6. KÊT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.8. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY 1 Hiệu quả sử dụng vốn và cơ cấu vốn của công ty
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty từ 2008-2012 ta có thể thấy rừ, từ năm 2008 đến năm 2009 cả tài sản và nguồn vốn của cụng ty đều tăng.
Tổng nguồn vốn tăng 134,6 tỷ đồng tương đương 19,52%, trong đó nợ phải trả tăng 180,79 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu giảm 46,19 tỷ đồng cho thấy công ty cần chú trọng đặc biệt vào vấn đề này. Từ năm 2009 sang năm 2010 cả tài sản và nguồn vốn của công ty tăng mạnh. Tổng nguồn vốn công ty tăng trên 161 tỷ đồng (23,4%), điều này là do có sự tăng của nợ phải trả trên 134 tỷ đồng (23%), chủ yếu là nợ ngắn hạn. Từ năm 2010 đến 2011 xét chung tổng nguồn vốn của công ty tăng lên không đáng kể so với các giai đoạn trước, tổng nguồn vốn tăng là gần 48 tỷ đồng (trên 5,6%), nợ ngắn hạn tăng trên 63 tỷ đồng, tương đương trên 9% và Nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm, cụ thể là giảm gần 13 tỷ đồng (8,6%). Bên cạnh đó nợ dài hạn tăng 224% năm 2011 nhưng năm 2010 lại giảm trên 3 tỷ đồng tương đương trên 35%, nguồn kinh phí và quỹ khác tăng 105% (2011) và 3% (2010), tồn kho năm 2010 tăng gần 266 tỷ đồng (155%) nhưng sang năm 2011 lại giảm mạnh so với 2010.
Tài sản của công ty từ năm 2008 đến 2011 cũng tăng liên tục đặc biệt là giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng trên 149,6 tỷ đồng (2009-2010) tương đương 24,4% và 46,8 tỷ đồng (2010-2011) trên 6%; các khoản phải thu ngắn hạn (2011) tăng 156,8 tỷ đồng tương đương 94,5%; tài sản dài hạn khác tăng trên 456 triệu đồng tương đương trên 28%. Trong khi đó tài sản dài hạn tăng nhẹ và tồn kho giảm tới gần 21% so với năm 2010.
Năm 2012 giá trị tài sản ngắn hạn, dài hạn cũng như nguồn vốn có xu hướng gia tăng. Tính bình quân tôc độ tăng của cả giai đoạn 2008-2012 là 13,53% tương ứng với tốc độ phát triển bình quân là 113,53%. Điều này chứng tỏ tỷ trọng về tài sản và nguồn vốn ngày càng được chú trọng nâng cao trong tổng vốn của công ty góp phần tăng đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Trong cơ cấu nguồn vồn thì vốn chủ sở hữu của công ty tương đối thấp và có xu hướng giảm điều này là rất tốt vì công ty chủ yếu sử dụng vốn đi vay để kinh doanh là chính.
Sự tăng lên của tài sản cũng như nguồn vốn của công ty cũng là điều dể hiểu, bởi công ty đang ngày một mở rộng quy mô sản xuất: cơ sở vật chất được đầu tư, các kho bãi, khu vực chế biến được mở rộng và được lắp đặt nhiều máy móc thiết bị tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất đặc biệt là nhu cầu xuất khẩu. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho công ty, nó phản ánh sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên toàn công ty, trong đó vai trò của ban lãnh đạo là vô cùng quan trọng trong việc hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch kinh doanh trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.
Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty từ 2008-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng; %
STT Chỉ tiêu Năm
2008 2009 2010 2011 2012
1 Tài sản 555,05 689,6
5
851,0 2
898,9
1 922,11 13,53
1.1 Tài sản ngắn hạn 479,46 611,22 760,86 807,70 828,76 14,66 1.2 Tài sản dài hạn 75,59 78,43 90,16 91,22 93,35 5,42
2 Nguồn vốn 555,05 689,6
5
851,0 2
898,9
1 912,11 13,53
2.1 Nợ phải trả 390,23 571,02 725,17 765,68 774,55 18,69 2.2 Vốn chủ sở hữu 164,82 118,63 125,85 133,23 137,56 -4,42
Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ 1.8.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2012 ta thấy, từ năm 2008 đến 2009, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty giảm sút 28,02 tỷ tương ứng với 85,5%, tuy doanh thu thuần của công ty giảm tương đối ít nhưng giá vốn hàng bán quá cao làm cho lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty bị âm, nhưng rất may là doanh thu từ hoạt động tài chính tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2008, giúp công ty tránh được thua lỗ và có lãi. Nguyên nhân vì giá cà phê trên thị trường thế giới giảm mạnh và lượng cung lớn hơn lượng cầu, mặt khác là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến toàn bộ các hoạt động kinh tế suy giảm trong đó việc xuất khẩu của Công ty cũng không ngoại lệ. Năm 2010, 2011 cụng ty đó cú dấu hiệu hồi phục rừ ràng nhưng vẫn khụng bằng năm 2008, đú là nhờ giá cà phê trên thị trường thế giới đã tăng mạnh nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty khá cao, các khoản phải trừ còn cao và dấu hiệu hồi phục từ suy giảm kinh tế chưa rừ nột làm cho thu nhập bị giảm xuống.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng gần 475 tỷ đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng đến trên 1.716 tỷ đồng tương đương 58% so với năm 2010.
Đặc biệt năm 2009 lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ là âm 5,8 tỷ đồng nhưng sang năm 2010 tăng lên 79,8 tỷ đồng và qua năm 2011 là 167,9 tỷ đồng tăng 110%.
Năm 2012 so với năm 2011 và các năm trước hầu như tất cả các chỉ tiêu đều tăng, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt trên 41 tỷ đồng đây có lẽ là do nền kinh tế năm 2012 tăng trưởng ổn định đã tại điều kiện cho công ty hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh của mình. Điều này chứng tỏ công ty làm ăn ngày càng có lãi, qui mô sản xuất ngày càng tăng, chất lượng mọi hoạt động tiến triển rừ rệt, nguồn nhõn lực dồi dào và nhiều kinh nghiệm. Đây cũng chính là kết quả của những kế hoạch đúng đắn mà công đã đưa ra thực hiện trong năm 2012. Tuy nhiên, Công ty cần chú trọng hơn nữa vào chất lượng sản xuất để giảm thiểu các chi phí không cần thiết, nâng cao chất
lượng cà phê xuất khẩu nhằm tạo nhiều lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau đạt được những kết quả nhất định, lợi nhuận có xu hướng ngày một gia tăng.
Dưới tác động của các nhân tố thị trường, giá cả và các quy luật kinh tế khác song đến nay lợi nhuận luôn dương (>0), thu nhập BQ đầu người ngày một được cải thiện, đến nay BQ thu nhập đầu người/tháng đạt trên 6 triệu đồng và có xu hướng tăng lên.
Do vậy muốn nâng cao được hiệu quả HĐSXKD cần phải xem xét và tính đến các nhân tố tác động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để xây dựng lộ trình cụ thể cho tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong đó chú trọng việc tăng doanh thu, giảm chi phí.
