Các phương thức xuất khẩu cà phê của công ty

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU 2-9 (Trang 47 - 52)

II. CÀ PHÊ ARABICA A. Loại I sàng 18

2.1.4 Các phương thức xuất khẩu cà phê của công ty

Công ty hiện cũng áp dụng một trong hai phương thức ký kết hợp đồng xuất khẩu cà phê ra nước ngoài. Thứ nhất, hợp đồng có giá đơn vị (unit price) thực khi ký kết, trên thị trường thường được gọi là hợp đồng có giá tiền trao cháo múc, hay

“outright” trong tiếng Anh. Đây cũng là một hợp đồng giao sau dựa trên chênh lệch với giá robusta Liffe mà có, nhưng giá được quyết định ngay, cụ thể, nên cũng có người gọi là hợp đồng có giá “chốt trước” hay có giá “đã chốt”. Thứ hai là còn hợp đồng “trừ lùi hay cộng tới”, tức là hợp đồng mà theo đó 2 bên mua và bán thỏa thuận một mức trừ hay cộng (differentials) dựa trên giá chuẩn robusta giao dịch ở sàn Liffe để hai bên quyết định giá theo thỏa thuận khi thấy an toàn cho các vị thế mua hay bán của mình. Chính vì thế, với phương thức này, cả 2 bên có cơ hội giảm thiểu rủi ro rất lớn khi giá đi nghịch với dự đoán giá của mình. Các thương vụ kiểu này được gọi là hợp đồng có giá “chốt sau” (tiếng Anh “ptbf” viết tắt của cụm từ “price to be fixed”).

Trong kinh doanh cà phê chuyên nghiệp, người ta thường bán giá “chốt trước”

khi giá có khuynh hướng xuống (bear markets); ngược lại, hợp đồng “chốt sau” sẽ rất có lợi trong thị trường có khuynh hướng giá lên (bull markets). Thỉnh thoảng, giới kinh doanh có thể đoán được giá tăng hay giảm với cách mua bán của các nhà kinh doanh: nếu bán “chốt trước” nhiều, thị trường sẽ hiểu giá sẽ xuống, nếu bán “chốt sau”

nhiều, tức có người cầu mong cho giá tăng.

Nên lời khuyên “không nên bán trừ lùi” đã gây tác hại và đưa đến thua lỗ rất lớn nếu như ai “chịu khó” nghe theo lời khuyên này. Để chứng minh, giả sử hôm nay có nhà xuất khẩu bán giá chốt trước với mức 1.750 đô la/tấn (tức trừ 56 đô la/tấn so với giá tháng 1-2012 Liffe) cho giao hàng tháng 12-2011, vì nghĩ rằng giá còn xuống nữa. Nhưng một tuần sau, vì lý do gì đó giá cà phê trên kỳ hạn tăng lên mức 2.000 đô la/tấn, kéo giá trong nước tăng tương ứng.Như thế, nhà xuất khẩu phải giao hàng với giá 1.750 đô la/tấn (có khi gom hàng của nông dân 1.950 đô la/tấn) thay vì có thể

“chốt sau” ở mức cao hơn để giảm lỗ.Rừ ràng, giỏ xuống trong thực tế hiện nay khụng phải do ta đã ký quá nhiều hợp đồng có giá “chốt sau”.

Phương thức kinh doanh giá chốt sau (price-to-be-fixed – ptbf) là hình thức cho phép người mua hoặc người bán “chốt giá” tại thời điểm nào đó trong tương lai trước khi thực hiện giao, nhận hàng. Riêng đối với điều khoản giá thì sẽ áp dụng một trong hai hình thức: thứ nhất, giá thanh toán là giá “trừ lùi”(minus) hoặc thứ hai, giá cộng thêm (plus) so với giá kỳ hạn (futures price). Giá kỳ hạn này thường căn cứ vào giá

trên sàn giao dịch hàng hóa London (Liffe). Nếu chất lượng hàng hóa của người bán thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng quy định trong hợp đồng kỳ hạn sẽ áp dụng “giá trừ

lùi” (minus); nếu tốt hơn sẽ sử dụng “giá cộng thêm” (plus). Như vậy, bản chất của

“giá cộng thêm” hoặc “giá trừ lùi” ở đây là so sánh chất lượng hàng hóa mà cụ thể ở

đây là cà phê Robusta loại 2 với cà phê Robusta loại 2 đã được tiêu chuẩn hóa trên sàn giao dịch kỳ hạn London.

