Thăm dò tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục huyện nga sơn năm 2015 2016 (Trang 96 - 101)

Để khẳng định tính khả thi của các giải pháp tăng cường XHHGD ở huyện Nga Sơn, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu (Có mẫu ở phần phụ lục). Số lượng người được điều tra: 150, trong đó:

Hiệu trưởng THCS: 30 Hiệu trưởng Tiểu học: 25 Hiệu trưởng mầm non: 20 Giáo viên: 38

Chủ tịch Hội khuyến học xã: 20

Lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện: 05

Lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể, Phòng GD&ĐT, Hội KH: 12 Bảng kết quả điều tra về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý công tác XHHGD ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

TT Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục

Tính cần thiết % (số người)

Tính khả thi % (số người)

Cần thiết

Không cần thiết

Không có ý kiến

Thực hiện được

Không thực hiện được

Không có ý kiến

1 Tuyên truyền sâu rộng công tác XHHGD trong cộng đồng

94,6 (142)

2,0 (3)

3,4 (5)

92,0 (138)

5,4 (8)

2,6 (4)

2

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp xã hội đối với công tác XHHGD

96 (144)

2,7 (4)

1,3 (2)

79,3 (119)

12,0 (18)

8,7 (13)

3

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường thể chế hóa sự quản lý của nhà nước trong công tác XHHGD

90,6 (136)

6,7 (10)

2,7 (4)

81.3 (122)

12,0 (18)

6,7 (10) 4 Tăng cường nguồn lực, đa dạng

hóa nguồn đầu tư, vận động cộng đồng đóng góp xây dựng CSVC,

88 (132)

6.0 (9)

6.0

(9) 66,0 (99)

24.7 (37)

5,3 (8)

trang thiết bị cho giáo dục 5

Tăng cường sự phối hợp của nhà trường với hội Cha mẹ học sinh thực hiện các mục tiêu XHHGD

86,7 (130)

8,0 (12)

5,3 (8)

83.3 (125)

12,7 (19)

4,0 (6)

6

Phát triển hệ thống giáo dục trong nhà trường tạo nòng cốt cho việc xây dựng một XHHT, quản lý công tác XHHGD

88.7 (133)

5,3 (8)

6,0 (9)

67,4 (101)

17,3 (26)

15,3 (23)

7

Đa dạng hóa các loại hình trường lớp - hình thức học tập, tạo cơ hội để mọi người được học tập

89,3 (134)

6.0 (9)

4,7 (7)

82,6 (124)

8,0 (12)

9,4 (14) 8 Củng cố, phát triển và tăng cường

quản lý hệ thống TTHTCĐ

78,0 (117)

8.7 (13)

13,3 (20)

87,3 (131)

11,4 (17)

1,3 (2) 9

Hội thảo, nêu cao vai trò của Đại hội giáo dục (ĐHGD) và Hội đồng giáo dục (HĐGD) các cấp

73.4 (110)

21,3 (32)

5,3

(8) 76,7 (115)

8,0 (12)

15,3 (23) Từ kết quả điều tra, rút ra nhận xét về các giải pháp:

- Tuyên truyền sâu rộng công tác XHHGD trong cộng đồng: 94,6%

(142) ý kiến ủng hộ, 92% (138) ý kiến cho rằng khả thi. Đây là giải pháp có tính cấp thiết và tính khả thi cao.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp xã hội đối với công tác XHHGD: 96%

(144) ý kiến ủng hộ; 79,3% (119) cho rằng khả thi. Đây là một trong những giải pháp tích cực nhằm góp phần tăng cường quản lý hoạt động XHHGD, chiếm được số phiếu đồng thuận cao.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường thể chế hóa sự quản lý của nhà nước trong công tác XHHGD: 90,6% (136) ý kiến ủng hộ, 81,3% (122) cho rằng khả thi. Đây là một trong những giải pháp chiếm đa số phiếu đồng thuận cao nhất, điều đó khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi cao của giải pháp này.

- Tăng cường nguồn lực, đa dạng hóa nguồn đầu tư, vận động cộng đồng đóng góp xây dựng CSVC, trang thiết bị cho giáo dục: 88% (132) ý

kiến ủng hộ tính cấp thiết của giải pháp, 66% (99) cho rằng khả thi, 24,7%

(37) cho rằng không khả thi. Như vậy, đây là một giải pháp sẽ khó khăn trong quá trình thực hiện, cần phải tìm nguyên nhân.

- Tăng cường sự phối hợp của nhà trường với hội Cha mẹ học sinh thực hiện các mục tiêu XHHGD: 86.7% (130) ý kiến ủng hộ, 83,3% (125) cho rằng khả thi.

- Phát triển hệ thống giáo dục trong nhà trường tạo nòng cốt cho việc xây dựng một XHHT, quản lý công tác XHHGD trên địa bàn huyện. Số người tán thành cao, 88,7% (133) ý kiến ủng hộ, 67,4% (101) cho rằng khả thi.

- Đa dạng hóa các loại hình trường lớp - hình thức học tập, tạo cơ hội để mọi người được học tập: 89,3% (134) cho rằng cần thực hiện và 82,6%

(124) cho rằng khả thi. 6% (9) cho rằng không cần thiết và 8% (12) cho rằng không khả thi. Đây là một trong những vấn đề thực tế còn tồn tại ở huyện khi bàn về việc tạo cơ hội học tập cho mọi người.

