Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU 2-9 (Trang 57 - 62)

II. CÀ PHÊ ARABICA A. Loại I sàng 18

2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HUỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH MTV XNK 2-9

2.3.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

2.3.1.1 Cầu và thị trường nước nhập khẩu.

- Cũng như các loại hàng hóa khác, cà phê xuất khẩu cũng chịu tác động của cầu của nước nhập khẩu. Nếu nước nhập khẩu mà có nhu cầu cao về cà phê thì xuất khẩu cà phê của chúng ta sẽ tăng trưởng tốt và ngược lại thì nó sẽ làm giảm số lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu cà phê. Mặt khác, nhu cầu của nước nhập khẩu về loại cà phê cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của chúng ta. Nếu nước nhập khẩu có nhu cầu cà phê cao nhưng lọai cà phê họ ưa thích là cà phê chè (Arabica), trong khi chúng ta chủ yếu xuất khẩu cà phê vối (robusta) thì cũng làm cho xuất khẩu cà phê của chúng ta giảm và ngược lại nếu họ có nhu cầu về cà phê vối thì xuất khẩu cà phê của chúng ta sẽ tăng lên.

- Ngoài nhu cầu ra thì thị trường của nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu cà phê của chúng ta. Nếu họ có nhu cầu nhưng dung lượng thị trường nhỏ thì cũng không làm tăng xuất khẩu cà phê, hoặc những yêu cầu quy định và cách thức cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng tác động đến họat động xuất khẩu cà phê của chúng ta.

- Môi trường cũng như chính sách của nước nhập khẩu đối với cà phê cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của chúng ta. Cho dù người tiêu dùng nước đó có nhu cầu cao về cà phê của chúng ta nhưng chính sách của Chính phủ nước đó bảo hộ thị trường trong nước, dựng lên các hàng rào gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu thì chúng ta cũng khó có thể thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này được. Như thị trường Mỹ với các hàng rào về kỹ thuật như đạo luật chống khủng bố sinh học, thủ tục hải quan…cũng gây nhiều khó khăn cho các nước nhập khẩu nông sản vào thị trường này.

2.3.1.2 Giá cả và chất lượng.

- Bất kể hàng hóa nào cũng vậy, nếu chất lượng tốt thì có sức cạnh tranh cao và bán chạy hơn. Với cà phê cũng vậy nếu chất lượng cà phê không tốt thì không những tiêu thụ cà phê kém mà nếu có xuẩt khẩu được cũng bị ép gía thấp nên giá trị xuất

khẩu là không cao. Ngược lại, chất lượng tốt không những xuất khẩu được nhiều mà giá cả còn cao nên giá trị xuất khẩu sẽ lớn.

- Giá cả luôn tác động tới quan hệ cung cầu. Giá thấp thì khối lượng xuất khẩu sẽ tăng nhưng giá trị lại không tăng đáng kể thậm chí là giảm. Ngược lại khi giá cà phê cao thì khối lượng xuất khẩu có thể không tăng những giá trị xuất khẩu lại có thể tăng mạnh.

2.3.1.3 Kênh và dịch vụ phân phối.

Nông dân

Các cơ sở chế biến xay xát

Doanh nghiệp XK cà phê

DN chế biến cà phê trong nước

Doanh nghiệp XK cà phê trong Hiệp hội

Người bán buôn

Đại lý

Ngưòi

bán lẻ Người tiêu dùng Doanh nghiệp

XK cà phê ngoài Hiệp hội

Thị trường thế giới

Sơ đồ 2.2: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới

Sơ đồ 2.3: Ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp cà phê

Một kênh phân phối hợp lý sẽ không những giảm chi phí trong hoạt động nâng cao sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu mà còn giúp cho qúa trình xuất khẩu cà phê được nhanh chóng dễ dàng và nắm bắt tốt thông tin phản hồi từ thị trường nước nhập khẩu cũng như của người cung ứng.