Giả sử vào ngày 1/6/2011, người bán (Việt Nam), người mua (nước ngoài) thỏa thuận mua bán như sau:

• Số lượng: 100 tấn cà phê robusta loại 2;

• Tháng giao hàng: tháng 1/2012;

• Giá cả hai bên thỏa thuận trên hợp đồng ngoại thương thể hiện như sau:

London Robusta January minus 100 đôla/tấn.

• Người bán nắm quyền chốt giá (ptbf – Seller’s contract).

Điều này có nghĩa là giá thanh toán (settlement price) sẽ được chốt theo giá kỳ hạn (futures price) của hợp đồng kỳ hạn cà phê robusta, giao hàng vào tháng 1/2012 của Liffe (theo quy định của Liffe, thời hạn giao hàng của hợp đồng kỳ hạn trong năm vào tháng 1, 3, 5, 7, 9 và 11).

Theo quy định về hợp đồng kỳ hạn cà phê Robusta của London, ngày thông báo giao hàng đầu tiên (first delivery notice day) là bất cứ ngày nào trong tháng giao hàng của hợp đồng kỳ hạn. Như vậy nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ quyết định chốt giá bất cứ ngày nào sau khi ký hợp đồng cho đến ngày thông báo đầu tiên của tháng giao hàng của hợp đồng kỳ hạn (1/2012) trừ lùi 100 đô la/tấn.

Sau khi ký hợp đồng, lúc nào giá thị trường trong nước xuống, nhà xuất khẩu tiến hành mua vào cho đủ 100 tấn; lúc nào giá Liffe tăng sẽ chốt giá.

Giả sử giá bình quân của lô hàng mua vào là 20.000 đ/kg. Ngày 1/11/2012, giá kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn giao hàng tháng 1/2012 của Liffe là 1.300 đô la/tấn thì giá thanh toán (settlement price) sẽ là 1.200 đô la/tấn; tương đương 24.000 đ/kg (lấy tỷ giá 20.000 đồng). Như vậy nhà xuất khẩu tính toán thấy mức chênh lệch 4.000 đồng/kg, sau khi trừ thuế, phí lưu kho, lãi vay ngân hàng và

những khoản khác vẫn lời, nhà xuất khẩu quyết định gọi cho người mua chốt giá theo giá trên hợp đồng là 1.200 đô la/tấn và đến 1/2012 giao hàng.

Đối với thị trường bị đầu cơ tài chính luôn rình rập và khuynh loát, vấn đề nắm bắt khuynh hướng thị trường để bán theo loại hợp đồng có giá chốt trước hay chốt sau, nên để các doanh nghiệp tự quyết lấy. Họ quá biết với một tỉ lệ tương đối nào họ sẽ bán ra theo từng phương cách để tránh được rủi ro về giá.

Hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu cà phê nhân sang các thị trường trên toàn thế giới. Chính vì thị trường xuất khẩu này rộng lớn và đa dạng nên phương thức xuất khẩu của Công ty cũng có nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có hai phương thức bán hàng là phổ biến nhất.Hai phương thức là bán hàng giao ngay và bán hàng giao xa. Phương thức vận tải chủ yếu là FOB, CIF và C&F tùy theo thỏa thuận với khách hàng. Là một doanh nghiệp có uy tín và kinh nghiệm, số lượng hợp đồng theo điều kiện CIF của Công ty khá nhiều chứ không chỉ giao hàng theo điều kiện FOB như nhiều doanh nghiệp nhỏ khác ở Việt Nam.