- Củng cố và phát triển hệ thống TTHTCĐ: 78% (117) ý kiến ủng hộ, 87,3% (131) cho rằng khả thi. 8,7% (13) cho rằng không cần thiết và 11,4% (17) cho rằng không khả thi. Điều này cho thấy, ĐHGD các cấp chưa phỏt huy rừ nột vai trũ của mỡnh trong cụng tỏc XHHGD.

- Hội thảo, nêu cao vai trò của Đại hội giáo dục (ĐHGD) và Hội đồng giáo dục (HĐGD) các cấp: 73,4% (110) ý kiến đồng tình, 76,7%

(115) cho rằng khả thi.

Từ kết quả điều tra cho thấy các giải pháp mà chúng tôi đề xuất là cần thiết và có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý công tác XHHGD trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng giáo dục và quá trình thực hiện XHHGD ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đề xuất một số giải

pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động XHHGD, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện trong giai đoạn hiện nay.

Các giải pháp được đề xuất là một thể thống nhất, có quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Trong đó giải pháp này là tiền đề, điều kiện để thực hiện tốt giải pháp kia và ngược lại.

Các giải pháp được số đông ý kiến đánh giá là cần thiết phải thực hiện và có tính khả thi cao. Trong quá trình triển khai thực hiện, đòi hỏi các chủ thể tham gia thực hiện quản lý công tác XHHGD phải vận dụng đồng bộ các giải pháp một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương, đơn vị góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động XHHGD ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Giáo dục Việt Nam hiện nay đã đạt được những thành tích đáng tự hào, tuy nhiên vẫn còn những yếu kém, bất cập, tụt hậu khoảng cách xa với các nền giáo dục tiên tiến cũng đang đổi mới và phát triển. Giáo dục đang có sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô với gấp rút nâng cao chất lượng; giữa tạo được chuyển biến cơ bản, toàn diện, với giữ được sự ổn định tương đối của hệ thống giáo dục. Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để đạt được mục tiêu trên thì vấn đề quản lý công tác XHHGD giữ vai trò rất quan trọng khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế, khi nền kinh tế thị trường đang chuyển sang nền kinh tế tri thức.

Nội dung đề tài đã khẳng định XHHGD là một tư tưởng chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước để huy động các lực lượng xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp GD&ĐT, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả giáo dục. Thực hiện quản lý công tác XHHGD nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục, tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội. Sự tham gia toàn diện của các tổ chức và cá nhân vào quản lý công tác XHHGD là nội dung quan trọng nhằm đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo hiện nay.

Đề tài đã đánh giá được thực trạng quản lý công tác XHHGD ở Nga Sơn. Những thành tựu nổi bật đó là: đã huy động mạnh mẽ các nguồn lực, gồm: nội lực và ngoại lực, tài lực, nhân lực, vật lực để quản lý công tác XHHGD, phát triển giáo dục. Đa dạng hoá các loại hình trường lớp và loại hình học tập, bước đầu thực hiện thành công một loại hình giáo dục mới đó là giáo dục cộng đồng thông qua các TTHTCĐ. Tạo môi trường để người dân tham gia vào quản lý công tác XHHGD theo từng điều kiện, hoàn cảnh địa phương. Kết quả: Quy mô trường lớp được tăng lên; chất lượng các ngành học, bậc học phổ thông có chuyển biến tích cực; nhận thức, tay nghề và mặt bằng dân trí của người dân được nâng lên.

Đề tài cũng nêu ra những mặt còn hạn chế, yếu kém cơ bản đó là:

Nhận thức chưa đầy đủ, phiến diện của cán bộ và người dân về quản lý công tác XHHGD; một bộ phận xem quản lý công tác XHHGD chỉ là biện pháp tạm thời để huy động đóng góp về tài chính trong lúc ngân sách nhà nước còn eo hẹp, hay XHHGD là chiều hướng tư nhân hoá giáo dục; chưa tạo cơ hội cho người dân tham gia toàn diện phát triển giáo dục; một số cán bộ, nhân dân chưa nhận thức được nhu cầu học tập của bản thân biểu hiện ở tư tưởng tự thoả mãn, tự bằng lòng. Vì vậy, kết quả quản lý công tác XHHGD chưa chặt chẽ; sự đầu tư nguồn lực chưa hợp lý giữa các ngành học, cấp học; sự tham gia chưa đồng bộ giữa các ban, ngành, đơn vị.

Như vậy, nghiên cứu đã cố gắng làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quản lý công tác XHHGD trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Từ thực trạng quản lý công tác XHHGD, điều kiện tự nhiên - xã hội của huyện Nga Sơn, tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý công tác XHHGD ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Các giải pháp tác giả đưa ra đều có căn cứ khoa học và thực tiễn.

Tuy nhiên khi áp dụng vào từng địa phương, nhà trường cần có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp. Mặt khác, cần thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ mới có sự tác động hỗ trợ lẫn nhau, nếu tiến hành từng giải pháp riêng rẽ sẽ kém hiệu quả.

Những đóng góp nghiên cứu của tác giả sẽ góp phần giúp quá trình quản lý công tác XHHGD, một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước cho cán bộ Đảng, chính quyền các cấp, cán bộ các ban ngành, đoàn thể và cán bộ quản lý các trường học trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đạt hiệu quả cao.

Đề tài có thể được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và mở rộng phạm vi để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục huyện nga sơn năm 2015 2016 (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w