Bảng 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 - 2012
ĐVT: tỷ VND; % ST
T Chỉ tiêu Năm
2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Tăng giảm BQ (%)
1 Doanh thu hàng bán và dịch vụ
2.782,0 8
2.481,3 3
2.956,2 0
4.672,4 2
6.832,4
4 50,97
2 Các khoán phải trừ 6,11 1,04 1,92 0,72 0,96 401,96
3
Doanh thu thuần về hàng bán và dịch vụ
2.775,9 7
2.480,2 9
2.954,2 7
4.671,7 0
6.831,4
8 50,89
4 Gía vốn hàng bán
2.650,7 4
2.486,1 6
2.874,3 9
4.503,7 7
6.573,7
9 50,60
5
Lợi nhuận gộp về hàng bán và dịch
vụ 125,22 -5,87 79,89 167,92 258,65 58,04
6 Doanh thu từ hoạt động tài chính 61,36 135,59 157,16 148,09 155,18 49,86
7 Chi phí tài chính 65,51 53,02 109,49 145,28 173,01 48,27
Trong đó: Chi phí lãi vay 31,87 36,58 46,48 90,38 108,43 39,92
8 Chi phí bán hàng 51,01 57,65 78,75 106,64 187,35 37,69
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 29,27 15,03 33,3 44,43 53,47 63,64 10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 43,8 4,03 15,51 16,67 50,38 90,04
11 Thu nhập khác 2,11 4,17 3,97 3,45 4,74 54,50
12 Chi phí khác 0,52 1,05 1,35 0,58 1,53 44,60
13 Lợi nhuận khác 1,59 3,11 2,62 2,87 3,21 58,99
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 45,39 7,14 18,13 19,54 53,59 88,29
15
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành 12,6 2,35 4,84 5,13 11,94 104,12
16
Chi phí TT trong doanh nghiệp hiện
tại 0,03 0,04 0,00 0,00 0,00 -
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 32,77 4,75 13,29 14,41 41,65 83,53
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài vụ
Biểu đồ 1.1. Xu hướng biến động LN BQ và TNBQ từ năm 2000 đến 2012 1.9. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XNK 2-9 Khi xét đến hiệu quả xuất khẩu là xét đến mối tương quan giữa kết quả xuất khẩu và chi phí xuất khẩu, tỷ lệ này càng lớn thì hiệu quả xuất khẩu càng cao, tỷ lệ này nhỏ hơn 1, rừ ràng xuất khẩu khụng cú hiệu quả vỡ kết quả khụng đủ bự đắp chi phớ.
Do đó, trong hoạt động xuất khẩu, vấn đề không phải chỉ là chúng ta xuất khẩu được bao nhiêu tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là bao nhiêu mà còn phải tính đến những chi phí phải bỏ ra để có được kết quả xuất khẩu như vậy. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, một mặt chúng ta phải tìm cách nâng cao kết quả xuất khẩu, nhưng mặt khác quan trọng hơn là phải giảm được chi phí xuất khẩu một cách hợp lý. Kết quả xuất khẩu có thể không tăng nhưng việc giảm chi phí xuất khẩu sẽ làm tăng hiệu quả xuất khẩu. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội.
1.9.1. Nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của công ty XNK 2-9
Xuất khẩu cà phê là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng nhất của công ty, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cà phê sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh chung của công ty. Đồng thời, giúp công ty gia tăng lợi nhuận, có thể bù đắp cho các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả khác, nhờ đó công ty có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê tạo điều kiện cho công ty có thể đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, phát triển thị trường…từ đó mở rộng quy mô sản xuất, củng cố thêm sức mạnh và uy tín của công ty trên thị trường.
1.9.2. Nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê là nhân tố góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cùng với cơ chế thị trường đang diễn ra như hiện nay làm cho yếu tố cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi hoạt động. Nó làm cho doanh nghiệp hoặc phát triển mạnh mẽ hơn, hoặc phá sản một cách nhanh chóng.
Đối với hoạt động xuất khẩu cà phê, mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác. Công ty XNK 2-9 không chỉ cạnh tranh với doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực, cùng mặt hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở các quốc gia xuất khẩu cà phê khác và các doanh nghiệp bản địa ở thị trường xuất khẩu. Do đó, để có thể tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh, công ty phải thực hiện tốt tất cả các khâu trong quá trình xuất khẩu như: thu thập, xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác giúp công ty tiết kiệm thời gian và chi phí, từ đó đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn; công tác hậu cần đầu vào, công tác sản xuất, chế biến, bảo quản…Nâng cao hiệu quả xuất khẩu giúp công ty tăng doanh thu, từ đó làm phong phú và làm giàu cho các hoạt động kinh doanh của chính công ty mình.
Giúp công ty đứng vững trên thị trường và khẳng định vị thế với cạnh tranh với các công ty khác.