Bảng 2.6: Lựa chọn phương thức xuất khẩu của công ty ST

T Chỉ tiêu Năm

2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1 Số lượng (nghìn tấn) 71,77 78,82 87,38 84,5 129,91

2 Kim ngạch (Triệu USD) 150,83 115,07 130,07 184,02 267,85

3

Lựa chọn phương án chốt

trước

Đơngiá chốt trước

(USD/Tấn) 1.459,47 1.488,59

4 Lựa chọn phương án chốt sau (trừ

Đơn giá chốt sau tại kỳ

hạn giao hàng (USD/Tấn) 2.548,40 2.277,47 2.161,81 5 Đơn giá chốt sau thực tế

(USD/Tấn) 2.448,40 2.177,47 2.061,81

6

Biến động giá thị trường sau thời điểm chốt (USD/Tấn)

2.511,60 1.364,49 1.781,08 1.970 2159,6

7 Chênh lệch (USD/Tấn) -63,2 94,98 -292,49 207,47 -97,79

Nguồn: Phòng kinh doanh xuất khẩu Căn cứ vào biến động cung cầu và giá cả trên thị trường thế giới và trong nước qua các năm từ 2008-2012. Công ty TNHH 2-9 đã lựa chọn các phương án xuất khẩu nhằm đạt được hiệu quả kỳ vọng lớn nhất. Tuy nhiên với sự dự báo về giá cả mang tính chất tương đối do vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty nhiều năm vẫn chưa đạt được mức tối đa về giá trị.

Các mức chênh lệch có giá trị âm (-) có nghĩa là đơn giá thực tế mà công ty đã chốt thấp hơn giá cà phê biến thiên sau thời điểm công ty đồng ý giao hàng. Đó chính là phần mất đi tính cho 1tấn cà phê xuất khẩu.

Nhìn chung những năm giá cà phê có xu hướng tăng mạnh do tác động chủ yếu là từ sản lượng của các quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới theo chiều hướng có lợi cho viêc xuất khẩu thì công ty lựa chọn cách thức là giá chốt sau nhằm mong muốn tối đa hóa lợi ích. Ngược lại trong năm 2009, 2010 giá cà phê biến động thất thường vào các tháng trong năm, mức giá giảm nhưng không biến động nhiều, công ty quyết định chọn phương án chốt trước nhằm tránh rủi ro và giảm được một số chi phí trung gian.

* Xét về kênh phân phối, hiện tại Công ty đang phân phối thông qua 2 kênh chính

- Kênh thứ nhất là kênh trực tiếp xuất khẩu cho các nhà rang xay, bán hàng sang kênh này khối lượng hợp đồng tuy nhỏ hơn nhưng giá bán cao hơn. Hiện Công ty có quan hệ kinh doanh với khoảng 30 bạn hàng trực tiếp và vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng trên thị trường này.

- Kênh thứ hai là kênh gián tiếp vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Đức, Nhật… thông qua các nhà phân phối lớn có đại diện tại Việt Nam, có uy tín lâu năm và sẵn có thị trường tiêu thụ riêng của họ. Bán hàng qua kênh này giúp Công ty tiêu thụ được một khối lượng hàng lớn và ít gặp rủi ro vì các nhà phân phối này có uy tín và quan hệ kinh doanh lâu năm với Công ty. Tuy nhiên nhược điểm của kênh này là giá bán thấp hơn so với bán hàng trực tiếp, Công ty không xác định được khách hàng thực sự và các đặc điểm, thị hiếu, nhu cầu của các khách hàng này.

Trung gian là những người tổ chức các cách thức đưa hàng của Công ty từ Việt Nam đến tận các nhà rang xay. Họ là người truyền tải trực tiếp những yêu cầu của nhà rang xay đến cho Simexco để biết và điều chỉnh quá trình chế biến hàng theo yêu cầu về chất lượng, chủng loại, loại hàng theo từng yêu cầu của nhà rang xay, đồng thời họ cũng là người truyền tải các thông tin về các chủng loại hàng của Công ty trở lại cho các nhà rang xay để họ có thể lựa chọn hàng. Họ dễ dàng tạo nên một cầu nối thông tin giữa nhà rang xay và Công ty.

