Những hạn chế, rủi ro và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU 2-9 (Trang 64 - 67)

II. CÀ PHÊ ARABICA A. Loại I sàng 18

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH MTV XNK 2-9

2.4.2. Những hạn chế, rủi ro và nguyên nhân 1 Hạn chế

Mặc dù kinh doanh cà phê theo phương thức trừ lùi dựa trên mức giá giao dịch tại các thị trường kỳ hạn là phương thức kinh doanh hiện đại, phổ biến trên thế giới nhưng còn quá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do sự hiểu biết của chúng ta về kinh doanh cà phê trên thị trường kỳ hạn còn rất ít. Kinh nghiệm và nhận định xu hướng giá của thị trường rất hạn chế và không có công cụ để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh theo phương thức này nên đã gây ra tổn thất đối với công ty.

Việc chỉ đạo và phối hợp hành động chưa thường xuyên dẫn đến không phát huy được sức mạnh tổng hợp của công ty. Trong vụ cà phê vừa qua Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ về kinh phí để tìm và mở rộng thị trường và có nhiều đoàn đi xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường nước ngoài, tham gia hội chợ triển lãm nhưng chưa tập trung và hiệu quả chưa cao.

Công tác thống kê và báo cáo về kinh doanh xuất nhập khẩu không kịp thời và thiếu chính xác, không đầy đủ dẫn đến việc báo cáo tổng hợp, phân tích chưa nhanh

nhạy, độ tin cậy thấp, chưa đủ căn cứ để nhận định tình hình, xu thế trong kinh doanh cà phê, do vậy công tác tham mưu và chỉ đạo của công ty chưa sát thực.

Sự nhạy bén nắm bắt tình hình và quyết đoán trong kinh doanh ở một số đơn vị có những lúc chưa kịp thời, chưa chính xác.

Chưa áp dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

Tuy đã cố gắng nhưng chưa đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh. Công ty mới chỉ xuất khẩu được cà phê nhân sang thị trường EU còn cà phê hoà tan, cà phê mix, cà phê rang xay chưa nhiều. Tìm kiếm thị trường mới của công ty hiện nay có nhiều khó khăn, cần phải đối mặt với một số vấn đề như: nguồn vốn, sự hiểu biết về thị trường mới, trình độ cán bộ, rào cản thương mại từ các nước nhập, chi phí cho dự báo thị trường cao…

Chất lượng cà phê vẫn không đồng đều, không ổn định, chưa tạo ra các thương hiệu cà phê để bán với giá cao hơn so với cà phê cùng loại. Năm 2012 công ty mới đặt ra mục tiêu là 75% - 80% lượng hàng xuất khẩu được chế biến trực tiếp từ nhà máy chế biến của công ty, như vậy, có nghĩa là hiện nay có ít nhất là 20% - 25% lượng hàng xuất khẩu của công ty không được sản xuất theo dây chuyền hiện đại của nhà máy công ty. Hoặc cà phê sẽ được chế biến ở các nhà máy cũ chưa được trang bị trang thiết bị hiện đại, hoặc được thuê gia công từ bên ngoài. Với khâu chế biến đầu vào như vậy sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm, không quản lí, nắm bắt được quy cách phẩm chất hàng hóa, chịu chi phí thuê cao.

Phương thức xuất khẩu của doanh nghiệp hiện nay cũng là một khó khăn không nhỏ, đa số cà phê được xuất bán theo phương thức trừ lùi, giá xuất khẩu cà phê không ổn định, doanh nghiệp không quyết định giá cũng như không có sự ảnh hưởng lớn tới giá mà hầu như giá bị các nhà đầu cơ thao túng. Việc giá cà phê lên xuống thất thường đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp cũng như các hộ trồng cà phê.

Giá cà phê trên thế giới từ khoảng tháng 10/2008 đến đầu năm 2012 có xu hướng tăng giảm bất thường, công ty cũng như các doanh nghiệp Việt Nam thường

“chốt giá” vào thời điểm giá xuống do “tâm lý sợ giá xuống nữa” nên dẫn đến thu nhập thấp hoặc thua lỗ.

Việc tìm kiếm thị trường mới của công ty hiện nay có nhiều khó khăn, cần phải đối mặt với một số vấn đề như: nguồn vốn, sự hiểu biết về thị trường mới, trình độ cán bộ, sự phù hợp của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, rào cản thương mại từ các nước nhập…ngày càng được quản lý chặt chẽ và khắt khe hơn.