Dịch vụ phân phối tốt sẽ giúp cho khách hàng hài lòng hơn khi mua cà phê của chúng ta. Dịch vụ phân phối còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của các nhà xuất khẩu nhằm tăng sức cạnh tranh và xuất khẩu cà phê. Nếu như không có dịch vụ phân phối tốt hơn đối thủ cạnh tranh thì khách hàng sẽ mua hàng của đối thủ cạnh tranh mà không mua của mình cho dù cà phê của mình có gía rẻ hơn. Vì vậy dịch vụ phân phối ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu cà phê

2.3.1.4 Môi trường cạnh tranh.

Môi trường cạnh tranh như các thể chế, quy định, các rào cản đối với kinh doanh cà phê của nước nhập khẩu cà phê, số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu cà phê.

Môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì dễ làm giảm xuất khẩu cà phê nhất là khi cà phê của chúng ta là cà phê Robusta có giá trị thấp hơn cà phê Arabica. Chất lượng cà phê của chúng ta lại thấp hơn các nước khác như Braxin, Colombia, Indonesia. Làm cho việc xuất khẩu cà phê của chúng ta gặp nhiều khó khăn. Ngược lại

Thị trường tiêu thụ thế giới

Theo dừi và khuyếch trương bán (quảng cáo sp, thương hiệu cà phê

của DN mình)

QĐịnh mặt hàng( cà

phê hoà tan, cà phê

nhân Ấn định loại

sp cà phê

Định sức bán( sức cạnh tranh của cà phê

VN) Giao

tiếp thương

mại(tì m đối tác nhập) Chọn thị trường đích và

mục tiêu

Định giá bán (có sự

thông qua giá cà phê thế giới)

Định kênh phân phối

CUSTUME R (khách hàng)

+-

khi thị trường cà phê thế giới có sự cạnh tranh không cao thì sẽ làm cho xuất khẩu cà phê của chúng ta có nhiều thuận lợi.

2.3.1.5 Yếu tố về sản xuất chế biến.

- Việc quy hoạch vùng trồng cà phê hợp lý sẽ giúp cho chúng ta khai thác được lợi thế vùng trong sản xuất cà phê. Nâng cao được năng suất chất lượng của cà phê, qua đó tạo điều kiện thuận tiện cho chế biến và xuất khẩu cà phê.

- Công nghệ chế biến cũng ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu cà phê. Nếu chúng ta có được công nghệ chế biến cà phê hiện đại với công suất lớn thì chúng ta sẽ nâng cao được giá trị của cà phê xuất khẩu. Tạo ra sức cạnh tranh mạnh cho cà phê xuât khẩu của chúng ta so với các nước xuất khẩu cà phê khác.

- Việc phân bố các nhà máy chế biến, các cơ sở kinh doanh cà phê cũng như các vùng sản xuất cà phê hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Qua đó sẽ giảm được chi phí trong hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh của cà phê xuất khẩu trên thị trường cà phê thế giới.

- Ngoài ra các yếu tố cơ sở hạ tầng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu cà phê. Nếu có được cơ sở hạ tầng tốt thì giúp cho việc vận chuyển cà phê từ nơi sản xuất tới nơi chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận tiện. Cơ sở hạ tầng tốt còn giúp cho việc chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận lợi. Góp phần tăng cao khả năng cạnh tranh của của cà phê xuất khẩu, qua đó nâng cao được kết quả cũng như hiệu quả của xuất khẩu cà phê.

2.3.1.6 Chế độ chính sách luật pháp

* Thuế quan: Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào một đơn vị hàng hoá xuất khẩu. Thuế xuất khẩu gây tác động đến giá cả của hàng hoá có liên quan. Khi đánh thuế xuất khẩu sẽ làm tăng tương đối giá cả thế giới của hàng hoá so với giá cả trong nước. Do đó, gây bất lợi cho xuất khẩu, nhìn chung công cụ này chỉ được áp dụng cho một số mặt hàng xuất khẩu nhằm bổ sung cho ngân sách nhà nước.

