cho 6386 học sinh, sinh viên, khen thưởng cho 79.889 học sinh, sinh viên học khá, giỏi, đạo đức tốt. Thưởng cho 4739 lượt giáo viên dạy giỏi, làm khuyến học tốt.
Hội Khuyến học là lực lượng chủ công trong việc tổ chức quản lí việc tự học và giáo dục học sinh ở khu dân cư. Toàn huyện có 228/404 làng, bản, khu dân cư có tiếng trống, tiếng kẻng khuyến học; 552 Chi hội đã vận động phụ huynh xây dựng góc học tập ở gia đình cho con em; 444 Chi hội tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao trong hè cho HS;
138 Chi hội có tủ sách Khuyến học cho HS và Hội viên đọc; 539 Chi hội tham gia có hiệu quả việc ngăn chặn tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong học sinh.
Việc xây dựng và phát triển Quỹ Khuyến học, khuyến tài không chỉ đa dạng về loại hình mà còn phong phú về hình thức vận động, đạt được kết quả đáng phấn khởi. Các loại quỹ Khuyến học trên địa bàn toàn huyện hình thành từ ống tiết kiệm Khuyến học gia đình đến quỹ Khuyến học dòng họ, khu dân cư, Hội đồng hương, đồng ngũ,... Các hình thức vận động xây dựng quỹ rất phong phú, từ việc kêu gọi lòng hảo tâm của các cá nhân hoặc tập thể nhỏ lẻ ủng hộ quỹ cho đến việc vận động toàn dân đóng góp theo mức thoả thuận. Vì vậy, nguồn quỹ này được ổn định hàng năm và luôn được bổ sung từ sự ủng hộ của các doanh nghiệp, doanh nhân ở khắp mọi miền đất nước luôn hướng về quê hương và hỗ trợ bằng nhiều hình thức như tặng sách vở, cặp sách, đồ dùng học tập, quần áo và nhiều thứ khác, nhất là
tiền mặt. Đặc biệt khi UBND tỉnh có QĐ số 3179/2007/QĐ - UBND phê duyệt “Đề án xây dựng quỹ Khuyến học ở Thanh Hoá” lại càng tạo điều kiện và cơ sở pháp lí cho phong trào xây dựng quỹ Khuyến học ở Nga Sơn phát triển rộng khắp và mạnh mẽ.
Mặc dù còn hạn chế về số lượng quỹ nhưng hàng năm Huyện Hội vẫn tích cực phối hợp với Phòng GD - ĐT và Công đoàn Giáo dục huyện tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng cho phong trào thi đua “Hai tốt”
mỗi năm từ 30 đến 40 triệu đồng, phối hợp với quỹ “Vì người nghèo”
của huyện, các loại quỹ Khuyến học ở tỉnh Thanh Hóa trao học bổng cho sinh viên, học sinh học khá, giỏi có hoàn cảnh khó khăn, nhất là những em thuộc hộ nghèo, mỗi năm hàng 100 triệu đồng, riêng năm 2010 là 370 triệu đồng. Việc vận động xây dựng Quĩ Khuyến học theo phương thức xã hội hoá, tạo nên sức mạnh xã hội to lớn và đang trở thành một loại quỹ xã hội chăm lo cho sự nghiệp trồng người, giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện công bằng xã hội, được nhân dân cả huyện đồng tình hưởng ứng.
Phòng GD&ĐT và HKH đã thường xuyên chăm lo việc học tập cho người lớn bằng nhiều hình thức, trọng tâm là xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ ở xã, thị trấn.
Năm 2003, huyện đã có 100% số xã, thị trấn có TTHTCĐ. Năm 2009, HKH đã phối hợp với Phòng GD&ĐT tổ chức tổng kết 7 năm xây dựng, phát triển TTHTCĐ và xác định phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2010 - 2015. Nhờ sự kiên trì và nỗ lực của HKH huyện và cơ sở xã, thị trấn mà hoạt động của TTHTCĐ đã đạt được nhiều tiến bộ, hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Trong 5 năm (2006 - 2010), các TTHTCĐ đã mở được 5.060 lớp học cho người lớn với 1.173.415 lượt người đến học. Phần lớn các TTHTCĐ đã hoạt động toàn diện theo 5 nội dung được quy định trong QĐ 735/
2004/QĐ - UBND của UBND tỉnh Thanh Hoá. Trong đó, các lớp chuyển