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu cà phê chưa được triển khai hiệu quả. Ngoài việc giới thiệu sản phẩm qua mạng hoặc thông qua các đơn chào hàng thì hầu như công ty chưa có chương trình quảng bá hoặc tiếp thị cà phê hiệu quả đến khách hàng.

Dịch vụ trong và sau khi bán hàng chưa được công ty chú trọng. Hiện công ty chưa có hệ thống nhân viên bán hàng tại các nước nhập khẩu, hệ thống giải quyết tranh chấp khiếu nại qua điện thoại, internet và dịch vụ hỗ trợ người mua sau khi bán chưa tốt.

2.4.2.2 Rủi ro

Giá cả trên thế giới biến động thất thường, do đó việc đánh giá thị trường và quyết định kinh doanh nhiều khi không chính xác, dẫn đến hậu quả khó lường.

Kinh doanh cà phê thế giới chủ yếu theo sàn cà phê kỳ hạn, giá cả được tính theo hình thức lấy giá sàn Liffe Luân Đôn trừ lùi một khoản chi phí do bên bán và bên mua thỏa thuận. Khi thị trường có sự biến động lên, xuống trong biên độ quá lớn thì rủi ro trong kinh doanh rất cao.

Sàn giao dịch cà phê thế giới do các nhà đầu cơ tài chính chi phối, và việc chủ động tạo ra biến động để đầu cơ kiếm lời với họ là điều hoàn toàn có thể.

Rủi ro của ký kết hợp đồng bán trước, giao sau (forward) trong phạm vi khả năng cung ứng phát sinh khi ta mua bán vượt quá tầm kế hoạch cung ứng và không thể nào thực hiện được hợp đồng.

2.4.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

- Lạm phát là một yếu tố góp phần làm tăng chi phí sản xuất như: chi phí nhân công, chi phí thu mua tạo nguồn hàng, chi phí vận chuyển, chi phí cho đầu tư cơ sở vật chất, chi phí cho nhiên liệu phục vụ máy móc hoạt động…

- Thay đổi của tỉ giá hối đoái trên thị trường cũng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu cà phê của công ty.

- Giá cả luôn biến động

- Đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng cà phê của Việt Nam nên họ liên tục ép giá đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng cà phê cao hơn trước và do phương thức trừ lùi với mức trừ lùi cao nên khiến lợi nhuận các doanh nghiệp Việt Nam không cao, có doanh nghiệp chỉ ở mức hòa vốn thậm chí có doanh nghiệp chịu lỗ do phương thức trừ lùi

- Rào cản thương mại tại các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe và chặt chẽ hơn, đây cũng là nguyên nhân khiến cho sản phẩm cà phê của doanh nghiệp khó thâm nhập hơn.

* Nguyên nhân chủ quan

- Cán bộ công ty chưa được tạo điều kiện tốt nhất để tiếp cận với quy trình và thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng trong kinh doanh xuất khẩu.

- Máy móc trang thiết bị của công ty tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng hết yêu cầu trong sản xuất, chế biến và chưa theo kịp sự phát triển của thế giới do

đó sản phẩm của công ty còn nhiều chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

- Trình độ cán bộ kỹ thuật còn thấp và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu từ việc hướng dẫn trồng, chăm sóc, chế biến cà phê. Hiện tại diện tích cà phê theo Dự án cà phê bền vững của công ty mới chỉ trong giai đoạn đầu, số còn lại hầu như do người nông dân tự tay trồng, chăm sóc mà không có hướng dẫn kỹ thuật dẫn đến sản lượng, chất lượng cà phê chưa cao và khó phát triển sản phẩm mới.

- Khả năng của công ty về phát triển thị trường và xúc tiến sản phẩm tại thị trường nước ngoài còn hạn chế. Công ty chưa có đại lý hay các chi nhánh tại các nước nhập khẩu đã làm cho sản phẩm chưa được biết đến nhiều bởi người tiêu dùng. Bên cạnh đó công ty lại chủ yếu bán sản phẩm cà phê nhân xô cho các tập đoàn lớn, các tập đoàn này có các cơ sở rang xay sản xuất theo yêu cầu của người tiêu dùng và cà phê lúc này được người tiêu dùng sử dụng sản phẩm với thương hiệu của các tập đoàn đó mà không phải là của công ty, chính vì thế thương hiệu của công ty chưa được quảng bá rộng rãi.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU 2-9 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w