* Hạn ngạch: Đó là sự quy định của của chính phủ về số lượng và giá trị của một số mặt hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định. Chính phủ thường sử dụng hạn ngạch để bảo vệ nguồn tài nguyên, các hàng hoá có tính chất thiết yếu đối với nhu cầu trong nước. Hạn ngạch không đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà nó đem lại lợi nhuận lớn và có thể đem lại sự độc quyền cho những ai có hạn ngạch, đồng thời gây ra vấn đề tiêu cực trong việc cấp phát hạn ngạch.

* Trợ cấp xuất khẩu: Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho hàng hoá có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới.

* Giấy phép xuất khẩu: Là công cụ để nhà nước quản lý xuất khẩu thông qua cấp giấy phép. Những quy định về thủ tục cấp giấy phép đôi khi gây trở ngại cho công việc kinh doanh của người xuất khẩu. Ở Việt Nam hiện nay, việc cấp giấy phép chỉ áp dụng đối với việc xuất khẩu từng lô hàng (đối với hàng hoá thuộc diện cấp giấy phép).

* Quản lý ngoại tệ: Theo quy định hiện hành của nhà nước, nhà xuất khẩu phải chuyển khoản ngoại tệ vào ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Nếu mà mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài thì lô hàng đó được coi là chưa thanh toán và người xuất khẩu đã vi phạm chế độ quản lý ngoại tệ của nhà nước.

Điều này gây trở ngại phần nào cho các doanh nghiệp xuất khẩu, song nhờ đó mà nhà nước dễ dàng điều tiết tỷ giá hối đoái phù hợp với những chính sách đẩy mạnh cũng như quản lý xuất khẩu.

Ngoài ra nhà nước còn sử dụng các công cụ khác như: thủ tục hải quan, tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra vệ sinh dịch tễ để tác động vào xuất khẩu.

Hiện Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk xuất khẩu cà

phê sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, vì vậy việc tìm hiểu và áp dụng những chính sách để phù hợp với pháp luật của từng nước là rất khó

khăn và phức tạp. Nhưng đó là đòi hỏi tất yếu trong hoạt động xuất khẩu của Công ty, để cà phê xuất khẩu ra các nước trên thế giới và đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận công ty cũng như các doanh nghiệp trong nước cần phải am hiểu về luật kinh tế

của từng nước, các thông lệ Quốc tế để giải quyết các hợp đồng khi có phát sinh, tránh được những rủi ro khi có khiếu nại.

2.4.1.7 Tác động của văn hóa, xã hội và tình hình chính trị an ninh

Văn hóa khác nhau cũng quy định việc xuất nhập hàng hóa khác nhau. Nền văm hóa của một quốc gia đã được hình thành từ rất lâu và đã ăn sâu vào nếp sống của người dân nước đó. Việc xuất khẩu cà phê sẻ mang văn hóa của nước ta vào nước nhập khẩu. Nếu như ta cố tình giữ đúng như văn hóa Việt Nam thì đôi khi lại là cản trở cho hoạt động xuất khẩu.

Cà phê ngày càng được ưa chuộng ở nhiều nơi, ngay cả những nước ở Châu Á

trước đây ít uống cà phê, như Trung Quốc cũng chuyển sang ưa thích cà phê, điều này đã góp phần làm tăng mức tiêu thụ cà phê trên thế giới. Còn ở những nước phương Tây có truyền thống sử dụng cà phê thì càng không thể từ bỏ nó. Như ở Ấn Độ nhu cầu cà phê tăng nhanh do một số người giảm thói quen uống trà của họ. Ở Đức, một thị trường tiêu dùng cà phê truyền thống nơi mà người tiêu dùng chưa thấy có sự gia tăng giá đáng kể do sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà bán lẻ địa phương. Người dân cũng dần chuyển qua những loại cà phê có chất lượng tốt hơn (Arabica).

Chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng, nếu chính trị ổn định sẽ là cơ hội để

mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung lượng của thị trường cà phê. Song nó cũng có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu nếu như tình hình chính trị không ổn định.

Việt Nam có nền chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là điều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh cà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ.

2.3.2. Yếu tố nội tại của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU 2-9 (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w