- Đã có phát hiện sự tổn thất trong sản xuất phần nhiều là do sự hao hụt nguyên liệu trong khâu đóng gói, bao bì nhưng chưa có kế hoạch quản lý và khắc phục.
- Chưa đạt hết các tiêu chuẩn quản lý trong sơ đồ đảm bảo chất lượng toàn diện nên chưa có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp đến người sử dụng là toàn diện. Cụ thể là chưa đạt được chứng nhận về:
+ Thực hành phân phối tốt – GDP. + Thực hành tốt bán sỉ thuốc – GPP.
Cũng vì thế mà công ty không thể đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng trong điều trị.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THUỐC
Ngày nay, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và sự chuyển hoá từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh chất l ượng sản phẩm thì việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra là một việc làm thật sự cần thiết và luôn được chú trọng trong mỗi doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Sản phẩm muốn được tiêu thụ trên thị trường cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cao, tức là phải thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng và được họ chấp nhận mua. Muốn thực hi ện được điều này, ngoài việc cần duy trì chất lượng của sản phẩm còn phải không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đây là một quá trình lâu dài và khó khăn cần có sự kết hợp hài hòa giữa các khâu, các bộ phận để có thể thực hiện công việc với kết quả tốt nhất và tiết kiệm nhất.
Xuất phát từ những hạn chế về chất l ượng sản phẩm và trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm như đã nêu ở trên mà tìm những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế để có thể hoàn thiện hơn công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Và với khả năng của mình, em cũng xin đưa ra một vài giải pháp mong là chúng khả thi và phù hợp với tình hình hiện tại của công ty.