1.9.3. Xuất khẩu cà phê có hiệu quả sẽ góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Công ty thúc đẩy sản xuất phát triển
Xuất khẩu cà phê tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Hoạt động xuất khẩu gắn với việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu, do đó khi xuất khẩu thành công tức là khi đó ta đã có được một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điều này không những tạo cho công ty có được vị trí trong thương trường quốc tế mà còn giúp công ty chủ động trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cà phê thế giới. Thị trường tiêu thụ càng lớn càng thúc đẩy sản xuất phát triển có như vậy mới đáp ứng được nguồn hàng cho xuất khẩu.
Xuất khẩu cà phê hiệu quả giúp công ty tạo ra điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong khu vực, tạo điều kiện để
mở rộng vốn, công nghệ, trình độ quản lý, nâng cao đời sống người lao động trong công ty và đảm bảo khả năng tái sản xuất mở rộng. Không những thế, xuất khẩu cà phê là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kĩ thuật công nghệ từ thế giới bên ngoài vào các doanh nghiệp trong ngành cà phê nói chung và công ty XNK 2-9 nói riêng.
Khi xuất khẩu cà phê thì sẽ làm công ty nắm bắt được công nghệ tiên tiến của thế giới để áp dụng vào công ty mình. Như công nghệ chế biến cà phê xuất khẩu, công nghệ, phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch cà phê, ngoài ra còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý từ quốc gia khác. Như vậy sẽ nâng cao được năng lực sản xuất trong nước để phú hợp với trình độ của thế giới.
Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu, cà phê của công ty sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thế giới, về giá cả chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi công ty phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường, khi đó muốn đứng vững trên thị trường buộc công ty phải làm sao để hạ giá thành, nâng cao chất lượng để đánh bật đối thủ cạnh tranh. Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp công ty nâng cao được uy tín hình ảnh của đơn vị trong con mắt bạn hàng và trên thị trường thế giới, từ đó tạo ra cho công ty lợi thế canh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường tăng thị phần và lợi nhuận.
1.9.4. Nâng cao hiệu quả hoạt đông xuất khẩu cà phê góp phần phát triển nền kinh tế đất nước và gia tăng lợi ích xã hội
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu được cải thiện và nâng cao sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty, nhờ đó làm tăng thu nhập cho người lao động. Người lao động có động lực và điều kiện để làm việc tốt hơn, được đào tạo để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và đời sống của họ nhờ đó cũng được cải thiện và nâng cao, góp phần nâng cao mức sống xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đói nghèo và tệ nạn xã hội.
Đối với nền kinh tế nói chung, việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu không chỉ làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mang lại nguồn ngoại tệ lớn hơn để đầu tư phát triển, mà còn góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
1.9.5. Xuất khẩu cà phê của công ty có hiệu quả là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta nói chung và của công ty nói riêng
Toàn cầu hoá và hội nhập đang là xu thế khách quan lôi kéo nhiều nước tham gia.
Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Xuất khẩu là hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài do đó khi xuất khẩu sẽ có điều kiện giúp cho quốc gia đó có được nhiều mối quan hệ với các nước khác. Vì thế tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu chính là tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế nhanh hơn. Nếu như trước đây thị trường xuất khẩu cà phê chỉ thu hẹp ở
các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thì ngày nay đã có mặt trên 60 quốc gia trên toàn thế giới. Cú được thành tựu trờn là do cụng ty đó nghiờn cứu rừ thị trường, nắm bắt nhu cầu của từng thị trường. Với mục tiêu giữ vững thị trường dễ tính, len chân vào những thị trường khó tính như vậy đã tạo cho Việt Nam một thị trường tiêu thụ cà phê hết sức rộng lớn. Điều này đã khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Công ty còn thành công trong việc tham gia vào các tổ chức cà phê thế giới. Là thành viên tích cực trong Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, gia nhập ICO, Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC). Điều này sẽ tạo cho công ty có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nước sản xuất hàng đầu thế giới, học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất chế biến cà phê.