Việt Nam là một nước nghèo và có nền kinh tế mới phát triển, vì vậy uy tín của các doanh nghiệp trong nước chưa được thể hiện nhiều. Việc các khách hàng lớn như các tập đoàn thương mại chưa tin tưởng là điều khó khăn hiện tại của Công ty, vì vậy kênh phân phối của Công ty còn phải qua nhiều trung gian mua bán.

TRADE (nhà trung gian)

SIMEXCO (cty 2/9 ĐăkLăk)

Thông qua các nhà Trade có nghĩa là trung gian mua bán giữa người mua và người bán, các Trade mua hàng của Công ty và bán lại cho người có nhu cầu với giá cao hơn nhằm kiếm lợi nhuận, với phương thức này thì các tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách sản phẩm, giá cả và dịch vụ, phương thức thanh toán tùy thuộc vào thỏa thuận của người bán với các Trade và giữa Trade với các khách hàng trực tiếp của họ

Kênh phân phối thông qua các nhà trung gian gọi là các Broker. Broker là các nhà trung gian mà nhiệm vụ của họ là giúp cho người mua tìm được người bán có hàng đủ về số lượng, có uy tín. Giúp cho người bán tìm được những người có nhu cầu mua hàng của mình, nhiệm vụ của các Broker chỉ là làm cho người mua và người bán gặp nhau, họ tìm ra những địa chỉ đáng tin cậy và đưa ra các lời khuyên cho cả hai bên nhưng nó không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu như trong quá trình mua bán có xảy ra các phát sinh, các Broker được hưởng hoa hồng, khoản này do người mua hay người bán chi trả thì tùy thuộc vào thỏa thuận giao trước của hai bên. Vì các Broker không chịu bất cứ nghĩa vụ trách nhiệm nào nên việc bán hàng Công ty cần có các giải pháp an toàn cho riêng mình, về hợp đồng mua bán hay phương thức thanh toán, phải tìm hiểu kỹ khách hàng…

Agent có nghĩa là các đại lý, nó đại diện cho người mua, nó có nhiệm vụ tìm kiếm người bán có uy tín trên thị trường, đảm bảo về số lượng và chất lượng, làm các hợp đồng mua hàng nhằm đảm bảo đầu vào cho người mua(thường là các nhà rang xay) cho các hoạt động sản xuất hàng ngày hoặc số lượng hàng mua thêm cho các hoạt động gia tăng sản xuất…các đại lí này thường hoạt động theo các khu vực và được người mua trả lương theo tháng hoặc theo sản phẩm tùy thuộc vào thỏa thuận của các Agent và các khách hàng.

Hiện Phòng Xuất nhập khẩu của Công ty có nhiệm vụ thực hiện các thủ tục về xuất nhập khẩu, ngoài ra những năm gần đây phòng còn có nhiệm vụ là tìm hiểu các

CUSTUMER (khách hàng)

SIMEXCO (cty 2/9 ĐăkLăk)

BROKER (nhà trung gian)

AGENT (nhà trung gian)

CUSTUMER (khách hàng)

SIMEXCO (cty 2/9 ĐăkLăk)

thị trường, tìm kiếm khách hàng để có thể mua bán trực tiếp mà không cần phải thông qua các trung gian mua bán, mở rộng và phát triển các thị trường hoạt động mới. Như vậy Công ty sẽ không qua trung gian sẽ không phải chia sẽ lợi nhuận cho các trung gian, giá trị xuất khẩu của sản phẩm được nâng cao. Để được như vậy thì việc đầu tiên của Công ty là thực hiện tốt các chức năng của mình để uy tín, hình ảnh của Công ty được biết đến nhiều hơn.

2.2 HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH MTV XNK 2-9

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU 2-9 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w